Bước ngoặt trượt đại học của nam sinh thủ khoa tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội

Với số điểm trung bình 8,52/10, Đặng Văn Tốt (SN 1999, quê đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi) tốt nghiệp loại giỏi ngành bác sĩ đa khoa, thủ khoa Đại học Y Hà Nội 2023.

Cách đây 1 tháng, Tốt bất ngờ nhận tin trở thành thủ khoa toàn trường năm nay. Niềm vui này đến ngoài kỳ vọng của cậu. Nam sinh gốc Quảng Ngãi từng tự ti vì có xuất phát điểm không cao như nhiều bạn sinh viên cùng khoá, cách đây 5 năm cậu vừa đủ điểm đỗ vào Đại học Y Hà Nội.

Tân cử nhân Đặng Văn Tốt là con thứ 3 trong gia đình, bố mẹ làm nghề trồng hành tỏi nuôi 4 anh chị thành công - chị cả của cậu đang đi du học Nhật Bản, chị hai học Dược, em trai học Đại học Y Hà Nội ngành Y khoa sinh năm 2003.

Bước ngoặt trượt đại học của nam sinh thủ khoa tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội-1

Nguyễn Văn Tốt, thủ khoa đầu ra Đại học Y Hà Nội với 8,52 điểm trung bình toàn khoá.

Ngay từ những năm học cấp 2, khi chứng kiến người thân xung quanh chật vật khi ốm đau sau mỗi đợt mưa bão tràn về, cậu đã muốn mình trở thành bác sĩ để được giúp đỡ mọi người. Đặc biệt, cả ba mẹ Tốt cũng không ít lần ốm đau vì mua bão, lao động cực nhọc. Đó cũng là động lực để cậu và các anh chị em trong nhà không ngừg bảo ban nhau cố gắng học mỗi ngày.

Khi tốt nghiệp trung học cơ sở, nam sinh nhận học bổng toàn phần thuộc dự án "Ươm mầm tương lai" của quỹ học bổng Vừ A Dính cho con học trò miền núi, hải đảo được học tập tại Trường THPT Ngô Thời Nhiệm (quận 9, TP. Thủ Đức).

Trong suốt 3 năm học cấp 3, mang theo nhiều ước mơ và hoài bão, cậu trò nghèo ở huyện Đảo Lý Sơn ấy tiếp tục nỗ lực học tập với đích đến cuối cùng là chinh phục được cánh cổng trường Y.

Phải học xa nhà nhưng trong suốt 3 năm học, Đặng Văn Tốt đạt được rất nhiều thành tích xuất sắc. Lớp 10 đạt huy chương đồng kỳ thi Olympic hóa học 30/4 do thành phố tổ chức, lớp 11 đạt huy chương vàng kỳ thi này, lớp 12 đạt giải nhì học sinh giỏi cấp thành phố môn Hóa học. 

Năm 2017 điểm thi tốt nghiệp THPT của nam sinh đạt 29,3 vừa đủ điểm vào Đại học Y Hà Nội. "Đại học Y Hà Nội không phải nguyện vọng 1 của em, mà là Đại học Y dược TP.HCM. Vì tiêu chí phụ môn tiếng Anh nên em không đủ điều kiện xét tuyển nguyện vọng 1, phải lựa chọn phương án 2", Tốt nói và chia sẻ, cậu tin cơ duyên, sự sắp đặt đó là đúng và tự hào khi trở thành sinh viên dưới mái trường Y lâu đời nhất Hà Nội.

Tốt nhớ lại thời gian đầu chuyển từ TP.HCM ra Hà Nội để học tập, cậu thấy lo lắng vì chưa sống tại môi trường ngoài Bắc bao giờ, khác nhau về văn hóa lối sống, cộng với áp lực học tập năm nhất quá căng thẳng khiến Tốt không ít lần muốn từ bỏ.

Trong chương trình học kỳ I năm nhất có rất nhiều các môn khó như Hóa, Lý, Sinh, Giải phẫu... nhưng may mắn xung quanh cậu luôn có các bạn giúp đỡ, môn nào học kém cậu lại nhờ các bạn giỏi hướng dẫn. Đối với môn Giải phẫu thực hành trên xác người bản thân cảm thấy bình thường nhưng hơi khó chịu với mùi của thi thể, nam sinh nói.

Tốt vẫn nhớ như in lần đầu tiên tham gia buổi trực cấp cứu tại bệnh viện với vai trò là sinh viên năm thứ 3. Trước khi đi trực vừa hào hứng vừa lo lắng, nhưng khi được anh chị hướng dẫn nhiệt tình từ đo điện tim đến phụ các thủ thuật, cậu thấy học được nhiều thứ làm cho buổi trực trở nên thật ý nghĩa. Mặc dù hôm đó cậu phải thức đến 3 giờ sáng nhưng vẫn tỉnh như ban ngày và cảm giác còn nhiều năng lượng hơn đầu giờ nhận trực.

Theo Tốt, học lâm sàng là đặc sản của sinh viên ngành Y nên hầu như khi được hỏi về việc học lâm sàng thì ai cũng hào hứng chia sẻ những trải nghiệm học tập đáng nhớ tại các cơ sở thực hành. Mỗi người một phương pháp khác nhau nhưng tựu trung lại đều là những bài học rút ra từ chính người bệnh của mình.

Bước ngoặt trượt đại học của nam sinh thủ khoa tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội-2

Tốt chụp ảnh cùng gia đình trong ngày lễ tốt nghiệp.

Ngoài thời gian học, năm nhất và năm hai đại học, Tốt cũng tham gia nhiều hoạt động tình nguyện đội máu của trường, đi dạy gia sư kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống giúp đỡ bố mẹ. Sau này, khi phải đi thực hành nhiều không có thời gian đi gia sư và hoạt động, Tốt đành gác lại.

Chia sẻ về kinh nghiệm học tập, tân thủ khoa khiêm tốn, mỗi người sẽ có phương pháp học khác nhau đối với bản thân cố gắng đọc nhiều sách và ghi nhớ nhiều nhất những nội dung quan trọng. Tốt luôn ghi ra giấy những kiến thức trọng tâm và không ngại hỏi thầy cô bạn bè nên cũng giúp bản thân biết thêm được nhiều kiến thức.

Nhờ sự cố gắng trong 6 năm liền nam sinh đều đạt học bổng của trường, và các học bổng khác với mức 120% với khoảng hơn 8,5 triệu/1 kỳ học.

Chia sẻ về dự định trong tương lai, tân cử nhân chia sẻ, trước mắt sẽ mong hoàn thoàn thành tốt kỳ thi nội trú ngày 21- 24/8 tới. Còn việc tương lai có gắn bó với Hà Nội hay không thì cậu cũng chưa xác định rõ ràng, "biết đâu sẽ xung phong về quê làm bác sĩ", cậu vui vẻ đáp.

Bước ngoặt trượt đại học của nam sinh thủ khoa tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội-3

Nguyễn Văn Tốt (bên phải) và lớp trưởng.

Em Nguyễn Văn Dương – lớp trưởng lớp bác sĩ đa khoa nhận xét, Tốt có thành tích học tập vô cùng xuất sắc và luôn giúp đỡ các bạn trong lớp trong các môn học, tham gia nhiều những hoạt động nhóm... Cậu khá ấn tượng với Tốt bởi vè ngoài hiền lành và tinh thần ham học đáng ngưỡng mộ.

Cô Trần Thị Phương (chuyên viên phòng công tác học viên sinh viên và quản lý ký túc xá) - giáo viên chủ nhiệm lớp của Tốt cũng đánh giá, trong suốt 6 năm học nam sinh này luôn có thái độ ngoan ngoãn, lễ phép và được bạn bè thầy cô quý mến. Về học tập, tân thủ khoa Đặng Văn Tốt luôn đứng top đầu và luôn có sự nỗ lực hết sức phấn đấu hết mình.

 Theo VTC

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vtc.vn/buoc-ngoat-truot-dai-hoc-cua-nam-sinh-thu-khoa-tot-nghiep-dh-y-ha-noi-ar812702.html

ĐH Y Hà Nội


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.