- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cả lớp đang học online bỗng 1 cụ già chỉ tay màn hình quát lớn khiến cô giáo tá hỏa, biết lý do mà cười ná thở: Ông sống lâu cho cháu nó nhờ
Cả lớp cười bò ra còn cô giáo được phen "hú hồn chim én".
- Cô giáo khoả thân trong giờ học online ở Hà Nội: Thạo 2 thứ tiếng, là nhân viên du lịch đi làm thêm, hiện đang stress vì áp lực CĐM
- Xôn xao clip cô giáo tiếng Anh ở Hà Nội không mặc đồ trong lớp học online
- Con đang học online thì xem PHIM NGƯỜI LỚN, phụ huynh nên xử lý thế nào? Đây là câu trả lời cực ngắn nhưng siêu hay từ mẹ thần đồng Đỗ Nhật Nam
Chuyện học online vốn dĩ không còn là giải pháp tình thế mà đã trở thành phương hướng lâu dài trong hoàn cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp. Thế nhưng đối với các bé Tiểu học - đối tượng "mới toanh" trong việc học trực tuyến thì việc học online thôi cũng có đủ bao nhiêu câu chuyện dở khóc dở cười.
Không chỉ học sinh, chuyện nhiều phụ huynh cũng vô tư "phá đám" lớp học online không phải là hiếm. Trong buổi học online, học sinh thì mở mic, bố học sinh "thò đầu" vào rồi hỏi: Cô giáo mày à, béo nhỉ? khiến giáo viên "đứng hình". Hay "Bỗng dưng em muốn tắt CAM" là câu chú thích hài hước của cô giáo khiến ai nấy cười đau ruột.
Ảnh minh họa.
Hay một thầy giáo kể: "Đang dạy, má học trò coi bản mặt: Thầy mày đẹp trai quá. Tía học trò: Bà tin hình trên mạng hả?". Hai ông bà tung hứng còn thầy giáo chỉ biết cười ha ha... trong bụng chứ còn biết làm gì nữa.
Mới đây, nhân vật "ông nội" cũng xuất hiện trong tình cảnh tương tự khiến dân tình cười muốn xỉu. Theo một cô giáo, trong buổi dạy khối 5, cô trò đang trao đổi rất nhộn nhịp, tự nhiên có một phụ huynh xông thẳng vào, chỉ tay lên màn hình của học sinh quát: "Mày có để cho nó học không hả" khiến cô tá hỏa.
Cả lớp cười bò ra còn cô giáo được phen "hú hồn chim én".
Sau khi hỏi học sinh "ai đấy", cô giáo nhận được câu trả lời muốn ngã ngửa: "Ông con đấy. Tại cô giống mẹ con quá nên ông con tưởng mẹ con gọi video không cho con học"? Cả lớp cười bò ra còn cô giáo được phen "hú hồn chim én". Nhiều người sau phen thót tim cũng hài hước bình luận: "Ông nội sống lâu cho cháu nó nhờ. Cô có thêm camera di động miễn phí".
Tuy nhiên, vui thì vui thật nhưng một số ý kiến cũng cho rằng phụ huynh nên tế nhị hơn trong việc giao tiếp. Những hành động vô tình hay cố ý đều có thể làm gián đoạn, ảnh hưởng đến lớp học online đang diễn ra.
Học online hiệu quả hay không, ý thức của phụ huynh cũng rất quan trọng
Học truyền thống vốn đã không dễ dàng, việc tiếp cận kiến thức thông qua màn hình máy tính, điện thoại còn trở nên khó khăn hơn nhiều lần. Môi trường học của con là ở nhà chứ không phải trong lớp học, nên tâm lý của đứa trẻ cũng rất khác. Nhiều đứa trẻ ở nhà quậy tưng bừng nhưng vào lớp lại rất chững chạc vì không có cha mẹ ở bên, cộng thêm ý thức được mình đang ở trường.
Muốn để học sinh tiếp cận được kiến thức từ hình thức học trực tuyến, bên cạnh việc đào tạo giáo viên tiếp cận công nghệ, ý thức của phụ huynh cũng rất quan trọng. Ngoài việc tạo cho con không gian học tối ưu nhất có thể, không làm ảnh hưởng không khí lớp học thì phụ huynh cũng cần quan tâm đến việc tiếp thu của con.
Chẳng hạn, thấy con mở micro làm ồn lớp học, cha mẹ có thể tắt ngay và nhắc nhở con cách cư xử đúng mực. Phụ huynh hoàn toàn có thể chủ động theo sát tình hình học tập của con, và hỏi ý kiến giáo viên, tìm cách khắc phục ngay khi phát hiện bất thường. Tốt nhất, phụ huynh giúp trẻ thức dậy, “lên lớp” và “ra chơi” cùng một thời điểm mỗi ngày để xây dựng thói quen học tập nhất quán.
Bên cạnh đó, học online lâu ngày, nhiều phụ huynh dễ nổi nóng. Việc phụ huynh đánh, mắng con khi hỗ trợ con học online sẽ ảnh hưởng tâm lí trẻ. Phụ huynh nên cố gắng kiểm soát cảm xúc. Nếu có giận có tức cũng không đánh mắng con. Nếu mẹ giận thì để việc dạy con lúc đó nhường lại cho người kia và nên đi chỗ khác để cơn giận nguôi đi. Nếu không đi đâu được thì hít thật sâu, kiềm chế cảm xúc.
Theo Nhịp Sống Việt
-
Giáo dục1 giờ trước495.039 thí sinh đã nhập nguyện vọng lên hệ thống chung của Bộ GD&ĐT, còn lại 444.690 em chưa đăng ký.
-
Giáo dục17 giờ trướcTheo quy chế, thời gian thí sinh đăng ký nguyện vọng kéo dài gần 1 tháng. Nhiều ý kiến cho rằng thời gian như vậy là quá dài, ảnh hưởng đến kế hoạch tổ chức đào tạo của các trường.
-
Giáo dục1 ngày trướcTrong 3 năm THPT, Hải Bình luôn giữ vững ngôi vị học tập top 1, top 2 của lớp và là chàng MC hóm hỉnh, đa tài được các thầy cô trường Chu Văn An luôn nhớ tới.
-
Giáo dục1 ngày trướcHọc sinh các cấp từ mầm non đến THPT ở TP.HCM sẽ nghỉ Tết Nguyên đán trong 9 ngày.
-
Giáo dục1 ngày trướcMột người mẹ Trung Quốc chế nhạo thầy giáo của con trai khi đi xe đạp đi dạy: '... học tập thật vô nghĩa, bởi ngay cả người dạy dỗ mình còn không kiếm ra tiền'.
-
Giáo dục2 ngày trướcGiám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An nói trong 3 năm qua, ông chưa bổ sung được biên chế nào dù ngành giáo dục tỉnh này thiếu hơn 7.800 giáo viên. Vì vậy, quyết định giao bổ sung biên chế giáo viên về địa phương là tin vui...
-
Giáo dục2 ngày trướcSau hơn hai tuần Bộ GD-ĐT mở cổng tuyển sinh, hiện mới có gần 50% số thí sinh đăng ký xét tuyển đại học năm nay nhập nguyện vọng lên hệ thống.
-
Giáo dục3 ngày trướcPhan Nhân Đức (SN 2004, quê xã Xuân Giang, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) học sinh lớp 12A1 – Trường THPT Chuyên Đại học Vinh vừa xuất sắc trúng tuyển với các gói hỗ trợ tài chính từ 4 trường đại học Mỹ.
-
Giáo dục3 ngày trướcTại phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, khi năm học mới sắp cận kề, việc giải bài toán đáp ứng chỗ học cho con em trên địa bàn lại càng cấp tập và thúc bách hơn.
-
Giáo dục3 ngày trướcNgày 8/8 UBND tỉnh Khánh Hòa và Tập đoàn Vingroup ký thỏa thuận hợp tác triển khai chương trình “Người dân Khánh Hòa nói tiếng Anh”. Chương trình được triển khai trong 5 năm nhằm thúc đẩy tỉnh Khánh Hòa phát triển bền vững.
-
Giáo dục3 ngày trướcMôn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông bậc THPT cuối cùng trở thành môn bắt buộc, kéo theo nhiều sự thay đổi khác. Dù không để học sinh tự do lựa chọn các môn học, nhiều trường THPT vẫn phải xây dựng tổ hợp vì không thể đáp ứng hết yêu cầu của các em.
-
Giáo dục3 ngày trướcDù lộ trình tăng học phí đã được báo trước từ năm 2020 nhưng sau hai năm bị ảnh hưởng dịch COVID-19, học phí được các trường áp dụng từ năm nay vẫn là một gánh nặng rất lớn đối với sinh viên, nhất là đối với các trường được tự chủ tài chính.
-
Giáo dục4 ngày trướcCác công việc mang tính chất lặp đi lặp lại, có thể thay thế bằng tự động hóa, bằng trí thông minh nhân tạo có thể bị mất đi.