Cách dạy con "lạ đời" của cha mẹ các nước, ai nghe cũng phải bất ngờ

Mỗi đất nước và vùng đất trên thế giới có một nét văn hóa và quan niệm riêng, điều đó ảnh hưởng đến cả việc hình thành cách dạy con khác lạ.

Mỗi đất nước và vùng đất trên thế giới có một nét văn hóa và quan niệm riêng, điều đó ảnh hưởng đến cả việc hình thành cách dạy con khác lạ.

Trẻ em Nhật tự đến trường

Tại Nhật Bản, trẻ dưới 6 tuổi tự đi bộ đến trường và làm các công việc nhỏ. Thậm chí, ngay cả tại các gia đình ở Tokyo đông đúc, cha mẹ cũng dạy trẻ điều này. Tỷ lệ tội phạm ở Nhật Bản đặc biệt thấp và những người khác trong cộng đồng cùng tham gia vào việc chăm sóc trẻ em.

Trẻ em Nhật không cần người lớn đi kèm khi đến trường và sẽ tự dọn dẹp phòng ở và sắp xếp mọi thứ ngăn nắp. Ngay từ khi lớp một, học sinh Nhật đã cùng nhau quét và lau chùi lớp học, hành lang sạch sẽ.

Trẻ ngủ ở ngoài trời 

Trẻ em Scandinavi ở Bắc Âu được nuôi dưỡng trên nền tảng "friluftsliv" hay "sống ngoài trời". Khi du lịch đến miền đất này, bạn có thể sẽ ngạc nhiên nhưng chẳng có gì bất thường khi thấy trẻ sơ sinh ngủ ngoài đường trong xe nôi mà chẳng có cha mẹ bên cạnh ngay cả trong mùa đông.

Cha mẹ ở Bắc Âu quan niệm việc ngủ ngoài trời giúp con khỏe mạnh. Theo New York Times, một bà mẹ Đan Mạch từng bị bắt ở Mỹ vì thói quen nuôi con này. Tuy nhiên, các ông bố bà mẹ Bắc Âu xem đây là cách nuôi con bình thường. Tuy nhiên, đó là trẻ em Bắc Âu, còn cha mẹ ở các vùng khác không nên áp dụng cách này kẻo gặp nguy hiểm cho trẻ.

Trẻ được dạy thói quen đi vệ sinh

Từ khi sinh ra, trẻ em ở Trung Quốc đã được dạy cách để đi vệ sinh theo hướng dẫn của cha mẹ. Thậm chí trẻ được dạy điều này khi chỉ mới vài tháng tuổi. Ở tuổi lên 2, trẻ đã được hướng dẫn đầy đủ kỹ năng ngồi bô để đi vệ sinh. 

Bài tập về nhà rất ít

Các học sinh Phần Lan được đánh giá và xếp hạng là một trong số những học sinh thông minh nhất thế giới. Trong bảng xếp hạng của các nước có kinh tế phát triển OECD, học sinh Phần Lan luôn đứng ở các vị trí cao nhất về kỹ năng toán, khoa học và đọc. Một số người sẽ ngạc nhiên khi biết học sinh Phần Lan bắt đầu đi học từ khi lên 7 tuổi.

Ở Phần Lan, trước 7 tuổi, trẻ được vui chơi và vận động thể chất. Khoảng thời gian này được xem là 7 năm đầu đời để sáng tạo. Bài tập về nhà ít, thời gian nghỉ tới 11 tuần trong 1 năm nhưng hệ thống giáo dục Phần Lan vẫn được xếp hạng là một trong những nước có nền giáo dục tốt nhất thế giới.

Khuyến khích con cái đi du lịch trong 1 năm

Ở Anh cũng như nhiều nước, học sinh sẽ có một năm không phải học bằng giấy bút hay ngồi trên lớp gọi là "gap year". Đây là khoảng 1 năm giữa lớp 12 và năm nhất Đại học. Thời gian này cho phép các bạn trẻ học một thứ gì đó mà bản thân thích, đi du lịch hoặc làm một vài công việc làm thêm. Theo thống kê, ở Ahh có 230.000 sinh viên 18-25 tuổi đã dành 1 năm này để di du lịch, làm việc mình thích và làm tình nguyện viên.

Cả cộng đồng cùng chăm trẻ em

Nhiều nơi ở châu Phi, trách nhiệm nuôi dạy một đứa trẻ không phải thuộc về gia đình của đứa bé mà là cả một cộng đồng cùng hỗ trợ. Ở Cộng hòa dân chủ Congo hay Kenya, nhiều bà mẹ cùng chia sẻ sữa cho con của các mẹ khác. Các nhà nghiên cứu còn phát hiện ở bộ tộc Aka Pygmy, những người đàn ông còn "cho con bú" để tăng sự gần gũi và gắn kết giữa cha và con.

Theo Dân Việt


Cách dạy con

Dạy con


Bộ xương khủng long dài bằng 2 xe buýt được bán đấu giá hơn 6 triệu USD
Một bộ xương khủng long Apatosaurus dài 21m, nặng hơn 22 tấn, được đặt tên là Vulcan, gần đây đã trở thành hóa thạch khủng long lớn nhất từng được bán đấu giá khi nó được mua với giá khoảng 6,4 triệu đô la tại một cuộc đấu giá ở Pháp.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.