- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Chàng shipper thắng thạc sĩ trường top, thành giáo viên không cần bằng đại học
Xuất phát điểm từ công việc giao đồ ăn, Lôi Hải Vi đã đánh bại một thạc sĩ văn học từ Đại học Bắc Kinh trong một cuộc thi thơ uy tín cấp quốc gia và trở thành giáo viên mà không cần bằng đại học.
Trong khi thành tích học thuật và bằng cấp từ các trường đại học danh tiếng thường được xã hội đề cao, câu chuyện của Lôi Hải Vi là minh chứng truyền cảm hứng rằng đam mê, sự kiên trì và tự học có thể vượt qua những định kiến truyền thống.
Khởi đầu khiêm tốn
Sinh năm 1981 tại huyện Đông Khẩu, tỉnh Hồ Nam (phía nam Trung Quốc), tuổi thơ của Lôi Hải Vi gắn liền với sự giản dị và khó khăn, theo Sohu.
Lôi Hải Vi có một hành trình truyền cảm hứng. Ảnh: Baidu
Dù gia đình không khá giả nhưng người cha - một trong số ít người có học vấn ở làng quê, đã truyền cho anh và chị gái tình yêu với thơ cổ Trung Hoa.
Dù chưa hiểu hết ý nghĩa những câu thơ được học thuộc khi còn nhỏ, cậu bé Lôi đã bị cuốn hút bởi vẻ đẹp nhịp nhàng của từng câu chữ.
Dẫu say mê thơ ca nhưng hành trình học vấn của Lôi không mấy nổi bật. Anh gặp khó khăn ở hầu hết các môn học, ngoại trừ văn học Trung Quốc và cuối cùng phải theo học ngành điện ở một trường trung cấp kỹ thuật.
Sau khi tốt nghiệp, Lôi Hải Vi chuyển đến Thượng Hải với hy vọng tìm được cơ hội tốt hơn. Tuy nhiên, sự nghiệp của anh không hề suôn sẻ.
Từ công nhân xây dựng đến phục vụ bàn, rửa xe hay nhân viên bán hàng, anh đổi qua nhiều vị trí nhưng không công việc nào mang lại sự ổn định.
Tận dụng mọi lúc, mọi nơi để làm thơ
Dù làm việc thiếu phương hướng nhưng niềm đam mê với thơ ca của Lôi chưa bao giờ phai nhạt. Anh dành quỹ thời gian hạn hẹp của mình tại các hiệu sách hay vỉa hè mải mê với những tập thơ và ghi nhớ từng câu.
Những giây phút thầm lặng ấy đã dần tạo nền tảng cho sự am hiểu sâu sắc về thơ cổ Trung Hoa của anh.
Năm 2015, Lôi Hải Vi chuyển đến Hàng Châu và tham gia ngành giao đồ ăn đang phát triển mạnh mẽ ở đây. Dù phải làm việc vất vả và chịu áp lực tài chính nhưng anh vẫn không ngừng nuôi dưỡng tình yêu với thơ ca.
Trong khi các đồng nghiệp giải trí bằng việc xem livestream hoặc chơi trò chơi trên điện thoại, Lôi lại tận dụng từng khoảnh khắc rảnh rỗi, chẳng hạn khi chờ đơn hàng hay đứng chờ đèn giao thông để ngâm thơ.
Cuộc thi thay đổi cuộc đời
Bước ngoặt lớn trong cuộc đời của Lôi Hải Vi đến từ chương trình truyền hình nổi tiếng "Nghị Thơ Trung Hoa". Khi mùa thứ hai lên sóng năm 2017, Lôi háo hức đăng ký tham gia nhưng không nhận được hồi âm từ ban tổ chức.
Cuộc thi thơ trên truyền hình đã thay đổi cuộc đời chàng trai. Ảnh: Baidu
Không nản lòng, anh tiếp tục đăng ký mùa thứ ba và lại đối mặt với sự im lặng. Mãi đến cuối năm 2017, Lôi mới nhận được cuộc gọi mời tham gia vòng tuyển chọn trực tiếp, thậm chí anh còn mặc bộ đồ shipper thường ngày để tham dự cuộc thi.
Trong số 100.000 thí sinh trên toàn quốc, khả năng ghi nhớ vượt trội và sự am hiểu sâu sắc về thơ ca của Lôi Hải Vi đã giúp anh lọt vào top 100.
Trong tập chung kết phát sóng vào tháng 11/2018, Lôi Hải Vi đối đầu với “học bá” Bành Mẫn - một thạc sĩ văn học đến từ Đại học Bắc Kinh và là cựu quán quân một cuộc thi thành ngữ Trung Hoa. Dù xuất phát điểm học vấn chênh lệch rõ rệt nhưng chàng shipper đã giành chiến thắng bằng sự nhanh trí và tài năng thơ ca.
Khi người dẫn chương trình thông báo kết quả, cả khán phòng bùng nổ trong những tràng pháo tay. Lôi Hải Vi vẫn có vẻ bình tĩnh như thường lệ, chỉ mỉm cười rồi nói: "Mặc dù khó mà lọc qua từng hạt cát nhưng cuối cùng vàng sẽ lộ ra khi cát bụi đã được cuốn đi".
Câu chuyện cuộc đời của anh đã truyền cảm hứng cho hàng triệu người Trung Quốc. Sau chiến thắng, Lôi nhận được nhiều lời mời tham gia các sự kiện văn hóa hay diễn thuyết.
Một học viện đã đề nghị Lôi làm giáo viên dạy thơ cổ điển toàn thời gian dù anh không có bằng đại học. Chàng trai đã từ bỏ công việc giao hàng và theo đuổi sự nghiệp mới của mình.
Là một giáo viên dạy thơ, Lôi Hải Vi đã truyền tải sự tận tụy và nhiệt huyết, chia sẻ tình yêu dành cho văn học cổ điển của mình với học sinh, khuyến khích người trẻ tìm kiếm vẻ đẹp và ý nghĩa qua từng áng thơ.
Theo VietNamNet
-
Giáo dục3 giờ trướcTừ năm học 2025 - 2026, tuyển sinh lớp 6 thực hiện theo phương thức xét tuyển, tiêu chí do Sở GD&ĐT hướng dẫn, bảo đảm công bằng, phù hợp với tình hình địa phương.
-
Giáo dục3 giờ trướcTừ năm học 2025 - 2026 trở đi, các địa phương sẽ tổ chức thi tuyển vào lớp 10 công lập bằng 3 môn: Toán, Ngữ văn và môn thi thứ 3 do địa phương tự chọn.
-
Giáo dục3 giờ trướcNăm 2025, trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên không xét tuyển sớm theo phương thức xét học bạ và không tổ chức thi năng khiếu ngành Giáo dục mầm non.
-
Giáo dục5 giờ trướcLiên quan đến vụ việc nữ sinh ở Thanh Hóa bị đánh hội đồng gãy đốt sống cổ, sau gần 1 tháng bị khởi tố bị can, 6 nữ sinh vẫn đi học bình thường.
-
Giáo dục5 giờ trướcTừ 14/2, thông tư mới về dạy thêm của Bộ GD-ĐT có hiệu lực, có thể tác động đáng kể tới thực trạng dạy thêm hiện nay. Khảo sát trong năm 2024 cho thấy, cứ 10 giáo viên thì có 4 người dạy thêm, với số thời gian cao nhất là gần 15 giờ/tuần ở bậc THPT.
-
Giáo dục6 giờ trước"Nếu chỉ số chất lượng không khí ở mức nguy hại trong 3 ngày liên tục, có thể xem xét cho học sinh mẫu giáo, tiểu học nghỉ học".
-
Giáo dục17 giờ trướcTheo Thông tư 29 vừa được Bộ GD&ĐT ban hành, từ năm 2025, học sinh sẽ không phải nộp tiền học thêm trong trường, số tiền này được trích từ ngân sách.
-
Giáo dục22 giờ trướcTheo thông báo của Hội đồng Anh và IDP, tất cả các kỳ thi IELTS tại Việt Nam sẽ được chuyển đổi sang hình thức thi trên máy tính, kể từ ngày 30/3.
-
Giáo dục1 ngày trướcViệc các trường giảm phương thức xét tuyển cùng với đó là sự hạn chế về môn tự chọn trong kỳ thi tốt nghiệp khiến nhiều thí sinh lo lắng về cơ hội vào đại học.
-
Giáo dục1 ngày trướcHiện, các trường đại học đang đào tạo nhiều ngành học khác nhau mang lại cho thí sinh nhiều lựa chọn trong tương lai.
-
Giáo dục1 ngày trướcThông tư 29/2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định rõ những trường hợp giáo viên được phép dạy thêm trong nhà trường.
-
Giáo dục1 ngày trướcTiến sĩ Nguyễn Trà Giang bị Trường ĐH Quản lý và Công nghệ TPHCM tạm đình chỉ chức vụ Viện trưởng Viện khoa học và quản lý thể dục thể thao để xác minh tố cáo.
-
Giáo dục1 ngày trướcGiám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương đã lên tiếng về thông tin hàng nghìn giáo viên ở Hà Nội nguy cơ mất thưởng Tết.
-
Giáo dục1 ngày trướcÔng Đoàn Hữu Khuê vừa bị cách chức hiệu trưởng Trường THCS Lê Văn Tám (Chư Prông, Gia Lai) do bỏ nhiệm sở nhiều ngày sau khi bị đình chỉ công tác.