- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Chiêu trò lừa đảo bủa vây tân sinh viên, các trường liên tục ra cảnh báo
Ngày càng xuất hiện nhiều chiêu trò lừa đảo tân sinh viên, các trường đại học liên tục phát đi cảnh báo.
Hiện nhiều trường đại học phát đi cảnh báo, nhắc nhở tân sinh viên và phụ huynh cẩn trọng trước những tin nhắn lừa chuyển tiền học phí, tiền ký túc xá, nhằm trục lợi bất chính trong mùa tuyển sinh.
Trường Đại học Công Thương TP.HCM phát cảnh báo gấp về việc một số thí sinh nhận được tin nhắn nhập học từ tài khoản có tên được viết theo tên viết tắt của trường là HUIT.
Tin nhắn có nội dung: "HUIT - Chúc mừng bạn đã trúng tuyển chính thức. Mời bạn đến HUIT nhập học từ ngày 18/8 đến 17h ngày 27/8. Đồng thời, HUIT tặng ngay ưu đãi 3 triệu đồng dành cho 2.000 thí sinh nhập học sớm nhất". Đáng chú ý, link nhập học để tên là HUIT nhưng số điện thoại trong tin nhắn lại là của trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF).
Trường Đại học Công Thương TP.HCM khẳng định, đây là tin nhắn lừa đảo.
Trường Đại học Công Thương TP.HCM phát cảnh báo.
Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) sau đó lên tiếng đính chính, khi tin nhắn mang danh HUIT phía trên lại liên kết đến số điện thoại của UEF. Đại diện UEF khẳng định không có liên quan tới thông báo trên.
Nhà trường cũng gửi công văn tới Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao (Bộ Công an) đề nghị điều tra và xử lý các đối tượng lan truyền thông tin lừa đảo nhập học. Đây là động thái mạnh mẽ nhằm bảo vệ quyền lợi của tân sinh viên và ngăn chặn hành vi lừa đảo trên mạng xã hội.
Trường Đại học Mở TP.HCM phát cảnh báo về việc giả mạo tài khoản của trường yêu cầu thí sinh trúng tuyển chuyển học phí, hoàn tất thủ tục nhập học. Trường chỉ thu học phí tiền mặt với thí sinh trúng tuyển khi nhập học. Trường không nhận thanh toán học phí bằng hình thức chuyển khoản.
Trường Đại học Sài Gòn tiếp nhận thông tin một số thí sinh trúng tuyển nhận được tin nhắn yêu cầu đóng lệ phí nhập học với số tiền hơn 6,9 triệu đồng vào một số tài khoản ngân hàng theo hướng dẫn. Trường này khẳng định, không chủ động gọi điện, gửi tin nhắn, thư điện tử đến thí sinh trúng tuyển để yêu cầu đóng lệ phí nhập học.
Nhà trường cảnh báo phụ huynh, thí sinh không thực hiện việc chuyển tiền khi tiếp nhận thông tin yêu cầu đóng lệ phí, học phí từ những kênh không chính thống của trường như qua điện thoại, tin nhắn, thư điện tử, các trang nhóm Zalo, Facebook không thuộc quản lý của nhà trường (không có dấu tích xanh). Thí sinh, sinh viên không chuyển tiền vào bất kỳ tài khoản cá nhân hay số tài khoản ngân hàng có tên chủ tài khoản nhận tiền không phải “trường Đại học Sài Gòn”.
Trường Đại học Sài Gòn phát cảnh báo đến tân sinh viên trước chiêu trò lừa đảo thu lệ phí nhập học.
Không chỉ lừa đảo học phí, trường Đại học Phenikaa cho hay, ban quản lý ký túc xá của trường nhận được thông tin đang có một số tài khoản mạng xã hội giả danh giảng viên, nhân viên nhà trường lừa đảo mua bán suất ở tại ký túc xá. Nhà trường khẳng định không có việc mua bán, nhường chỗ ở này.
Phía trườngĐại học Hàng hải Việt Nam cũng phát đi cảnh báo lừa đảo đóng tiền ký túc xá dành cho tân sinh viên. Theo đó, trường nhận được phản ánh về việc một số đối tượng gửi tin nhắn yêu cầu sinh viên chuyển khoản để đặt cọc ký túc xá hoặc sử dụng các dịch vụ khác mà trường cung cấp.
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam lưu ý đây là hình thức lừa đảo trực tuyến. Thí sinh tuyệt đối không chuyển khoản cho bất kỳ tài khoản cá nhân nào qua mạng vì những lý do khác nhau.
Trường Đại học Giao thông vận tải lưu ý, hiện xuất hiện một số đối tượng nhân danh cán bộ của trường kêu gọi tân sinh viên đăng ký phòng ở ký túc xá và phải chuyển khoản đặt cọc đến tài khoản cá nhân. Nhà trường khẳng định không cho đăng ký và chuyển khoản đặt cọc ở ký túc xá qua bất kì cá nhân nào.
Trường Đại học Giao thông vận tải phát cảnh báo lừa đảo.
TrườngĐại học Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM cũng phát đi cảnh báo một số đối tượng không phải là cán bộ, chuyên viên, sinh viên của trường lập ra các nhóm tư vấn tuyển sinh mạo danh trường. Thí sinh không nghe và làm theo tư vấn của các nhóm mạo danh này, nhất là chuyển khoản học phí nhập học.
Ngoài ra, trường cũng lưu ý về những cuộc gọi mời tham gia các khóa học tiếng Anh, Tin học và việc làm thêm. Rất nhiều trong số này là các nhóm đa cấp, thí sinh cần cẩn trọng với những lời mời gọi này.
Trước khi công bố điểm chuẩn đại học năm 2024, nhiều trường đại học cũng đã ra cảnh báo các trang thông tin không chính thống để phụ huynh và tân sinh viên cảnh giác.
Các trường đại học khuyến cáo, phụ huynh và thí sinh không nên tham khảo các nguồn tin không chính thống và không nhấn vào các đường dẫn không thuộc về kênh chính thức của trường. Những lời mời gọi từ các nhóm lạ hoặc các cá nhân không rõ danh tính trên mạng xã hội cần được xử lý thận trọng để tránh bị lợi dụng hoặc đánh cắp thông tin.
Theo VTC
-
Giáo dục8 giờ trướcVới chiến thắng thuyết phục ở cuộc thi Quý 4, Nguyên Phú giành tấm vé cuối cùng vào vòng chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24.
-
Giáo dục10 giờ trướcCông an thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam) quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông H.V.L.-người đã xông vào lớp đánh học sinh lớp 8, trường THCS Nguyễn Du.
-
Giáo dục15 giờ trướcChỉ trong một tháng đầu năm học, hàng loạt vụ lạm thu xảy ra, từ việc cô giáo xin tiền mua laptop tới trường vận động góp tiền bảo trì tivi, di chuyển điều hòa... Phải chăng lạm thu vẫn là vấn đề nhức nhối nhưng chưa có "thuốc chữa"?
-
Giáo dục17 giờ trướcSự chia sẻ của phụ huynh với ngành giáo dục là cần thiết, tuy nhiên, nếu làm không đúng rất dễ gây ra phản cảm, không hiệu quả.
-
Giáo dục21 giờ trướcTừng là sinh viên ngành Công nghệ thông tin của ĐH Bách khoa Hà Nội nhưng vì mải mê chơi điện tử, nợ tới gần 40 tín chỉ không thể trả được, chán nản, Vũ quyết định bỏ học về quê làm công nhân.
-
Giáo dục1 ngày trướcBài thơ "Tiếng hạt nảy mầm" của tác giả Tô Hà được in trong sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt lớp 5 nhận nhiều ý kiến trái chiều về cách dùng từ.
-
Giáo dục1 ngày trướcCả phụ huynh và giáo viên đều cho rằng công bố môn thi lớp 10 nên tiến hành sớm hơn để học sinh có thêm thời gian chủ động ôn tập.
-
Giáo dục1 ngày trướcThầy Khang nuôi 22 trẻ Làng Nủ: 'Kể cả khi tôi 'đi xa', các con vẫn ấm no, học hành tử tế'
-
Giáo dục1 ngày trướcCó ban đại diện cha mẹ học sinh, thầy cô sẽ yên tâm tập trung cho giáo dục, không tham gia vào việc thu chi tiền bạc nên giữ được uy tín và dễ thành công trong giảng dạy.
-
Giáo dục2 ngày trước"Các con học thay con của chú" - lời nhắn nhủ của anh Hoàng Văn Thới với học sinh khiến nhiều giáo viên nghẹn ngào vì thương hoàn cảnh người cha mất 3 con nhỏ.
-
Giáo dục2 ngày trướcSáng nay, HĐND TP Hà Nội thông qua Nghị quyết quy định mức thu học phí với các cơ sở giáo dục công lập tự chủ và chất lượng cao trên địa bàn năm học 2024-2025.
-
Giáo dục2 ngày trướcUBND TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) vừa giao thanh tra làm rõ việc một phụ huynh của Trường Tiểu học Mạc Thị Bưởi đưa con đến bệnh viện khám, phát hiện bảo hiểm y tế (BHYT) đã hết hạn 7 tháng dù có đóng tiền cho nhà trường.
-
Giáo dục2 ngày trướcLãnh đạo Trường THPT số 3 Phù Cát (Bình Định) khẳng định do Ban đại diện cha mẹ học sinh thấy trường khác có tivi phục vụ giảng dạy nên tự vận động mua tivi cho nhà trường.
-
Giáo dục2 ngày trướcBộ Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) lấy ý kiến các địa phương, trường học về Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT trong đó có việc góp ý cho phương án thi tuyển lớp 10 theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018.