Chuyên gia giáo dục nói gì về học sinh mặc quần soóc đi thi?

“Tôi cho rằng, quy định mặc đồng phục khi tham gia thi tuyển sinh THPT là đúng. Thậm chí, riêng chuyện vi phạm này cũng có thể đánh trượt các em" - PGS Văn Như Cương chia sẻ.

“Tôi cho rằng, quy định mặc đồng phục khi tham gia thi tuyển sinh THPT là đúng. Thậm chí, riêng chuyện vi phạm này cũng có thể đánh trượt các em" - PGS Văn Như Cương chia sẻ.

Sáng 11/6, trong ngày đầu tuyển sinh vào lớp 10, tại điểm thi trường Hà Nội - Amsterdam, nhiều học sinh mặc quần soóc phải nhờ phụ huynh chở đi mua quần dài, hoặc về nhà thay đồng phục. Sự việc này gây xôn xao trường thi trong buổi sáng cùng ngày.

Sát giờ thi, mọi rắc rối về trang phục đã được khắc phục. Các thí sinh đều được vào trường thi. Câu chuyện khép lại nhưng nhiều ý kiến tranh luận về văn hóa trong môi trường giáo dục nổ ra. 

Nhiều người cho rằng, học sinh cần có ý thức về trang phục. Cũng có ý kiến quy định không nên quá cứng nhắc, bởi sẽ gây ảnh hưởng tâm lý, kết quả thi của các em.

Nhìn dưới góc độ cởi mở, độc giả Dung Phạm chia sẻ với Zing.vn: “Tôi nghĩ chỉ cần trang phục không quá ngắn hay hở hang và khiến người xung quanh khó chịu, thì nhà trường nên tạo điều kiện cho các em. Chúng ta không nên chỉ vì bộ quần áo mà làm lỡ dở tương lai học sinh".

Thí sinh dự thi vào lớp 10. Ảnh: Lê Hiếu.
Thí sinh dự thi vào lớp 10. Ảnh: Lê Hiếu.

Tuy nhiên, hầu hết ý kiến chuyên gia giáo dục đều nhận định, học sinh phải tuân thủ quy định của nhà trường, mặc quần soóc dự thi là thiếu lịch sự.

TS Vũ Thu Hương – khoa Giáo dục Tiểu học (Đại học Sư phạm Hà Nội) nêu quan điểm: "Việc ăn mặc, đi đứng, nói năng thể hiện nhân cách con người, trình độ văn hóa gia đình và sự giáo dục của nhà trường. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh ăn mặc cho phù hợp. 

Ở nước ngoài, học sinh đi thi phải mặc lễ phục. Như chúng ta đã biết, tòa án và trường thi là những nơi rất cần nghiêm túc. 

Đối với quy định, nhà trường nên thực hiện nghiêm. Người lớn bỏ qua sẽ gây phản giáo dục. Học sinh sẽ nghĩ chữ nghĩa quan trọng hơn nhân cách".

Đồng tình với TS Hương, PGS Văn Như Cương - Chủ tịch trường THPT Dân lập Lương Thế Vinh, Hà Nội, cho rằng: Nếu quy chế thi không bắt buộc các em mặc quần dài thì bản thân học sinh cũng phải ý thức được việc mặc quần soóc không phù hợp.

“Tôi cho rằng, việc cấm học sinh mặc quần soóc tham gia thi tuyển sinh THPT là đúng. Thậm chí, riêng chuyện vi phạm cũng có thể đánh trượt các em vì sự cẩu thả và quá thoải mái” – PGS Văn Như Cương nhấn mạnh.

TS Nguyễn Tùng Lâm - Hiệu trưởng THPT Dân lập Đinh Tiên Hoàng - hủ tịch Hiệp hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội, cho biết: “Theo tôi, nên bắt buộc học sinh mặc đồng phục vào dự thi. Ở trường Đinh Tiên Hoàng, học sinh không được phép mặc quần ngắn. Nếu xảy ra trường hợp tương tự, các em bắt buộc phải về nhà thay quần dài".

Trước câu chuyện này, ông Nguyễn Hiệp Thống - Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho hay, Sở này không cấm học sinh mặc quần soóc đi thi, mà chỉ quy định các em nên tuân thủ mặc quần áo dài.

“Tôi cho rằng, nếu học sinh không mặc quần áo lịch sự sẽ được người khác đánh giá không tôn trọng thầy cô, giám thị, người trông thi và chính bản thân mình. Đây là việc làm thiếu nghiêm túc. Những lý do biện hộ cho việc thí sinh mặc quần soóc đều không thể chấp nhận được”.

Theo Quyên Quyên/Zing


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.