- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cô chê chữ ‘xấu như gà bới’, phụ huynh chạy đua tìm lớp luyện viết cho con
Thấy con sợ đến lớp vì bị cô giáo phê bình viết chữ xấu, phụ huynh tá hoả tìm đến các trung tâm luyện viết chữ đẹp cho con theo học với chi phí không hề rẻ.
- Nhà báo Trương Anh Ngọc và quan điểm gây bão: "Vở sạch chữ đẹp", "nét chữ nết người" đã gò học sinh vào một khuôn mẫu mà không quan tâm đến tâm trạng của trẻ
- Những bài thi chữ đẹp của học sinh Sài Gòn
- Thư tay "xịn xò" của nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến gửi con trai với nét chữ đẹp gây thương nhớ, đọc nội dung còn khiến người ta trầm trồ hơn
Từ đầu tháng 11 tới nay, cứ 2 buổi/tuần, sau khi tan làm chị Lê Thị Thuý (34 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội) lại tất tả rời cơ quan, tới trường đón cậu con trai lớp 1 đến trung tâm luyện viết chữ đẹp.
Trước đây, với mong muốn con có tuổi thơ trọn vẹn, vợ chồng chị chưa bao giờ nghĩ tới việc cho con đi học thêm bất kỳ môn văn hoá hay năng khiếu nào. “Thế rồi chưa đầy hai tháng vào lớp 1, bỗng một sáng trước khi đi học con thủ thỉ không muốn đến lớp. Tôi giật mình hỏi lý do thì nhận được câu trả lời là trong lớp, các bạn đều được cô khen vì viết chữ đẹp, riêng con chữ xấu, thường xuyên bị nhắc nhở nên xấu hổ”, chị Thuý nói.
Sau hỏi các phụ huynh trong lớp, chị Thuý mới biết trước khi vào tiểu học, đa phần các bạn trong lớp con đều tham gia các khoá học luyện chữ. Ai cùng bày tỏ quan điểm chữ xấu không phải cái tội, nhưng nếu chữ đẹp sẽ dễ được thiện cảm hơn. Chị vội về bàn với chồng việc cho con đi luyện chữ, liền bị gạt bỏ.
“Chồng tôi cho rằng chữ con trai viết không quá xấu, vẫn có thể đọc được. Con mới vào lớp 1, phải rèn luyện dần sẽ viết đẹp được. Tuy nhiên cả hai vợ chồng đều không có nghiệp vụ sư phạm, biết dạy con thế nào?”, chị Thuý thở dài. Nỗi sợ con trai tự ti, xấu hổ với bạn bè đã khiến phụ huynh không thể ngồi yên.
Bị cô giáo chê viết chữ xấu, phụ huynh đôn đáo tìm lớp luyện chữ cho con. (Ảnh minh hoạ)
Được một phụ huynh khác giới thiệu, chị liền đăng ký ngay khoá luyện chữ đẹp tại trung tâm gần nhà với giá 4 triệu đồng/khoá (16 buổi học). Tại đây, con trai chị sẽ được các giáo viên có kinh nghiệm dạy cách ngồi viết đúng tư thế, kỹ năng cầm bút, kiểm soát lực tay và thao tác chính xác để có những nét chữ đẹp, nắn nót.
Trừ những hôm tới trung tâm, các buổi tối còn lại, hầu như hai mẹ con chị Thuý đều cặm cụi ngồi luyện chữ tại nhà đến khuya. “Nhiều hôm ngồi tới 11h đêm, tôi bảo đi nghỉ, không cần viết nữa thì con khăng khăng viết hết vì muốn được cô khen, dù thi thoảng vẫn kêu với mẹ đau tay, mỏi cổ”, nữ phụ huynh kể.
Ở hoàn cảnh tương tự, chị Nhâm Thuý Hằng (36 tuổi, Gia Lâm, Hà Nội) tá hoả khi nhận được tin nhắn phàn nàn của giáo viên chủ nhiệm, về việc con trai đang học lớp 2 viết chữ “xấu như gà bới”. Mở vở luyện viết của con ra xem, chị giật mình khi thấy chữ viết xiêu vẹo, dòng trồi lên trụt xuống, lúc to lúc nhỏ, chữ nọ nối chữ kia ngoằn ngoèo.
“Không biết từ bao giờ mà con viết chữ lại cẩu thả đến vậy. Năm học trước, chữ con dù không đẹp như các bạn nhưng vẫn dễ đọc. Giờ viết xong chính con còn không dịch nổi chữ mình”, chị Hằng buồn bã.
Sợ nếu không được luyện chữ sớm, con sẽ ngày càng cẩu thả rồi hỏng chữ, chị Hằng lên mạng tìm kiếm gia sư luyện chữ tại nhà. Sau một hồi cân nhắc, chị lựa chọn thuê giáo viên trẻ thông qua trung tâm. Giá của 1 buổi luyện chữ là 230.000 đồng/1,5h học.
Trước khi xuống tiền quyết định, nữ phụ huynh được giáo viên và trung tâm cam kết giúp con viết chữ đẹp tối đa chỉ sau 2 tháng, đồng thời nắm bắt được các nguyên tắc, quy chuẩn về nét thanh, nét đậm, chữ cách điệu, chữ nâng cao...
“Con không thích nhưng không dám trái lời mẹ nên miễn cưỡng đi học. Thôi thì được chữ nào hay chữ đấy, con còn bé thì càng phải rèn, không thể thả trôi được”, chị Hằng nói.
Nhiều phụ huynh sẵn sàng bỏ tiền triệu cho con đến các trung tâm luyện viết chữ đẹp. (Ảnh minh hoạ)
Vốn là người thích chữ đẹp nên chị Nguyễn Thanh Hà (34 tuổi, Thái Bình) tự hào khi nhìn nét chữ tròn trịa, chắc chắn của con gái đang học lớp 5.
Nữ phụ huynh cho biết, dù chữ con gái không xấu nhưng vì luôn muốn con sở hữu "vở sạch, chữ đẹp", chị đã cho bé đi học tại trung tâm ngay khi mới vào lớp 1. Đến nay, con gái chị đã trải qua hai khoá luyện chữ cơ bản và nâng cao, tổng chi phí hết gần 10 triệu đồng.
“Từng là một học sinh viết chữ xấu, nên tôi hiểu được điều này làm bản thân thiệt thòi, xấu hổ với mọi người đến mức nào. Vì vậy, tôi muốn rèn cho con ngay từ bé, để con viết đúng, viết đẹp”, chị Hà nói.
Theo cô Bùi Thị Nhơn, giáo viên trường Tiểu học Tân Thành A (Bình Phước), trên thực tế, có rất nhiều phụ huynh sẵn sàng chi một khoản tiền không hề nhỏ để thuê gia sư hoặc cho con đến trung tâm luyện viết chữ đẹp, dù trẻ viết không quá xấu.
"Không thể phủ nhận, luyện viết chữ đẹp sẽ mang lại cho học sinh những đức tính tốt như cẩn thận, tỉ mỉ, chỉn chu… Tuy nhiên nên dạy trẻ viết rõ ràng, thay vì ép luyện chữ đẹp. Đừng bắt con vừa văn hay, vừa chữ tốt vì trẻ không phải siêu nhân", cô Nhơn nói.
Nữ giáo viên cho rằng, viết chữ đẹp cũng là môn nghệ thuật, mà nghệ thuật luôn cần năng khiếu. Nếu trẻ đã viết được to, rõ ràng, đủ nét thì phụ huynh không nên mất thời gian cho con đi luyện chữ đẹp nếu con không muốn.
"Học cái gì cũng cần có hứng thú mới học tốt được. Nếu ép trẻ phải đi luyện viết chữ quá mức, sẽ dễ khiến các con hình thành một số tính cách xấu như chán học, sợ học, thậm chí có thái độ không đúng mực với cha mẹ và thầy cô", cô Nhơn nhấn mạnh.
Theo VTC News
-
Giáo dục54 phút trướcTrường Nguyễn Siêu, Ngôi sao Hoàng Mai, Newton và Liên cấp Việt Úc là 4 trường tư thục đầu tiên ở Hà Nội công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025-2026.
-
Giáo dục4 giờ trướcKỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm 2025 là kỳ thi đầu tiên theo chương trình giáo dục phổ thông mới song đến nay, môn thi thứ 3 vẫn chưa được xác định
-
Giáo dục6 giờ trướcSau khi ra tù, Lê Lực (Giang Tây, Trung Quốc) quay trở lại ôn tập, tham gia kỳ thi tuyển sinh và được nhận vào Đại học Giao thông Tây An với kết quả xuất sắc. Câu chuyện của nam sinh là bài học sâu sắc cho giới trẻ.
-
Giáo dục6 giờ trướcViệc dạy thêm, học thêm xuất phát từ nhu cầu chính đáng của phụ huynh học sinh thì bị cấm, trong khi dạy thêm dưới dạng liên kết lại ngang nhiên tồn tại. Nhiều giáo viên sử dụng “quyền lực mềm” ép học sinh phải học thêm ở các điểm ngoài trường học gây bất bình cho phụ huynh và xã hội. Cần những giải pháp gì để chấn chỉnh tình trạng này?
-
Giáo dục8 giờ trướcCon trai dùng trí tuệ nhân tạo (AI) để hoàn thành bài tập về nhà môn Lịch sử nên bị điểm kém, một cặp vợ chồng ở Massachusetts (Mỹ) làm đơn kiện trường.
-
Giáo dục8 giờ trướcTrong 30 năm dạy học tự do, tôi thấy nhiều học sinh đạt danh hiệu giỏi không có thói quen tự đọc lý thuyết và làm bài tập trong SGK, sách bài tập. Phải chăng phương pháp dạy học thụ động - học sinh chủ yếu ghi chép bài giảng là nguyên nhân chính?
-
Giáo dục23 giờ trướcBộ GD&ĐT chính thức nâng chuẩn đối với các cơ sở giáo dục đại học thực hiện đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ từ tháng 1/2025.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐại diện các trường đã đưa ra quan điểm sau động thái có những đổi mới trong tuyển sinh đại học của Bộ GD-ĐT, trong đó có việc siết xét tuyển bằng học bạ.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐể tối ưu công tác tuyển sinh, Bộ GD&ĐT dự kiến bỏ điểm sàn phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT với ngành Y Dược và Sư phạm.
-
Giáo dục1 ngày trướcBộ GD&ĐT khẳng định thí sinh có điểm IELTS, ACT/SAT, đánh giá năng lực...không bị ảnh hưởng
-
Giáo dục2 ngày trướcTrong 24 tân sinh viên bị phát hiện làm giả kết quả thi tốt nghiệp trung học để vào đại học ở Trung Quốc, 4 người đã bị bắt.
-
Giáo dục2 ngày trướcTối 29/11, Trường Cao đẳng Đắk Lắk đã có thông báo về việc thực hiện lãnh đạo, quản lý viên chức liên quan đến sự việc một nam sinh tử vong khi thực hành nối điện, xảy ra vào chiều 27/11.
-
Giáo dục2 ngày trướcHội đồng xử lý kỷ luật của nhà trường quyết định hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với cô giáo đánh bầm tím hai chân nam học sinh lớp 6.
-
Giáo dục2 ngày trướcTrường THCS Nguyễn Văn Tiết (thành phố Thuận An, Bình Dương) xác nhận nữ sinh bị đánh hội đồng trong clip lan truyền trên mạng xã hội là học sinh cũ của trường. Thời điểm xảy ra vụ việc, nữ sinh đang theo học trường này song nhà trường không nghe phản ánh.