Có gì ở ngôi làng Nhật Bản nơi tỉ lệ chọi còn "khó nhằn" hơn cả ĐH Harvard: Rèn luyện khắc khổ như samurai, tất cả để giữ hồn cho tiếng trống thiêng liêng này!

Ngay giữa khung cảnh yên bình, lặng lẽ của vùng núi cao Nhật Bản, vẫn có những người đang ngày đêm ăn, ngủ, thở cùng trống

Ngay giữa khung cảnh yên bình, lặng lẽ của vùng núi cao Nhật Bản, vẫn có những người đang ngày đêm ăn, ngủ, thở cùng trống với một tinh thần kiên cường, mạnh mẽ đúng chất xứ sở mặt trời mọc.

Có gì ở ngôi làng Nhật Bản nơi tỉ lệ chọi còn khó nhằn hơn cả ĐH Harvard: Rèn luyện khắc khổ như samurai, tất cả để giữ hồn cho tiếng trống thiêng liêng này!-1

Đặt chân đến vùng núi cao của tỉnh Oita (Nhật Bản) vào một buổi sáng thứ hai, không khó để người ta hình dung về một lối sống Zen thanh tịnh.

Từ khung cảnh mặt trời mọc đầy diễm lệ cho đến những quả đồi trải dài ngút ngàn, hay thậm chí là ngọn núi Aso hùng vĩ lấp ló đằng xa xa, tất cả đều được thu trọn vào tầm mắt.

Quả thực, đây là một nơi hoàn hảo để con người dừng lại và suy ngẫm trong tĩnh lặng.

Hoàn hảo, trừ những hồi trống taiko dồn dập vang lên đầy bất tận. Mỗi sáng. Từng giờ.

Trại huấn luyện ẩn sau vẻ đẹp của khu nghỉ dưỡng trên cao

Nằm đâu đó bên trong Công viên Quốc gia Aso-Kuju là một địa điểm mang tên Grandioso. Ngôi nhà với lối kiến trúc đậm chất châu Âu cổ tích này là nơi các thành viên của nhóm Drum Tao sống, thở và ngủ cùng tiếng trống.

Thành lập năm 1993, đội trống truyền thống này là một trong những nghệ sĩ nổi tiếng nhất xứ sở mặt trời mọc. Chưa có nơi nào trên thế giới mà họ chưa đi. Drum Tao đã từng xuất hiện tại Las Vegas và Broadway, thậm chí cả trong chương trình “The Late Show With Stephen Colbert.

Đội trống này được biết tới nhờ những màn trình diễn hết sức mạnh mẽ và điên cuồng. Nhìn các chàng trai, cô gái của Drum Tao đánh dồn dập từng hồi trống, chẳng ai ngờ rằng tất cả những nỗ lực ấy đều được bắt nguồn từ ngọn núi biệt lập này.

“Grandioso là một thuật ngữ âm nhạc của Italia, dùng để chỉ sự hào hùng và vĩ đại. Tôi chọn từ này để bày tỏ cách chúng tôi chơi trống taiko - đầy hào sảng và tráng khí ngút trời,” Ikuo Fujitaka - người thành lập đội trống Drum Tao - nói về thứ nhạc cụ thiêng liêng của dân tộc mình.

“Ngôi làng” của các thành viên Drum Tao được xây dựng trên một khu đất cũ dùng để chăn nuôi bò. Nó chỉ khác thị trấn gần nhất khoảng vài km và nằm 1.000 m trên mực nước biển. Sau này, Fujitaka nhanh chóng nhận ra, đây là trụ sở hoàn hảo cho các thành viên tập luyện và dựng bài trong sự yên tĩnh đầy sáng tạo.

Grandioso mang cảm giác rất giống một khu nghỉ dưỡng đầy yên bình. Năm 2000, đội trống từng cho phép du khách tới thăm và xem các màn biểu diễn, cho tới khi mọi thứ trở nên quá bận rộn.

Giờ đây, thỉnh thoảng họ sẽ tổ chức các lễ hội mùa hè để khán giả có thể ghé qua và thưởng thức các buổi trình diễn ngoài trời.

Có gì ở ngôi làng Nhật Bản nơi tỉ lệ chọi còn khó nhằn hơn cả ĐH Harvard: Rèn luyện khắc khổ như samurai, tất cả để giữ hồn cho tiếng trống thiêng liêng này!-2

Ngôi nhà Grandioso - nơi các tay trống taiko của Drum Tao sinh sống và luyện tập.

Nhìn từ ngoài, mọi người sẽ bị đánh lừa bởi khung cảnh thơ mộng cùng các tiện nghi ấn tượng (2 hồ tắm suối nước nóng, phòng tập và bar). Tuy nhiên, đó chỉ là vỏ bọc cho cuộc sống khắc nghiệt như trại huấn luyện mà các thành viên Drum Tao phải trải qua mỗi ngày.

Khi không đi lưu diễn, cả 43 thành viên và thực tập sinh sẽ ở đây, chen chúc trong những ngôi nhà hoặc xe container. Không có người quản lý, họ phải tự lo liệu tất cả, từ việc nhà, nấu nướng cho đến dọn dẹp. Số thời gian rảnh còn lại, họ dành cho việc tập trống.

Cuộc sống khắc nghiệt như những chiến binh samurai

Dù mưa hay nắng, các thành viên Drum Tao sẽ luôn dậy từ tờ mờ sáng để đi chạy bộ. Ở vùng núi cao như thế này, việc chạy gần 20km/ngày là điều không hề dễ dàng. Sau đó, họ sẽ tập trống trong vòng 1 tiếng buổi sáng, rồi tiếp tục tập luyện cả chiều. Thậm chí, có những thành viên còn miệt mài đánh trống cho tới tận rạng sáng hôm sau.

Các thực tập sinh không có ngày nghỉ, cũng như không được dùng điện thoại. Thành viên chính thức thì may mắn hơn một chút. Họ sẽ được thăm gia đinh 1-2 lần/năm, vào thời gian nghỉ ngơi giữa các buổi lưu diễn (khoảng 3-5 ngày).

“Chúng tôi vốn được biết đến là có quy trình huấn luyện cực khắc nghiệt. Nam nữ đều sống cùng nhau. Môi trường sống cũng rất nghiêm ngặt,” Fujitaka thừa nhận.

Có gì ở ngôi làng Nhật Bản nơi tỉ lệ chọi còn khó nhằn hơn cả ĐH Harvard: Rèn luyện khắc khổ như samurai, tất cả để giữ hồn cho tiếng trống thiêng liêng này!-3

Trống taiko là biểu tượng thiêng liêng trong văn hóa cung đình và dân gian của người Nhật. Tiếng trống dồn dập, mạnh mẽ tượng trưng cho ý chí kiên cường và lòng tự hào dân tộc.

Nakai Saki - một trong những thành viên nữ hiếm hoi với 6 năm kinh nghiệm - đồng ý rằng cuộc sống ở Drum Tao vô cùng thách thức.

“Nó không dễ dàng chút nào. Bạn phải có tinh thần mạnh mẽ và sự tập trung cao độ. Kể cả khi đã tham gia được 6 năm, tôi vẫn phải nỗ lực mỗi ngày. Thậm chí, tôi còn không thường xuyên liên lạc với gia đình, dù là qua tin nhắn,” cô gái 28 tuổi chia sẻ.

Có gì ở ngôi làng Nhật Bản nơi tỉ lệ chọi còn khó nhằn hơn cả ĐH Harvard: Rèn luyện khắc khổ như samurai, tất cả để giữ hồn cho tiếng trống thiêng liêng này!-4

Một thành viên khác - Hayashi Yuya (24 tuổi) - nhớ lại, anh đã từng muốn bỏ cuộc chỉ sau 3 ngày thực tập. May mắn thay, Fujitaka và các tiền bối đã thuyết phục anh ở lại thành công. Ngay trong buổi diễn đầu tiên của mình, anh đã hoàn toàn bị tiếng trống taiko chinh phục.

Tuy nhiên, quá trình tập luyện giờ đây không khắc nghiệt bằng những ngày mới thành lập. Người đứng đầu Drum Tao cho biết, hơn 400 thực tập sinh đã bỏ cuộc chỉ trong 10 năm đầu tiên.

Đội trống này chỉ tuyển thành viên 2 lần/năm. Fujitaka tâm sự: “Thi vào Drum Tao rất khó. Trong vòng 150 người đăng ký, chúng tôi chỉ tuyển 5-6 ứng viên. Từ những người này, chỉ 2-3 người được chọn làm thành viên chính thức. Tuy nhiên, chỉ một người trong số đó có được suất biểu diễn trên sân khấu.”

Có gì ở ngôi làng Nhật Bản nơi tỉ lệ chọi còn khó nhằn hơn cả ĐH Harvard: Rèn luyện khắc khổ như samurai, tất cả để giữ hồn cho tiếng trống thiêng liêng này!-5

Tranh giành một vị trí duy nhất

Khó khăn là vậy, nhưng số người đến thi tuyển vào Drum Tao vẫn rất đông. Nakai đã học chơi trống taiko từ năm 12 tuổi. Sau khi có dịp xem đội biểu diễn, cô nhanh chóng muốn tham gia Drum Tao khi vừa học xong hết cấp 3.

Tuy nhiên, cô lại học đại học trước, rồi làm thư ký y tế ở một bệnh viện. Cho đến một ngày, cô quyết định chỉ có đánh trống mới làm mình hạnh phúc.

Còn Hayashi thì chẳng cần đợi tới khi hoàn thành phổ thông.

“Mùa hè năm lớp 11, tôi đi thi tuyển và được nhận. Ngay lập tức, tôi gửi đơn xin phép bỏ học. Tuy nhiên, trường đã liên hệ với Drum Tao, và thế là họ hủy kết quả của tôi,” anh nhớ lại. Sau đó, Hayashi đã thử sức lại lần nữa.

Có gì ở ngôi làng Nhật Bản nơi tỉ lệ chọi còn khó nhằn hơn cả ĐH Harvard: Rèn luyện khắc khổ như samurai, tất cả để giữ hồn cho tiếng trống thiêng liêng này!-6

Các thí sinh thi tuyển vào đội trống Drum Tao.

Sáng thứ 2 hôm ấy, khi cả đội Drum Tao đang làm việc nhà và luyện tập, Fujitaka và một vài thành viên lâu năm tập trung tại phòng tập trong nhà của họ để lên kế hoạch cho buổi thi tuyển thường niên.

Dưới những cặp mắt kỹ lưỡng của ban giám khảo, 10 chàng trai và cô gái được tuyển chọn từ hơn 200 đơn đăng ký sẽ phải trải qua một chuỗi các bài kiểm tra. Từ vòng đánh giá kỹ năng đánh trống để kiểm tra nhịp điệu, cho đến màn phỏng vấn đầy căng thẳng, số lượng người trụ lại cứ giảm dần đều.

Ở họ có một điểm chung, đó là tình yêu mãnh liệt dành cho tiếng trống taiko. Tuy nhiên, mỗi người lại có kế hoạch khác nhau để gây ấn tượng cho Fujitaka và các thành viên: hát hò, nhảy múa, đánh đàn, hay thậm chí là múa cờ.

Hầu hết người tham gia là học sinh cấp 3, nhưng cũng có một vài trường hợp đặc biệt. Một nhạc công cổ điển 22 tuổi chơi trống lục lạc đã thừa nhận, cô phải đi tập gym để chuẩn bị cho buổi thi tuyển. Một người cô gái khác đang biểu diễn karate tiết lộ, mình đi thi dù đang làm trợ lý tư pháp.

Cuối cùng, cả hai đều đã đỗ. Đây là một điều khá lạ, bởi các thực tập sinh đa phần thường là nam. Tuy nhiên, Fujitaka cho biết, anh muốn cân bằng số nam-nữ theo tỉ lệ 50-50.

Dù gì thì trước mắt, “ngôi làng” Grandioso này sẽ đón nhận thêm 2 thành viên mới - đấy là nếu họ trụ được đủ lâu để ở lại.

Theo Trí Thức Trẻ


trống taiko

Drum Tao

chiến binh samurai

samurai


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.