- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Vụ cô giáo ở Hà Nội bị đối tượng xăm trổ đeo bám: Trường bị kết luận mắc hàng loạt sai phạm
Trong một diễn biến liên quan đến việc cô T., giáo viên trường TH, THCS, THPT Khương Hạ (Thanh Xuân, Hà Nội) bị một đối tượng xăm trổ theo dõi sau khi phản ánh về sai phạm của trường, mới đây, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã thông báo kết quả kiểm tra, chỉ ra nhiều sai phạm trong thu chi tài chính và khai thác tài sản tại nhà trường này.
Thu một đường, vào sổ một nẻo
Qua đợt kiểm tra về công tác quản lý thu, chi tài chính tại Trường TH, THCS, THPT Khương Hạ, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã phát hiện hàng loạt sai phạm.
Báo cáo tài chính của trường cho thấy, học phí chính khóa cho học kỳ 1 năm học 2023-2024, tổng số tiền thu được là 1.174.500.000 đồng. Tuy nhiên, trong 6/25 lớp, số liệu thu tiền học phí không khớp.
Đặc biệt, trên hồ sơ, mức thu tiền học thêm của trường năm 2022, 2023, 2024 là 7.000 đồng/tiết/học sinh, nhưng theo bản tường trình của nhân viên kế toán, mức thu thực tế cho cấp THCS và THPT năm 2022, 2023 lần lượt là 20.000 đồng và 17.500 đồng/tiết – cao hơn nhiều so với số liệu báo cáo cho Đoàn kiểm tra.
Cột "Tăng cường" nghĩa là học thêm, mỗi ca gồm 2 tiết và các cô giáo phải thu 35.000 đồng, tương đương 17.500 đồng/tiết.
Việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa như câu lạc bộ STEM, kỹ năng sống, Toán – Tiếng Anh cũng gặp nhiều vấn đề. Nhà trường không cung cấp đủ hồ sơ xác nhận số lượng học sinh tham gia, số tiền thu và chi, gây khó khăn trong việc xác định tính chính xác của các khoản thu từ hoạt động này. Trong hồ sơ nộp cho đoàn kiểm tra, trường cung cấp hai bộ chứng từ với nội dung mâu thuẫn về các khoản thu. Cả hai bộ đều không đảm bảo đủ căn cứ để xác minh chính xác các khoản thu, chi trong các năm học 2022-2023 và 2023-2024.
Ngoài các sai phạm liên quan đến thu học phí, trường TH, THCS, THPT Khương Hạ còn không tuân thủ quy định của Thông tư 07/2013 về tính toán thừa giờ. Trong năm học 2021-2022, nhà trường trả 70.000 đồng/tiết cho giờ dạy vượt mức, còn năm học 2023-2024 là 80.000 đồng/tiết, nhưng cách tính số tiết không dựa trên chuẩn 35 tuần/năm học như quy định. Điều này khiến cho nhiều giáo viên bị tính sai số giờ thừa, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập.
Cùng với đó, nhà trường cũng không thực hiện đúng quy trình trong việc thu tiền điện điều hòa với mức thu 50.000 đồng/học sinh cho 5 tháng. Nhiều khoản thu như tài trợ cơ sở vật chất, chưa đúng quy định và không có đầy đủ chứng từ.
Đoàn kiểm tra của Sở GD&ĐT Hà Nội chỉ ra loạt sai phạm Trường TH, THCS, THPT Khương Hạ.
Gian dối khi cung cấp thông tin
Trong giai đoạn từ tháng 7/2021 đến tháng 8/2024, nhà trường cho Công ty Trường Hải thuê phòng học ngoài giờ, sử dụng sân trường làm bãi đỗ xe với tổng số tiền thu từ hoạt động này là 1,825 tỷ đồng. Tuy nhiên, hồ sơ liên quan đến nội dung thu, chi đối với khoản thu này không được lưu giữ đầy đủ. Đến ngày 7/9/2024, trường báo cáo đã chi 1,770 tỷ đồng cho các khoản sửa chữa và phúc lợi. Đoàn kiểm tra nhận xét lãnh đạo nhà trường và các cá nhân liên quan không trung thực khi cung cấp thông tin về nội dung này.
Sở GD&ĐT Hà Nội đã yêu cầu Hiệu trưởng Nguyễn Phương Liên và các cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện biện pháp khắc phục. Trường TH, THCS, THPT Khương Hạ phải rà soát, thống kê và hoàn trả các khoản thu dạy thêm, học thêm không đúng quy định. Đối với các khoản thu từ khai thác cơ sở vật chất, nhà trường tổng hợp và nộp lại ngân sách Nhà nước. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của các số liệu thống kê.
Trường TH, THCS, THPT Khương Hạ cho doanh nghiệp thuê phòng học không đúng quy định.
Hiệu trưởng nhà trường, bà Nguyễn Phương Liên cũng được kết luận không trực tiếp dạy theo phân công, nhưng vẫn ký sổ ghi đầu bài; được yêu cầu hoàn trả phụ cấp do không đủ tiết dạy theo quy định.
Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu Hiệu trưởng nhà trường tổ chức rà soát kiểm tra và khắc phục những hạn chế, sai phạm và báo cáo kết quả về Sở GD&ĐT Hà Nội trước ngày 30/11/2024.
Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, các giáo viên tại trường TH, THCS, THPT Khương Hạ cho biết, đợt kiểm tra chưa làm rõ sai phạm của Hiệu trưởng nhà trường trong những năm qua. Họ sẽ tiếp tục làm đơn gửi đến các cơ quan chức năng để giải quyết vụ việc.
Theo Tiền Phong
-
Giáo dục1 giờ trướcDù còn chưa kết thúc học kỳ 1 của năm học 2024-2025, một số trường tư ở Hà Nội đã thông báo tuyển sinh lớp 6 cho năm học sau.
-
Giáo dục1 giờ trướcĐại biểu Quốc hội đề xuất giảm tỷ lệ phân luồng học sinh học nghề sau bậc THCS vì điều này gây sức ép rất lớn cho học sinh lớp 9. Các chuyên gia, nhà giáo cho rằng, học sinh không muốn học nghề sẽ có các lựa chọn khác. Điều cần thiết là thành phố lớn xây thêm trường công lập ở bậc THPT để giảm áp lực chi phí học tập của người dân.
-
Giáo dục2 giờ trướcSau 2 năm di chuyển sang cơ sở mới xã Trưng Vương (TP Việt Trì), trường THPT Chuyên Hùng Vương Phú Thọ cơ sở cũ chỉ còn lại cảnh đìu hìu, tiêu điều.
-
Giáo dục6 giờ trướcMưa lớn kéo dài, nhiều tuyến phố ngập sâu, các trường ở Đà Nẵng cho học sinh nghỉ học, đồng thời đóng cửa bán đảo Sơn Trà vì sạt lở.
-
Giáo dục9 giờ trướcÔng Hoàng Lê Trường, 40 tuổi, là người trẻ nhất đạt chuẩn giáo sư. Ông Trường là nhà toán học, hiện công tác tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
-
Giáo dục20 giờ trướcCoi đây là công việc nhàn hạ, chỉ cần đến ngồi điểm danh là có tiền, nhiều sinh viên bất chấp bỏ cả học chính của bản thân để đi học hộ.
-
Giáo dục20 giờ trướcBắt đầu từ năm học 2024 - 2025, danh hiệu Học sinh Tiên tiến sẽ không còn được sử dụng. Hình thức xếp loại Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu, Kém cũng được thay đổi. Nhiều ý kiến cho rằng thay đổi này sẽ đem lại nhiều tác động tích cực đến cả tâm lý và động lực học tập của teen.
-
Giáo dục21 giờ trướcBHXH TP Hà Nội khẳng định không yêu cầu phụ huynh, học sinh-sinh viên, người dân cập nhật thông tin thẻ BHYT trên ứng dụng VssID.
-
Giáo dục21 giờ trướcPhụ huynh lớp 8A1, Trường THCS Nguyễn Chí Thanh, TPHCM dự kiến chi 21,6 triệu đồng cho một tiết mục văn nghệ mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Hiệu trưởng nhà trường yêu cầu dừng ngay việc này.
-
Giáo dục1 ngày trướcTừ 2025, Trường Đại học Sư phạm TPHCM sẽ bỏ xét tuyển học bạ - phương thức có điểm chuẩn cao ở các năm trước. Việc xét tuyển vào trường cũng sẽ có nhiều điểm mới.
-
Giáo dục1 ngày trướcBộ GD&ĐT cảnh báo, một số trang mạng xã hội xuất hiện văn bản giả mạo đơn vị thông báo về việc tổ chức giải đạp xe "Ride To Inspire" dành cho học sinh từ 6 đến 15 tuổi.
-
Giáo dục1 ngày trướcBộ GD&ĐT đề xuất năm 2025, các trường đại học (ĐH) công bố điểm chuẩn xét tuyển các phương thức tuyển sinh sớm sau ngày 31/5, nếu thực hiện trước thời điểm này sẽ bị “tuýt còi”.
-
Giáo dục1 ngày trướcLà môn học có vai trò quan trọng với các ngành kỹ thuật, công nghệ, tuy nhiên, nếu không có định hướng giảng dạy, học sinh khó lòng lựa chọn môn Tin học.
-
Giáo dục1 ngày trướcKhi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.