Cô giáo mầm non thẳng thắn chia sẻ: Đây là 3 kiểu học sinh khiến nhiều giáo viên lắc đầu, bạn học ở lớp cũng không muốn chơi cùng

Ở môi trường mẫu giáo, có không ít đứa trẻ khó hòa nhập được với bạn cùng lớp bởi những khác biệt về tính cách.

Ở độ tuổi lên 3, trẻ bắt đầu được cha mẹ cho đi học mẫu giáo. Đây là một trong những giai đoạn đầu đời vô cùng quan trọng, giúp trẻ hình thành nhiều kỹ năng, nền tảng xã hội. Tất nhiên bố mẹ nào khi cho con đi học đều mong con mình được cô giáo yêu quý, quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên có những đứa trẻ, dù có được cô giáo thích thì cũng khó lòng hòa đồng với bạn bè.

Theo cô Tiểu Mỹ - một giáo viên mẫu giáo có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề tại Trung Quốc thì đây chính là 3 kiểu trẻ như vậy.

1. Trẻ không thích chia sẻ với người khác

Ở trường mẫu giáo, trẻ sẽ phải làm quen với cuộc sống tập thể: cùng chơi, cùng ăn, cùng ngủ với các bạn khác. Đây chính là những hoạt động nuôi dưỡng tinh thần sẻ chia của trẻ. Tuy nhiên một số đứa trẻ lại không thể thích nghi và học được điều này. Không ít trẻ chỉ thích cầm đồ chơi một mình và không cho các bạn cùng lớp chơi cùng hay chạm vào. Khi những bạn khác muốn lấy đồ chơi, trẻ sẽ khóc toáng lên và làm mình làm mẩy. 

Cô giáo mầm non thẳng thắn chia sẻ: Đây là 3 kiểu học sinh khiến nhiều giáo viên lắc đầu, bạn học ở lớp cũng không muốn chơi cùng-1

Không ít trẻ chỉ thích cầm đồ chơi để chơi một mình và không cho các bạn cùng lớp chơi cùng hay chạm vào. Khi có ai muốn chơi cùng, trẻ sẽ giận dỗi và khóc toáng lên. (Ảnh minh họa)

Thông thường, những đứa trẻ này sẽ không được bạn cùng lớp yêu thích. Tuy nhiên xét về góc độ tâm lý thì có thể trẻ đang không có cảm giác an toàn về quyền sở hữu. Các bậc cha mẹ hàng ngày nên chú ý đến khía cạnh này, dạy con tính chia sẻ bằng cách cùng nhau chơi trò "mượn đồ chơi", khen ngợi khi con biết chia sẻ món đồ nào đó với mọi người,...

2. Trẻ thích bám dính cô giáo

 

Trẻ nhỏ cần phải học được tính xã hội - đó là việc tương tác với mọi người xung quanh, học cách chung sống hòa bình với tập thể và giải quyết các xung đột. Ở giai đoạn 3 tuổi trở lên, sự phát triển xã hội ở trẻ cũng dần biểu hiện.

Nếu một đứa trẻ bám dính lấy bố mẹ quá mức khi ở nhà thì khi đi học, trẻ cũng thường bám dính lấy cô giáo. Nếu vậy, việc đi mẫu giáo sẽ chẳng còn tác dụng bởi các cô không thể nào dạy trẻ các kỹ năng xã hội. Chỉ khi nào hòa đồng, tích cực giao tiếp, chơi đùa với các bạn cùng lớp thì trẻ mới có thể học hỏi thêm được nhiều điều.

Khi ở nhà, bố mẹ cũng cần phải cương quyết tách trẻ ra, không nên để bị ảnh hưởng bởi những lời năn nỉ của trẻ. Ngoài ra, bố mẹ nên hành động một cách nhất quán, tránh tình trạng hôm nay cương quyết, hôm sau lại mủi lòng.

Cô giáo mầm non thẳng thắn chia sẻ: Đây là 3 kiểu học sinh khiến nhiều giáo viên lắc đầu, bạn học ở lớp cũng không muốn chơi cùng-2

3. Trẻ có phong cách công chúa nhỏ, hoàng tử bé

Ở trường mẫu giáo, có một số đứa trẻ thường thích khoe những thứ được bố mẹ mua cho như quần áo đẹp, đồ chơi vui nhộn,... Những đứa trẻ này cũng thường không thích chơi với các bạn học khác mà chỉ tìm những bạn có điều kiện giống mình để khoe.

Vốn dĩ, thế giới của trẻ cần phải trong sáng, hồn nhiên nhưng đôi khi vì sự chiều chuộng quá mức của bố mẹ mà thế giới ấy lại sớm nhuốm màu vật chất. Tất nhiên những đứa trẻ thích khoe thường không nhận được sự yêu quý của bạn bè. 

Trong cuộc sống hàng ngày, bố mẹ cần để tâm hơn đến lời nói, hành động của mình, tránh để con có những quan niệm không đúng đắn về vật chất và điều kiện bên ngoài. Nếu không, trẻ khi lớn lên dễ trở thành người hợm hĩnh và khó tìm được bạn bè thật lòng.

Theo Pháp luật và bạn đọc



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.