- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cô giáo Hà Nội xinh đẹp từng khiến dân mạng 'ngẩn ngơ' 3 năm trước, giờ ra sao?
Trần Thanh Nga - cô giáo dạy Vật lý xinh đẹp từng hút sự chú ý trên mạng xã hội bởi gương mặt xinh xắn, phong cách dạy cuốn hút giờ đã có những bước phát triển mới trong công việc, kỹ năng.
Cách đây 3 năm, cô giáo Trần Thanh Nga từng là “hiện tượng mạng” sau một vài buổi livestream dạy học môn Vật lý trong giai đoạn dịch Covid-19 diễn ra. Thời điểm đó, cô giáo trẻ cho hay, livestream dạy học nảy sinh với mong muốn nhiều bạn học sinh có thể tiếp cận được kiến thức môn Vật lý trong những ngày dịch diễn biến phức tạp, khó lường.
Thanh Nga sinh năm 1998, quê Hà Nội, tốt nghiệp loại Giỏi ngành Sư phạm Vật lý của Trường ĐH Giáo dục - ĐH Quốc gia Hà Nội.
Cô giáo trẻ Trần Thanh Nga với vẻ ngoài xinh xắn.
Chia sẻ với VietNamNet, cô giáo Thanh Nga cho hay, sau khi trở nên nổi tiếng trên mạng xã hội, cuộc sống của cô có chút xáo trộn thời gian đầu, song không nhiều.
Tuy nhiên, cô giáo trẻ hiểu rằng, cũng từ lúc đó, những lời nói hay những việc mình làm sẽ nhận được nhiều sự chú ý hơn và nhiều người biết đến hơn. Do đó cô luôn tự nhủ phải cẩn trọng và chỉn chu hơn trong những bài giảng và cả trong cuộc sống. Cô giáo trẻ vẫn luôn nỗ lực, cố gắng để xây dựng và giữ hình tượng một người giáo viên tốt.
Hiện, Thanh Nga là giáo viên tại Trường THPT Hòa Bình - Latrobe (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Trước đây, cô giáo cũng có thời gian dài làm giáo viên hợp đồng tại Trường THPT Việt Nam – Ba Lan (quận Hoàng Mai, Hà Nội).
Cô giáo Trần Thanh Nga từng là "hiện tượng mạng" với ngoại hình xinh đẹp cách đây 3 năm.
Thanh Nga cho hay, ngoại hình nổi bật có thể giúp cô tạo ấn tượng tốt ban đầu với học sinh nhưng để được các em quý mến và tôn trọng, việc quan trọng hơn là bản thân phải luôn trau dồi kiến thức.
Hiện tại, ngoài việc dạy học trên trường, cô giáo cũng có hơn 60.000 người theo dõi trên kênh Tiktok. Cô cũng thường xuyên đăng tải những video dạy học và chia sẻ về công việc giáo viên.
“So với 3 năm trước, giờ đây, tôi cũng tích lũy được nhiều kinh nghiệm, kiến thức hơn và cũng tự tin hơn trong việc giảng dạy.
Nhờ những môi trường làm việc cũ đi qua đã giúp tôi được học hỏi, rèn luyện để có thể làm việc ngày càng chuyên nghiệp, quy chuẩn hơn trong các môi trường mới. Tuy nhiên, chương trình phổ thông mới cùng nhiều thay đổi, nên bản thân tôi luôn tự nhủ sẽ tiếp tục học tập, bồi đắp nhiều hơn”, Thanh Nga chia sẻ.
Xuất thân trong gia đình có truyền thống sư phạm nên từ bé, Thanh Nga đã có ước muốn trở thành cô giáo. “Nhân vật truyền cảm hứng cho tôi là một thầy giáo trong phim “Cao thủ học đường” của Hàn Quốc. Trong phim, người thầy đã rất tận tâm tận lực, bằng tình yêu thương của mình để có thể dạy dỗ những đứa trẻ hư nhất, kém nhất nên người”.
Thanh Nga nhìn nhận trong hành trình của mình cũng vậy, sẽ có những học trò ngoan và cả chưa ngoan, thậm chí đôi khi là ương bướng, nhưng mỗi học sinh sẽ có những câu chuyện của riêng mình.
“Vì vậy tôi luôn muốn dạy học sinh bằng sự cảm thông và tình yêu thương chứ không phải với những áp lực nặng nề”, Thanh Nga chia sẻ.
Cô giáo chia sẻ quyết định trở thành giáo viên môn Vật lý của mình từ lý do ban đầu có phần hơi... trẻ con.
“Hồi cấp THPT, trong một cuộc tranh luận, có một bạn nam tỏ ra coi thường chúng tôi khi cho rằng con gái thì sẽ không thể học tốt môn tự nhiên bằng con trai. Vì vậy, tôi quyết tâm chọn học khối tự nhiên để chứng tỏ bản thân và cho bạn ấy biết giới nữ hoàn toàn có thể học tốt”.
Càng học, càng tìm hiểu, Thanh Nga càng thấy môn Vật lý hay và hấp dẫn, bởi kiến thức môn học này giúp bản thân lý giải được cách mà mọi thứ xung quanh vận hành ra sao, từ thứ rất nhỏ như nguyên tử hay rất lớn như hệ mặt trời, vũ trụ; từ những vật dụng quen thuộc trong cuộc sống đến những cỗ máy phức tạp,...
Chính vì vậy, cô giáo trẻ cũng luôn khuyên các học trò rằng điều quan trọng nhất để có thể học tốt môn học này chính là học bằng bản năng khám phá của con người, hiểu bản chất vật lý và liên hệ thực tiễn.
Trong dạy học, cô giáo Thanh Nga không muốn chỉ hướng học sinh đến việc luyện thi. Bởi theo cô, nếu chỉ tập trung luyện thi thì học sinh có thể thi tốt; nhưng nếu dạy theo cách hiểu bản chất thì học sinh vừa có thể thi tốt mà vẫn có một nền tảng hiểu biết, kiến thức vững chắc để phát triển xa hơn.
Kiến thức cơ bản là giống nhau nhưng mỗi giáo viên lại có cách dạy khác nhau. Cô giáo Thanh Nga luôn đề cao việc liên hệ thực tế và dẫn dắt học sinh bằng những câu hỏi gợi mở.
“Tôi không áp đặt kiến thức mà cố gắng gợi mở cho học sinh tự mình khám phá kiến thức. Điều này sẽ giúp các em hiểu bản chất vấn đề hơn, qua đó càng thêm hứng thú với môn học hơn và không cảm thấy khó”.
Giờ đây, điều cô Thanh Nga rất vui là học sinh của mình có em đã đạt những mức điểm 9 - 9,5 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Ngoài ra, một số em còn đạt nhiều giải thưởng trong các kỳ thi học sinh giỏi.
Cô giáo trẻ cho biết, thời gian tới, ngoài việc cố gắng dạy tốt trên trường, cô vẫn sẽ tiếp tục livestream, quay các video dạy Vật lý đăng lên mạng xã hội để truyền động lực tới các bạn học sinh trên cả nước.
Theo VietNamNet
-
Giáo dục9 giờ trướcVới chiến thắng thuyết phục ở cuộc thi Quý 4, Nguyên Phú giành tấm vé cuối cùng vào vòng chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24.
-
Giáo dục10 giờ trướcCông an thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam) quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông H.V.L.-người đã xông vào lớp đánh học sinh lớp 8, trường THCS Nguyễn Du.
-
Giáo dục15 giờ trướcChỉ trong một tháng đầu năm học, hàng loạt vụ lạm thu xảy ra, từ việc cô giáo xin tiền mua laptop tới trường vận động góp tiền bảo trì tivi, di chuyển điều hòa... Phải chăng lạm thu vẫn là vấn đề nhức nhối nhưng chưa có "thuốc chữa"?
-
Giáo dục18 giờ trướcSự chia sẻ của phụ huynh với ngành giáo dục là cần thiết, tuy nhiên, nếu làm không đúng rất dễ gây ra phản cảm, không hiệu quả.
-
Giáo dục22 giờ trướcTừng là sinh viên ngành Công nghệ thông tin của ĐH Bách khoa Hà Nội nhưng vì mải mê chơi điện tử, nợ tới gần 40 tín chỉ không thể trả được, chán nản, Vũ quyết định bỏ học về quê làm công nhân.
-
Giáo dục1 ngày trướcBài thơ "Tiếng hạt nảy mầm" của tác giả Tô Hà được in trong sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt lớp 5 nhận nhiều ý kiến trái chiều về cách dùng từ.
-
Giáo dục1 ngày trướcCả phụ huynh và giáo viên đều cho rằng công bố môn thi lớp 10 nên tiến hành sớm hơn để học sinh có thêm thời gian chủ động ôn tập.
-
Giáo dục1 ngày trướcThầy Khang nuôi 22 trẻ Làng Nủ: 'Kể cả khi tôi 'đi xa', các con vẫn ấm no, học hành tử tế'
-
Giáo dục1 ngày trướcCó ban đại diện cha mẹ học sinh, thầy cô sẽ yên tâm tập trung cho giáo dục, không tham gia vào việc thu chi tiền bạc nên giữ được uy tín và dễ thành công trong giảng dạy.
-
Giáo dục2 ngày trước"Các con học thay con của chú" - lời nhắn nhủ của anh Hoàng Văn Thới với học sinh khiến nhiều giáo viên nghẹn ngào vì thương hoàn cảnh người cha mất 3 con nhỏ.
-
Giáo dục2 ngày trướcSáng nay, HĐND TP Hà Nội thông qua Nghị quyết quy định mức thu học phí với các cơ sở giáo dục công lập tự chủ và chất lượng cao trên địa bàn năm học 2024-2025.
-
Giáo dục2 ngày trướcUBND TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) vừa giao thanh tra làm rõ việc một phụ huynh của Trường Tiểu học Mạc Thị Bưởi đưa con đến bệnh viện khám, phát hiện bảo hiểm y tế (BHYT) đã hết hạn 7 tháng dù có đóng tiền cho nhà trường.
-
Giáo dục2 ngày trướcLãnh đạo Trường THPT số 3 Phù Cát (Bình Định) khẳng định do Ban đại diện cha mẹ học sinh thấy trường khác có tivi phục vụ giảng dạy nên tự vận động mua tivi cho nhà trường.
-
Giáo dục2 ngày trướcBộ Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) lấy ý kiến các địa phương, trường học về Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT trong đó có việc góp ý cho phương án thi tuyển lớp 10 theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018.