- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Con làm cả Tết không xong bài tập về nhà, nhiều phụ huynh ám ảnh
Với tâm lý sợ học sinh quên kiến thức, nhiều giáo viên, thậm chí chính phụ huynh không ngần ngại “lì xì” học sinh bằng bài tập về nhà trong dịp Tết.
Tết Nguyên đán năm nay, bé Hà Anh - cô con gái út đang học lớp 5 của chị Bùi Thị Thu Thảo (41 tuổi, Nam Định) được nghỉ 11 ngày liên tục. Trước kỳ nghỉ, con gái chị Thư nhận được 10 trang bài tập Tiếng Việt, 3 đề Toán và 2 đề tiếng Anh (chưa kể một số yêu cầu nhỏ từ các môn Lịch sử, Địa lý) từ giáo viên, cùng lời dặn nộp bài vào buổi học đầu năm mới.
Đây không phải năm đầu tiên, bé Hà Anh được giáo viên “lì xì” bài tập Tết. Nhìn vào số lượng bài tập mà con gái được giao, chị Thảo không khỏi ngao ngán. Nữ phụ huynh tính toán, để làm hết số bài đó, con chị cũng phải mất ít nhất 4-5 ngày, chiếm gần 2/3 thời gian nghỉ Tết.
Chị Thảo bức xúc, ngay đến người lớn còn không muốn bị giao việc trong ngày nghỉ, vậy tại sao phải yêu cầu con trẻ phải làm bài tập chỉ vì sợ các con quên kiến thức? “Thử nghĩ xem, bố mẹ thì lo sắm Tết, lo đi chúc Tết họ hàng mà cứ để các con nơm nớp lo đống bài tập về nhà thì có nên hay không", chị Thảo nói.
Theo nữ phụ huynh, dịp Tết Nguyên đán là dịp để học sinh kết nối với gia đình, vì vậy không cần phải giao bất cứ hình thức bài tập nào. "Hãy để con trẻ tận hưởng Tết trọn vẹn, cũng như khi người lớn nghỉ phép cũng cần ngắt kết nối với công việc. Giao bài tập Tết cho học sinh chẳng khác nào khiến phụ huynh cũng không được nghỉ Tết theo vì phải kèm cặp con", chị Thảo bày tỏ.
Nhiều ý kiến xung quanh việc có nên giao bài tập cho học sinh ngày Tết. (Ảnh minh hoạ)
Đồng quan điểm, chị Nhâm Thuý Hà (43 tuổi, Hà Nội) cho rằng, người lớn vui xuân đón Tết, các con phải vật lộn với hàng đống bài tập thật không công bằng.
"Chẳng mấy học sinh vui khi nhận hàng đống bài tập Tết và lo sợ bị quở trách và bị so sánh với bạn bè, các con buộc phải hoàn thành", chị Hà nói và cho biết, nhiều trường hợp gia đình về quê hoặc đi du lịch mà con vẫn phải mang theo phiếu bài tập và ngồi riêng một góc để làm khiến cả nhà mất vui.
Chỉ vỏn vẹn mấy ngày nghỉ Tết, học sinh cũng chưa thể quên đi kiến thức. Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán là khoảng thời gian để con trẻ có cơ hội trải nghiệm, tìm hiểu các phong tục truyền thống. Do đó, nữ phụ huynh mong nhà trường, thầy cô giáo tạo điều kiện để học sinh có khoảng thời gian nghỉ Tết thực sự.
Bên cạnh những ý kiến phản đối, vẫn có nhiều phụ huynh cho rằng, nếu không giao bài tập làm, ăn Tết xong các con sẽ “chữ thầy trả thầy”. “Thời gian nghỉ Tết của các con thường kéo dài từ một đến hai tuần. Có bài tập về nhà, con còn lo học bài thay vì chìm vào mạng xã hội, chơi game”, chị Phan Thị Ngọc (34 tuổi, Hà Nội), một phụ huynh có hai con đang học bậc Tiểu học nói.
Theo nữ phụ huynh, nếu bài tập nhiều, thay vì ngồi oán trách, phụ huynh có thể giúp con lên kế hoạch làm bài, mỗi ngày làm bao nhiêu thời gian, bao nhiêu câu hỏi. Đó là cách giúp con trẻ rèn luyện tính kỷ luật, có trách nhiệm hơn trong học tập.
Chị Ngọc mong vào mỗi kỳ nghỉ, giáo viên sẽ giao bài tập về nhà để học sinh trau dồi thêm kiến thức đã học, đặc biệt với học sinh cuối cấp bởi các em đang ở giai đoạn tăng tốc cho kỳ thi chuyển cấp.
Theo phụ huynh, việc giao bài trong dịp Tết Nguyên đá vô tình tạo ra áp lực cho học sinh, kì nghỉ sẽ mất đi giá trị. (Ảnh minh hoạ)
Giữa nhiều luồng ý kiến trái chiều, cô Nguyễn Thảo Linh, trường THPT Cổ Loa (Hà Nội) cho rằng, giao bài tập dịp Tết cho học sinh hay không là quyền chủ động, linh hoạt của từng giáo viên. Cô cho rằng trong kỳ nghỉ Tết, việc không giao bài chẳng những làm học sinh, bố mẹ vui mà thầy cô cũng thấy được giảm áp lực.
"Tôi thường nói với học sinh, nếu ai có nhu cầu làm bài tập, luyện đề trong dịp Tết thì có thể nhắn riêng, tôi sẽ gửi để học sinh làm, chứ không giao đồng thời cho cả lớp. Suy cho cùng, việc được thoải mái vui chơi trong chơi dịp Tết của học sinh là nhu cầu chính đáng, đáng được ủng hộ", cô Linh nói.
Cô giáo Bùi Thị Nhàn, trường THCS Phúc Khánh (Thái Bình), nữ giáo viên thường chọn cách biến bài tập đặng lý thuyết khô khan thành những dạng bài trải nghiệm kĩ năng sống, đem lại nhiều hứng thú cho học sinh. Cụ thể, mỗi năm, trước khi nghỉ Tết, cô Nhàn đều giao học sinh các bài tập cụ thể như: giúp đỡ ông bà, cha mẹ, dọn dẹp nhà cửa, tham gia gói bánh trưng, trang trí nhà đón Tết...
"Tôi thường không giao bài tập cho các em vào dịp này, vì đây là thời gian các em quây quần bên gia đình, trải nghiệm văn hoá truyền thống. Khi đi học lại, học sinh rất hào hứng, kể về những trải nghiệm, việc mà mình đã làm được trong suốt kỳ nghỉ Tết cho cô và các bạn nghe", cô Nhàn nói.
Nữ giáo viên khuyên trước khi quay lại trường 1-2 ngày, học sinh nên xem lại bài vở, nhanh chóng lấy lại đà học tập vì nhiều em sau Tết vẫn còn tâm lý muốn chơi, chưa bắt nhịp với việc học.
Theo VTC News
-
Giáo dục4 giờ trướcCác trường đại học khối ngành Y Dược bắt đầu công bố phương án tuyển sinh 2025 với nhiều điểm mới đáng chú ý.
-
Giáo dục4 giờ trướcPhạm Minh Chuyên, tốt nghiệp cùng lúc 2 bằng đại học loại giỏi Trường ĐH Luật TPHCM, vượt qua kỳ thi sát hạch luật sư bang California (Mỹ). Tỷ lệ trúng tuyển của kỳ thi luật này chỉ khoảng 50%.
-
Giáo dục5 giờ trướcSau nhiều đêm suy nghĩ, thầy Xuân Khang, Chủ tịch Hội đồng trường Marie Curie - Hà Nội, quyết định nhận nuôi các cháu còn sống sau trận lũ quét kinh hoàng Làng Nủ.
-
Giáo dục22 giờ trướcGiáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lí, điều hành hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường.
-
Giáo dục1 ngày trướcMùa tuyển sinh năm 2025, thí sinh có thể sử dụng chứng chỉ IELTS từ 5.0 để xét tuyển đầu vào trường đại học top đầu.
-
Giáo dục2 ngày trướcCác trường đại học trên cả nước dự kiến vẫn dành hàng nghìn chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển học bạ trong năm 2025.
-
Giáo dục2 ngày trướcTrong năm 2025, ngành GD-ĐT đã, đang và sẽ triển khai việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy từ Bộ GD-ĐT đến các nhà trường.
-
Giáo dục3 ngày trướcSau khi về hưu, không ít giáo viên lựa chọn dạy thêm tại nhà. Nếu dạy thêm tại nhà giáo viên phải đáp ứng những điều kiện gì?
-
Giáo dục3 ngày trướcDạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh, ngoại ngữ không còn là môn thi bắt buộc...là những chính sách giáo dục quan trọng có hiệu lực từ tháng 2/2025.
-
Giáo dục4 ngày trướcTết này, cô giáo Ngô Thu Huyền lại lặng lẽ gác lại niềm hạnh phúc riêng cho sự nghiệp trồng người nơi vùng cao gian khó.
-
Giáo dục5 ngày trướcBắt tay vào nghiên cứu từ năm thứ 2 đại học, Nguyễn Quốc Khang sở hữu 7 công bố quốc tế, được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp bằng sáng chế vào tháng 12/2024.
-
Giáo dục5 ngày trướcSau giao thừa, vào thời khắc đầu tiên của năm mới, mọi người thường chọn thời điểm được xem là giờ tốt, ngày đẹp để khai bút với ước mong có một năm mới may mắn, sự nghiệp hanh thông như ý nguyện.
-
Giáo dục6 ngày trướcĐầu tư cho con em 200.000-400.000 USD để đi du học Mỹ, nhiều phụ huynh lo lắng nên chọn ngành gì để dễ dàng tìm được việc trong tương lai.