Con thi học kỳ, cả nhà sốt ruột

Con tôi học lớp 2, ngày mai con thi học kì 1 hai môn Toán, tiếng Việt. Trẻ con trong xóm học chung trường tiểu học, các con học khác khối nhau và chung lịch thi.

Con tôi học lớp 2, ngày mai con thi học kì 1 hai môn Toán, tiếng Việt. Trẻ con trong xóm học chung trường tiểu học, các con học khác khối nhau và chung lịch thi.

Trước đó 10 ngày, cô giáo phát đề cương về cho các con ôn thi, chi tiết, tỉ mỉ từng bài tập làm văn, bài luyện từ và câu; các dạng toán cộng trừ, tìm x, quy đổi đơn vị tính khối lượng, đơn vị đo lường. Cô giáo trao đổi với phụ huynh trong nhóm Zalo của lớp về lịch thi, nhờ phụ huynh sát sao kèm cặp các con. Thế là ngày nào bố mẹ cũng thay nhau học cùng con, giục giã con làm bài, hướng dẫn con bài khó. Không chỉ làm hết bài trong tập đề cương cô giao, tôi còn đố con giải phép tính, bài toán tương tự. Chỉ đến khi con nhăn nhó kêu mệt, mỏi tay, đau đầu thì mẹ mới cho con nghỉ, giục con soạn sách vở ngày mai đi học.

Tôi cũng mắc bệnh thành tích như nhiều phụ huynh khác. Con gái tôi thuộc hàng bé nhất lớp, mẹ chỉ nhân nhượng chút ít còn thì vẫn phải ôm sách vở học mỗi tối có mẹ kèm cặp, giám sát. Tôi xoay đủ chiêu, từ dỗ dành, dọa nạt đến bắt ép phải học thế này, thế kia. Con viết bút mực, chữ một li rất xấu. Tôi bắt con luyện chữ, viết chậm, viết đúng cỡ đúng li. Tối nào ít bài, hai mẹ con cùng nhau luyện chữ để con không chán. Tối nào mẹ với con cũng học bài, hết Toán, tiếng Việt lại quay sang tiếng Anh. Trẻ con giờ học ở trường cả ngày, cô trò luyện đi luyện lại kiến thức mà bố mẹ vẫn chưa yên tâm. Dù con mới chỉ học lớp 1, lớp 2 thì cũng không thể phó mặc việc học của con cho thầy cô và nhà trường. Bất cứ phụ huynh nào cũng nghĩ, phải tốn công tốn sức dạy dỗ, kèm cặp con ngay từ tấm bé mới hiệu quả.

Con thi học kỳ, cả nhà sốt ruột-1

(Ảnh minh họa)

Đến kì thi học kì, không khí học tập ở mỗi gia đình đều sôi sục, khẩn trương, tận dụng triệt để quãng thời gian ôn luyện ngắn ngủi. Con đòi đi chơi, đòi xem ti vi, nhất định là không. Tôi luôn nói: "Mẹ con mình làm bài, ôn bài kĩ càng để con đạt điểm cao, thi xong mẹ cho con chơi thoải mái". Nhưng lũ trẻ tinh quái luôn tìm cách lẩn nhà, trốn đi chơi cùng nhau khi bố mẹ bận làm việc gì đó. Con chỉ được chơi chốc lát, bố mẹ gọi ời ời bắt về nhà học.

Không chỉ bố mẹ mà ngay cả ông bà cũng lo lắng khi các cháu sắp thi. Tôi còn trêu bác hàng xóm cạnh nhà là "bà nội mẫu mực" vì sốt sắng chuyện bài vở của cháu gái. Bà nội đeo kính rà soát bài kiểm tra cô trả, câu nào cháu làm sai, bà gọi điện hỏi tôi. Tôi cũng ú ớ trả lời vu vơ và hẹn bác đến chiều mới trả lời chính xác. Tôi xem lại sách giáo khoa, vở con làm bài mà cô đã hướng dẫn những câu tương tự để trao đổi với bác. Bà nội nhăn mặt xòe cho tôi xem cả xấp bài kiểm tra của cháu gái, toàn điểm 9 và 9,5. Tôi phá lên cười: "Bà nội ơi, cháu gái học thế này là giỏi quá rồi". Bà nội lắc đầu: "Giỏi thì phải được điểm 10, sai toàn câu dễ thế này…".

Con học lớp 1, lớp 2 và càng lên lớp cao hơn của bậc tiểu học, được danh hiệu hoàn thành xuất sắc rất khó. Nếu con đạt điểm Toán, tiếng Việt toàn 9, 10 mà các môn Thủ công, Âm nhạc, Mỹ thuật, tiếng Anh không đạt mức hoàn thành tốt thì vẫn trượt giấy khen "Hoàn thành xuất sắc".

Thế mới có chuyện, sát nút thi học kì mà vẫn có tin nhắn của cô giáo, mong phụ huynh đôn đốc, giục giã con làm lại bài Thủ công, Mỹ thuật. Thế mới có cảnh, bố mẹ sốt ruột, quát mắng con tập trung Toán, tiếng Việt, tiếng Anh còn mấy bài tập Thủ công, Mỹ thuật thì bố mẹ làm hộ cho nhanh. Con thi học kì hay cả nhà thi học kì? Con đạt điểm 9, 10 chắc chắn công sức của bố mẹ, ông bà không hề nhỏ.

Tôi tâm sự với mấy chị bạn đồng nghiệp: "Từ ngày con em vào lớp 1, em chưa bao giờ được xem phim, lúc nào cũng phải học cùng con". Mọi người đều thừa nhận, việc học của các con là mối quan tâm lớn nhất, vui chơi giải trí phải đợi đến lúc lũ trẻ nghỉ hè. Ngày thường đã bận học cùng con, dịp con thi học kì, bố mẹ nào cũng phải tăng tốc, kèm còn sát sao để con "về đích" với số điểm cao nhất.

Tôi không đạt mục tiêu con phải được điểm 10 thi học kì, phải đạt danh hiệu học sinh hoàn thành xuất sắc. Nhưng tôi cũng vẫn miệt mài cùng con ôn luyện bài vở, đề cương, đọc đi đọc lại kiến thức trong sách giáo khoa. Con thi xong, mẹ thở phào nhẹ nhõm. Lại hồi hộp chờ con báo điểm, lại vui buồn đan xen khi đi họp phụ huynh...

Con thi học kì, cả nhà sốt ruột kèm cặp, ôn đi ôn lại đến mức thuộc làu làu mà vẫn lo con quên, con nhầm, con bỏ sót câu hỏi. Con học tiểu học, thi học kì là quan trọng nhất, chẳng bố mẹ nào dám lơ là, nhắc nhở suông mà đều phải cùng học với con mới yên tâm.

Theo Dân Trí


học sinh tiểu học

thi học kỳ


  • Chuyện chưa kể về clip học trò mang cua tặng cô giáo thu hút 16 triệu lượt xem
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Đoạn clip dài gần 4 phút ghi lại cảnh học trò vùng cao mang những món quà giản dị như cua núi, gừng, hoa lá ven đường... tặng cô giáo, thu hút hơn 16 triệu lượt xem và nhận về nhiều phản hồi tích cực.
  • Loạt trải nghiệm hấp dẫn ở Trung tâm Nhật ngữ Yuki dịp 20/11
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Trung tâm Nhật ngữ Yuki tổ chức nhiều hoạt động và chương trình đặc biệt nhằm tri ân chân thành đến đội ngũ giảng viên tài năng và tận tâm, đồng thời mở rộng cơ hội cho các bạn trẻ.
  • Hiệu trưởng 'ghế nhựa' và ngôi trường 100 tỷ ở vùng biên giới
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Từng là cậu bé đi bán kem dạo ở thành phố Vinh, trở thành thầy giáo đi dạy cũng chỉ có một bộ quần áo lành lặn duy nhất để lên lớp, thầy Khang nói mình như một chiếc "lá rách", nhưng luôn có mục tiêu phấn đấu để trở thành một chiếc "lá lành", không những chỉ có thể lo cho mình mà còn giúp được cho nhiều người khác
  • Những 'cú sốc' du học
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Chuyện về những du học sinh giỏi và thành công luôn vẽ lên bức tranh tươi sáng khiến nhiều người ngưỡng mộ và coi là đích đến. Nhưng có một góc tối - nơi nhiều bạn trẻ không tránh khỏi những cú sốc vì ôm mộng du học nhưng đổi lại là triền miên nợ môn, áp lực chi tiêu đến mức trầm cảm nơi xứ người.
  • 'Lương thấp dễ khiến giáo viên giảm động lực với nghề'
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Nhân dịp 20/11, VietNamNet có cuộc trao đổi với Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch HĐQT Trường Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) - một trong những nữ hiệu trưởng trường tư đầu tiên của cả nước.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.