Cười đau ruột chuyện con học online: "Chó sủa, mẹ mắng, bà em không biết tắc MIC", nhưng cái kết thì rơi nước mắt

Học online là phương thức tối ưu thay thế cách học truyền thống trong thời điểm hiện tại, tuy nhiên từ đây có nhiều tình huống dở khóc dở cười đã xảy ra. Cùng trải nghiệm buổi học online cùng con qua nhật ký vui nhộn của một bà mẹ.

01
Cô giáo nhắn trên nhóm zalo của lớp: "Các mẹ dặn con viết thứ... ngày... tháng, Môn học... cho đỡ mất thời gian nhé". Nội quy của lớp được cô gõ riêng 1 bảng gửi vào nhóm: "Chuẩn bị đồ dùng học tập trước mặt/ Tắt MIC (chỉ mở khi trả lời câu hỏi hoặc có ý kiến)/ Bật máy quay và nhìn vào màn hình...". Nghe tưởng rõ ràng như thế, chỉ việc làm theo thôi nhưng hóa ra không phải vậy. 

Cô còn cẩn thận làm 1 buổi học thử để các mẹ, các con cho quen. Học sinh tiểu học, con học mẹ cũng phải thao tác, nào có tự làm được đâu. Sau vài lần đăng nhập thì cũng vào được Zoom, con mắt lấp lánh sáng như sao, bao lâu mới nhìn thấy cô và bạn bè. Cô chưa vào, học trò thì nhao nhao, đủ các thứ tiếng. 

Cười đau ruột chuyện con học online: Chó sủa, mẹ mắng, bà em không biết tắc MIC, nhưng cái kết thì rơi nước mắt-1Học sinh cả nước đang chuyển qua hình thức học online (Ảnh minh họa)

Giọng của bạn nào rõ to: "Bạn V. này con ghét nhất lớp. Rất hay ăn quà trong lớp nhem nhem tụi con", hình ảnh trên màn hình là bà mẹ vội bịt miệng con lại, tiếng bà mẹ bên đó cuống cuồng: "Con tắt MIC chưa?". Tiếng hỗn loạn ngày càng to. Rồi cô cũng xuất hiện, cô dặn phụ huynh cho con không gian riêng để con tự lập. Ừ thì khép cửa đi ra cho con học hành tự lập.

Mẹ sang phòng bên làm việc, sếp thì giục gửi báo cáo gấp, mà nhóm Zalo của lớp thì ting ting báo tin nhắn réo rắt: Nguyễn Ngọc L. không vào được cả máy tính và điện thoại ạ/ Nhà em không nghe thấy cô nói gì/ Nhà em cũng xoay tít không vào được/ Các chị thấy tiếng không ạ?/ Nhà em vào lại out/ Cô vào chưa các mẹ?... 

Lo quá, hé cửa xem tình hình con thế nào, trộm vía đường truyền vẫn ổn. Chỉ có điều có 1 mớ âm thanh hỗn độn. Tiếng cô cất lên lẫn trong bản hòa âm ấy: "Nhà bạn nào chó đang sủa thì tắc mic đi nhé". Con gái vò đầu bứt tai nhìn ra rồi ra dấu cho mẹ rằng: "Ồn quá, con không nghe thấy gì". 

Cười đau ruột chuyện con học online: Chó sủa, mẹ mắng, bà em không biết tắc MIC, nhưng cái kết thì rơi nước mắt-2Cười đau ruột chuyện con học online: Chó sủa, mẹ mắng, bà em không biết tắc MIC, nhưng cái kết thì rơi nước mắt-3


Nhóm zalo lớp vẫn tiếp tục các tin nhắn: Nhà em vào cứ quay tít như thế này/ Được rồi ạ/ Con mãi không kết nối được/ Máy cô lại đang bị out... Ôi gay, cô out thì học sinh học với ai. Mẹ lại sang xem phòng con gái thế nào thì tiếng con thất thanh: "Mẹ ơi bị lác rồi, đơ rồi". Ừ thì thoát ra vào lại, mãi vẫn không được. Máy tính không được thì thử trên điện thoại mẹ vậy nào... Ôi ơn trời, 7 phút trôi qua con lại được "hòa nhập". 

02
Một lúc sau tiếng con lại hét lên: "Mẹ ơi sếp gọi mẹ này". Ôi sếp gọi thì không nghe không được, mẹ cần lương, xin lỗi con. "Alo sếp ạ, báo cáo ạ, vâng em đang gõ đây ạ, sếp cho em 20 phút ạ". Quay lại trả điện thoại cho con học online thì nó mặt nghệt ra: "Mẹ, cô mắng đấy. Mẹ mua cho con cái điện thoại riêng đi". Thôi nào học tiếp đi đã con...

Trên nhóm vẫn tiếp tục tin nhắn báo tới không ngừng: Con em ở quê, ông bà không xử lý được món này đâu, hôm nay con em xin off cô nhé/ Máy em lại bị out rồi/ Tắt wifi đi bật 4G các mẹ nhé/ Cô lại bị out rồi... Ôi, sao giống chơi trốn tìm thế này. Học trò vào thì cô ra, cô ra thì học trò lại vào... Cả buổi chỉ ra ra vào vào, buổi học đầu tiên nhiều gia đình vẫn không biết tắc mic chỗ nào. 

Đứng ngoài cửa nghe lén thì thấy âm thanh như cái chợ vỡ: Nhà ai học tiếng Anh thì tắt mic đi/ Bạn nào đang bật phim xem đấy nữa/ Thưa cô, chị gái mẹ em đang đứng xem phim bên cạnh ạ/ Tắt mic đi nào/ Thưa cô, bác cũng không biết tắt chỗ nào. Bố mẹ em biết nhưng đang ở Hà Nội rồi/ Thưa cô em xin phép đi vệ sinh ạ/ Em xin đi vệ sinh 3 lần rồi đó/ Nhưng em vẫn buồn... Ôi, thật như trò đùa. 40 phút trôi qua xem ra chưa có được mấy chữ vì công tác tổ chức lớp thôi đã quá khó khăn rồi.

Thôi kệ con tự lập như cô nói, quay lại với cái báo cáo nào, không sếp giết. Chưa gõ được mấy dòng thì tiếng con lại gọi toáng lên: "Mẹ, mẹ ơi lại bị out rồi. Mẹ tắt wifi đi, bật 4G cô bảo thế". Hết cả hồn, lại mẹ xử lý và thao tác...

Cười đau ruột chuyện con học online: Chó sủa, mẹ mắng, bà em không biết tắc MIC, nhưng cái kết thì rơi nước mắt-440 phút trôi qua xem ra chưa có được mấy chữ vì công tác tổ chức lớp thôi đã quá khó khăn rồi. (Ảnh minh họa)

03
Đến lúc quay được lại bàn thì nhóm zalo lớp vẫn tin nhắn đổ dồn dập về: Con nhà em nhất quyết không chịu học trực tuyến, nó bảo phải nhìn thấy cô thật nó mới học cơ, em làm thế nào đây?/ Trong lớp mình có nhà bạn nào có gia sư giảng bài to quá át hết cả tiếng cô giáo/ Mẹ nào quát con to quá, quần áo mặc 3 ngày không thay, ôi chết mất/ Em thì vẫn phải đi làm, không biết ở nhà bác giúp việc có xoay được không... Cứ thế mà ồn ĩ đi qua, mẹ hóng lớp của con vừa lo vừa buồn cười, bản báo cáo vẫn trống trơn. 

Rồi cũng đến lúc con mở cửa đi ra: "Học xong rồi mẹ ạ". "Hôm nay học thấy thế nào con? Được nhìn thấy cô và các bạn có vui không?"/ "Vui lắm mẹ ạ. Con chẳng nghe thấy gì hết, ồn kinh khủng. Có bao nhiều bạn buồn ngủ gật nữa". Ơ thế là thế nào, bao nhiêu công sức của mẹ dõi theo, phụ tá cuối cùng là công cốc "không nghe thấy gì". 

Hiện thực đập vào mặt để đến lúc mẹ cũng thoát được lớp học online của con, đó là một dòng tin nhắn, màn hình hiện lên dòng chữ không tưởng: "Quá 35 phút, cô nhận phạt 10% lương vì nộp báo cáo muộn nhé" . Ôi trời, học online, báo cáo của tôi....

10% lương đã đi tong, mai lại học trực tuyến lúc 9h, nhóm zalo vẫn xôm tụ bàn tán và cả nhận bài tập về nhà. Cô con gái có vẻ hoang mang cực độ: "Bài 3 đó là bài nào hả mẹ?", gương mặt lộ rõ vẻ lo lắng. Còn mẹ nó còn lo hơn đây này... 

Giờ thì mẹ ngồi thừ ra miên man nghĩ về 10% lương đã mất đi trong nháy mắt, bản báo cáo trắng và buổi học online ngày mai lúc 9h....

Theo Báo dân sinh

Xem link gốc Ẩn link gốc http://baodansinh.vn/cuoi-dau-ruot-chuyen-con-hoc-online-cho-sua-me-mang-ba-em-khong-biet-tac-mic-nhung-cai-ket-thi-roi-nuoc-mat-22202010413245669.htm

học online

học sinh tiểu học


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.