- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Đầu năm học mới, những khoản tiền kỳ lạ 'đến hẹn lại lên'
Bước vào năm học mới 2022-2023, ngành giáo dục và các địa phương đều có văn bản chỉ đạo sẽ xử lý tình trạng lạm thu. Tuy nhiên, tại một số trường đã xuất hiện những khoản thu xã hội hóa khiến không chỉ phụ huynh ngạc nhiên vì... quá lạ.
Góp 300 nghìn đồng chọn giáo viên chủ nhiệm
Đầu tháng 8 vừa qua, việc Hội phụ huynh lớp 1A Trường Tiểu học Đội Cung (TP Vinh, Nghệ An) bàn bạc đóng 300 nghìn đồng/cháu để chọn giáo viên chủ nhiệm cho con chuẩn bị lên lớp 2 khiến không ít người ngạc nhiên.
Sau đó, bà Lại Thị Thái Hà - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đội Cung - cho biết đại diện Hội phụ huynh lớp 1A là bà N. đã thừa nhận sai khi vận động phụ huynh góp tiền.
Sau khi có thông tin phản ánh về việc phụ huynh lớp 1 góp tiền “chọn cô giáo chủ nhiệm”, UBND TP Vinh (Nghệ An) đã có công văn phản hồi về vụ việc.
Theo UBND TP Vinh, việc Hội phụ huynh lớp 1A, Trường Tiểu học Đội Cung (TP Vinh) nhắn tin trong nhóm Zalo của lớp về việc vận động thu tiền để xin giáo viên dạy lớp 2 năm học 2022-2023 là có thật, xuất phát từ nhu cầu muốn có giáo viên nghiêm khắc để rèn học sinh nề nếp tốt.
Đây là việc do phụ huynh lớp tự bàn bạc, Ban giám hiệu nhà trường không chỉ đạo hay hướng dẫn phụ huynh, không có thành viên trong tập thể nhà trường gợi ý hay xúi giục.
Phòng GĐ-ĐT TP Vinh đã chỉ đạo Trường Tiểu học Đội Cung thông báo rõ cho phụ huynh về chủ trương của ngành, quy định của nhà trường và khẳng định không có việc dùng tiền để xin giáo viên chủ nhiệm lớp. Hội phụ huynh phải trả lại ngay tiền cho những phụ huynh đã đóng góp.
Trẻ lớp 1 phải đóng tiền mua ghế vì... 'nhập gia tùy tục'
Theo phản ánh của phụ huynh lớp 1C, Trường Tiểu học Kỳ Trinh (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh), bước vào năm học mới, cô N.T.L, giáo viên chủ nhiệm lớp này thông báo mỗi em học sinh phải đóng 550.000 đồng tiền bàn ghế, 173.000 đồng tiền bảng và 250.000 đồng tiền quỹ lớp và rèm cửa. Tổng cộng mỗi học sinh lớp 1C phải đóng 973.000 đồng.
Cô giáo này cũng nhắn trên nhóm phụ huynh rằng, việc nộp tiền mua bàn ghế là 'nhập gia tùy tục'.
“Các lớp chủ động đóng nộp để các em sang tuần có bàn ghế học. Còn quan điểm, chỉ đạo của nhà trường, ta 'nhập gia tuỳ tục', tránh tình trạng so sánh trường này với trường khác… Còn những phụ huynh nào không đồng ý nộp, sang tuần không có bàn ghế cho con em mình ngồi học thì cá nhân phụ huynh, học sinh phải tự chịu trách nhiệm” - nội dung thông báo được cho là của cô L. gửi tới phụ huynh lớp 1C.
Tin nhắn của giáo viên chủ nhiệm lớp
Bức xúc vì sự việc trên, một phụ huynh đã lên gặp bà Nguyễn Thị Thủy - Hiệu trưởng nhà trường. Tuy nhiên, sự việc tiếp tục trở nên phức tạp khi bà Thuỷ trả lời việc học sinh đóng góp tiền mua bàn ghế, bảng là thoả thuận giữa phụ huynh. "Người nào không đồng tình thì tự chọn cho con mình môi trường khác để học tập hay chuyển đi đâu thì tuỳ" - Câu trả lời của vị Hiệu trưởng hiện gay ra nhiều bức xúc trong dư luận.
UBND thị xã Kỳ Anh, Phòng GD-ĐT đã tổ chức họp, rút kinh nghiệm về việc vận động tài trợ này. Tại cuộc họp, cô L. cũng thừa nhận sai khi đã nói câu "nhập gia tùy tục". Bà Thủy cũng đã nhận lỗi, nghiêm túc rút kinh nghiệm khi phát ngôn gây hiểu nhầm cho phụ huynh.
Bà Nguyễn Thị Tường Vân, Phó phòng GĐ-ĐT thị xã Kỳ Anh nhìn nhận, việc phát ngôn của lãnh đạo Trường Tiểu học Kỳ Trinh chưa khéo léo, vì vậy cần rút kinh nghiệm sâu sắc.
Vào lớp 6 phải đóng 2 triệu đồng
Trước đó, nhiều phụ huynh bức xúc vì phải nộp 2 triệu đồng khi làm thủ tục, hồ sơ cho con vào lớp 6 Trường THCS thị trấn Núi Đối (huyện Kiến Thụy, TP.Hải Phòng) mà không có phiếu thu, không được giải thích nộp khoản tiền gì.
Theo các phụ huynh, do nhà trường thu tiền vào đúng thời điểm tuyển sinh đầu cấp, nên các phụ huynh không dám có ý kiến. Năm 2022-2023, Trường THCS Núi Đối tuyển 170 học sinh lớp 6, chia thành 4 lớp.
Huyện Kiến Thụy đã phải tổ chức cuộc họp về sự việc này. Bà Vũ Thị Thu Hường – Hiệu trưởng Trường THCS Thị trấn Núi Đối - thừa nhận nhà trường có thu 2 triệu đồng/1 học sinh đầu năm học. Theo bà Hường, số tiền này không phải thu học sinh trái tuyến, mà một số phụ huynh nhờ nhà trường mua sách vở, đồng phục, bảo hiểm… Một số phụ huynh không đồng ý nộp tiền này.
Thông báo của UBND huyện Kiến Thụy, Hải Phòng
Chủ tịch UBND huyện Kiến Thụy đã phê bình Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Núi Đối vì đã tổ chức tạm thu một số khoản thu để mua sắm phục vụ trực tiếp cho học sinh khi chưa có hướng dẫn của các cấp và sự đồng thuận của phụ huynh học sinh.
Yêu cầu Trường THCS thị trấn Núi Đối hoàn trả số tiền đã thu cho phụ huynh học sinh, hoàn thành trong ngày 15/8.
Đề nghị phụ huynh góp tiền xây... trạm biến áp tiền tỉ
Mới đây nhất, tối ngày 30/8 một tài khoản mạng xã hội đăng tải nội dung khiến dư luận quan tâm: “Nhà trường vận động cha mẹ học sinh đóng góp xây trạm biến áp bằng vốn xã hội hoá. Cô giáo thì nói là tuỳ tâm cha mẹ học sinh và không cào bằng số tiền cần đóng, nhưng cô lại đưa ra con số 26 triệu cần phải có đủ cho tổng số 37 em học sinh trong lớp.
Chị gái em nuôi được đứa con đi học đã là cả một vấn đề kinh tế, mỗi năm học đến là cả trăm thứ tiền. Khoản nào liên quan đến học tập thì vẫn có thể cố gắng được, nhưng cái khoản xây trạm biến áp này thật sự vô lý và nó nằm ngoài khả năng của chị gái em”.
Sau khi thông tin được đăng tải, ông Nguyễn Kim Hoằng, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Chân cho hay xét thấy nhu cầu của toàn thể hội đồng nhà trường, cha mẹ học sinh, trường đã triển khai xây dựng Kế hoạch 155 ngày 5/7/2022 xin ý kiến Sở GD-ĐT để được vận động, tài trợ kinh phí xây dựng trạm biến áp với mức dự toán 1 tỷ đồng.
Ngày 6/7, nhà trường đã làm tờ trình xin phê duyệt kế hoạch vận động tài trợ xây dựng trạm biến áp 250KVA- 0,4LV.
Đến ngày 22/7, Giám đốc Sở GD-ĐT Hải Phòng đã phê duyệt kế hoạch vận động tài trợ của Trường THPT Lê Chân năm học 2022-2023.
Thông báo của Sở GD-ĐT Hải Phòng phê duyệt kế hoạch vận động tài trợ xây dựng trạm biến áp của Trường THPT Lê Chân
Tuy nhiên, sau khi dư luận phản ánh về sự việc, Giám đốc Sở GD-ĐT Hải Phòng đã thành lập Tổ công tác xác minh.
Theo thông tin từ Sở GD-ĐT Hải Phòng ngày 2/9, kết quả xác minh theo từng nội dung cụ thể cho thấy việc trình, thẩm định, phê duyệt Kế hoạch vận động tài trợ bảo đảm đúng thẩm quyền và các quy định. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện tại nhà trường cho thấy một số vấn đề như nhà trường đã tiến hành tiếp nhận tài trợ khi chưa được được Sở GD-ĐT chấp thuận, phê duyệt Kế hoạch; có biểu hiện "cào bằng" trong việc vận động tài trợ.
Tổ công tác kiến nghị lãnh đạo Sở chỉ đạo Trường THPT Lê Chân dừng ngay việc triển khai thực hiện vận động tài trợ xây dựng trạm biến áp tại nhà trường, đồng thời hoàn trả 631.200.000 đồng đã huy động được từ phụ huynh và cán bộ, nhân viên nhà trường.
* Những khoản nhà trường được thu Hiện nay, các khoản thu nhà trường được thu đầu năm học quy định tại một số văn bản khác nhau, cụ thể: - Tiền học phí: Theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP, đây là khoản thu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định mức học phí cụ thể hàng năm phù hợp với thực tế của các vùng trên địa bàn của mình. - Tiền Bảo hiểm y tế học sinh: Theo khoản 21 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi năm 2012 và điểm đ khoản 1 Điều 7 và điểm c khoản 1 Điều 8 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức thu mỗi em là 4,5% mức lương cơ sở (hiện nay là 67.050 đồng/tháng) nhưng được Nhà nước hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng. - Tiền dạy thêm, học thêm trong nhà trường: Theo Điều 7 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT, đây là khoản thu thỏa thuận giữa nhà trường và cha mẹ học sinh. - Tiền quần áo đồng phục, quần áo thể dục thể thao, phù hiệu: Theo Điều 9 Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT, khoản thu này lấy từ nguồn kinh phí chi thường xuyên của nhà trường, đóng góp của học sinh, sinh viên hoặc các nguồn thu hợp pháp khác và phải được công khai thu, chi. - Tiền phục vụ bán trú: Tiền ăn, chăm sóc bán trú, trang thiết bị phục vụ bán trú: Do từng tỉnh quy định. - Tiền học 2 buổi/ngày: Do từng tỉnh quy định. - Tiền học phẩm cho học sinh mầm non: Do từng tỉnh quy định. - Tiền nước uống học sinh: Do từng tỉnh quy định. - Tiền viện trợ, quà, biếu, tặng, cho: Theo Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT, nhà trường được vận động, tiếp nhận các khoản tài trợ để mua sắm trang bị thiết bị, đồ dùng phục vụ dạy và học; thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học; cải tạo, sửa chữa, xây dựng các hạng mục công trình phục vụ hoạt động giáo dục tại cơ sở giáo dục và hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học trong cơ sở giáo dục. Đặc biệt, Thông tư này nêu rõ, không vận động tài trợ để chi trả: thù lao giảng dạy; các khoản chi liên quan trực tiếp cho cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên và nhân viên, các hoạt động an ninh, bảo vệ; thù lao trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; thù lao duy trì vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; các chi phí hỗ trợ công tác quản lý của cơ sở giáo dục * Những khoản Ban phụ huynh không được phép quyên góp Khoản 4 Điều 10 Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT quy định những khoản Ban phụ huynh không được phép quyên góp là: - Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện; - Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường; - Bảo vệ an ninh nhà trường; - Trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; - Vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; - Khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường; - Mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường; - Hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; - Sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường. |
Theo VietNamNet
-
Giáo dục2 giờ trước"Khi thấy thầy, các con luôn miệng: "Chúng con chào cô giáo thầy Tú” khiến tôi phì cười. Thậm chí, trẻ bé hơn còn khoanh tay: "Con chào ông", thầy Đỗ Quang Tú - giáo viên mầm non duy nhất của huyện Thái Thuỵ (tỉnh Thái Bình), kể lại.
-
Giáo dục15 giờ trướcMức thu nhập tăng thêm hiện nay đối với giáo viên TPHCM cao nhất lên tới hơn 22 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, có 7 nhiệm vụ mà khi thực hiện giáo viên sẽ không được nhận khoản này.
-
Giáo dục18 giờ trướcChủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa kí quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2024 cho 614 ứng viên, trong đó có 45 Giáo sư và 569 Phó giáo sư.
-
Giáo dục21 giờ trướcLiên quan đến sự việc một nữ sinh bị đánh hội đồng dẫn đến gãy đốt sống cổ ở Thanh Hoá, phía nhà trường đã họp hội đồng kỷ luật, đình chỉ học đối với những học sinh đánh bạn.
-
Giáo dục21 giờ trướcMỗi học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Thái Sơn (TPHCM) đóng 20 nghìn đồng/tháng tiền nước uống. Sau 2 năm, nhà trường dư gần 200 triệu đồng ở khoản thu - chi này.
-
Giáo dục21 giờ trướcĐại diện Trường THPT Tô Hiến Thành cho biết, hiện Sở GD-ĐT Hà Nội đã mở cổng thông tin điện tử và thêm thông tin của 174 học sinh bị tuyển sinh "chui" vào cơ sở dữ liệu của Trường THPT Văn Lang.
-
Giáo dục23 giờ trướcSong hành cùng cây nạng mỗi giờ lên lớp từng khiến thầy Bửu mặc cảm tự ti về bản thân, giờ trở thành nguồn động lực cho nhiều thế hệ học trò phấn đấu vươn lên.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐại biểu Quốc hội đề xuất bổ sung quy định nhà giáo không được chia sẻ điểm số của người học lên mạng xã hội, hay bình luận về những khuyết điểm của người học trước lớp.
-
Giáo dục1 ngày trướcDù đã hết thời gian tạm đình chỉ công tác nhưng hiệu trưởng Trường THCS Lê Văn Tám (Chư Prông, Gia Lai) vẫn không đến trường làm việc, khiến lương và các chế độ của giáo viên không được giải quyết.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐoạn clip dài gần 4 phút ghi lại cảnh học trò vùng cao mang những món quà giản dị như cua núi, gừng, hoa lá ven đường... tặng cô giáo, thu hút hơn 16 triệu lượt xem và nhận về nhiều phản hồi tích cực.
-
Giáo dục1 ngày trướcNhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Trung tâm Nhật ngữ Yuki tổ chức nhiều hoạt động và chương trình đặc biệt nhằm tri ân chân thành đến đội ngũ giảng viên tài năng và tận tâm, đồng thời mở rộng cơ hội cho các bạn trẻ.
-
Giáo dục1 ngày trướcTừng là cậu bé đi bán kem dạo ở thành phố Vinh, trở thành thầy giáo đi dạy cũng chỉ có một bộ quần áo lành lặn duy nhất để lên lớp, thầy Khang nói mình như một chiếc "lá rách", nhưng luôn có mục tiêu phấn đấu để trở thành một chiếc "lá lành", không những chỉ có thể lo cho mình mà còn giúp được cho nhiều người khác
-
Giáo dục1 ngày trướcChuyện về những du học sinh giỏi và thành công luôn vẽ lên bức tranh tươi sáng khiến nhiều người ngưỡng mộ và coi là đích đến. Nhưng có một góc tối - nơi nhiều bạn trẻ không tránh khỏi những cú sốc vì ôm mộng du học nhưng đổi lại là triền miên nợ môn, áp lực chi tiêu đến mức trầm cảm nơi xứ người.
-
Giáo dục1 ngày trướcNhân dịp 20/11, VietNamNet có cuộc trao đổi với Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch HĐQT Trường Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) - một trong những nữ hiệu trưởng trường tư đầu tiên của cả nước.