- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Đề thi, kiểm tra môn Ngữ văn gây tranh cãi: Hệ lụy từ việc lấy ngữ liệu ngoài SGK
Không sử dụng ngữ liệu từ sách giáo khoa (SGK) trong đề kiểm tra, đề thi để hạn chế tình trạng học văn mẫu, nhưng đề thi dễ rơi vào tình trạng ngữ liệu gây tranh cãi.
Thoát ly văn mẫu
Hướng dẫn năm học 2024-2025, Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường không sử dụng ngữ liệu trong SGK để kiểm tra định kì. Trước đó, Bộ có công văn quy định cụ thể hóa định hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá của chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) 2018, trong đó có quy định không dùng ngữ liệu đã học trong SGK để đánh giá kĩ năng đọc, viết của học sinh trong các kì thi cuối kì, cuối năm, cuối cấp. Những quy định này đã tạo ra thực tế mới ở nhà trường, là cơ sở cho việc đổi mới kì thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Đề thi/kiểm tra môn Ngữ văn luôn gây tranh cãi trong dư luận Ảnh: NHƯ Ý
PGS.TS Bùi Mạnh Hùng, nguyên điều phối viên chính, Ban Phát triển CTGDPT 2018, Tổng Chủ biên sách giáo khoa môn Tiếng Việt - Ngữ văn, nhìn nhận, do tình trạng dạy học theo “văn mẫu” từ lâu đã khá trầm trọng và kéo dài, nên quy định tránh dùng ngữ liệu đã học trong SGK để kiểm tra, đánh giá định kì của Bộ GD&ĐT có thể coi là một giải pháp kĩ thuật, phù hợp với tình hình hiện nay.
Các đề kiểm tra, đề thi giữa kì, cuối học kì ở các địa phương đã được thiết kế theo định hướng mới để đánh giá năng lực của học sinh, từng bước loại bỏ khả năng trả lời câu hỏi chỉ dựa vào ghi nhớ và sao chép. “Trong thời gian qua, đổi mới kiểm tra, đánh giá đã thúc đẩy giáo viên tự thay đổi. Nhiều thầy cô siêng đọc sách hơn, năng động trong việc tìm kiếm tư liệu, văn bản, nhất là tác phẩm văn học và tự nâng cao trình độ thẩm định văn bản”, ông Hùng nói.
Do ngữ liệu chưa chuẩn
Gần đây, đề kiểm tra môn Ngữ văn giữa học kì I lớp 10 của Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, TPHCM gây tranh cãi khi yêu cầu học sinh viết bài văn nghị luận bàn về lối sống “phông bạt” của giới trẻ hiện nay. Cuối năm 2023, dư luận “nhặt sạn” trong đề thi, đáp án lớp 12 môn Ngữ văn về Dạ cổ hoài lang của tỉnh An Giang. Đề Ngữ văn chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2023-2024 của Bộ GD&ĐT cũng nhận được nhiều bình luận trái chiều ở câu hỏi nghị luận xã hội khi đưa đoạn trích trong tác phẩm Bản mệnh của lí thuyết: Văn chương và cảm nghĩ thông thường của Antoine Compagnon.
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cho rằng, những đề thi gặp tranh luận trái chiều thường không đi theo đúng chuẩn văn bản mà học sinh được học. Vì vậy, khi sử dụng ngữ liệu ngoài SGK, người ra đề nên dùng các văn bản tương đương chương trình học sinh đã được học.
Việc dùng ngữ liệu không tiêu biểu cho đặc trưng thể loại văn bản sẽ dễ gặp rủi ro. “Tác giả khi viết tác phẩm không ý thức về thể loại. Khi đưa vào đề thi, người ra đề phải lấy ngữ liệu đảm bảo đặc trưng của thể loại, chuẩn về thông tin khoa học”, bà Thủy lưu ý. Từng ra đề thi cho kì thi tốt nghiệp THPT hay kì thi THPT quốc gia trước đây, bà hay phản biện về việc văn bản không đảm bảo đúng thể loại.
Nhiều giáo viên cho rằng, đề thi/kiểm tra gây tranh cãi thường do không thực hiện đúng quy định của Bộ GD&ĐT. Chẳng hạn, đề kiểm tra của Trường THPT Mạc Đĩnh Chi không đảm bảo quy định phải kiểm tra ít nhất 2 năng lực của học sinh là đọc hiểu và viết.
Đứng ở góc độ của người làm chương trình, PGS. Bùi Mạnh Hùng lo lắng đề thi chỉ dùng ngữ liệu ngoài SGK có thể dẫn tới tình trạng học sinh sẽ lơ là việc học tác phẩm trong SGK. “Có thể học sinh sẽ không coi trọng, không chú tâm học những văn bản trong SGK mà chỉ tập trung luyện thi theo mẫu đề của Bộ GD&ĐT tạo ra sự lệch lạc.
Nếu thế, học sinh không thể nắm vững tri thức ngữ văn và khó có thể phát triển kĩ năng vận dụng tri thức ngữ văn để đọc, viết, đáp ứng yêu cầu thi, kiểm tra đánh giá”, ông Hùng nhận định. Theo ông, cần phải thấy trước nguy cơ và có giải pháp phù hợp. Lâu nay, học sinh vẫn có thói quen thi gì học đó.
Theo Tiền Phong
-
Giáo dục13 phút trướcMặc dù giáo viên tiểu học ở quốc gia Tây Âu này có thu nhập khoảng 100.000 euro/năm (tương đương 2,7 tỷ đồng), nhưng chi phí sinh hoạt cao cùng những thách thức trong nghề giáo đã khiến giá trị thực sự của mức lương này bị giảm sút.
-
Giáo dục1 giờ trướcDo thiếu giáo viên và nguồn kinh phí chi trả dạy thêm, từ đầu năm học 2024-2025 đến nay, nhiều trường ở các huyện miền núi Thanh Hóa chưa bố trí dạy được một số môn như: Tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc...
-
Giáo dục4 giờ trướcThứ trưởng Bộ GD&ĐT cho hay môn thứ ba thi lớp 10 do các địa phương lựa chọn nhưng với nguyên tắc hàng năm sẽ thay đổi, tránh chuyện học tủ, học lệch.
-
Giáo dục4 giờ trướcMô hình “trường học không quỹ lớp” được nhiều phụ huynh đánh giá cao bởi sự minh bạch và xóa tan áp lực trong những cuộc họp đầu năm. Qua phân tích của những nhà quản lý trường học, liệu nó có thực sự lý tưởng?
-
Giáo dục15 giờ trướcKhi biết thầy hiệu trưởng nhận quyết định nghỉ hưu từ 1/11, giáo viên và hàng nghìn học sinh Trường THPT Phan Chu Trinh (huyện Ea H'leo, Đắk Lắk) đã có màn chia tay khiến thầy bất ngờ, xúc động.
-
Giáo dục16 giờ trướcTrường THCS Newton, THCS Ngôi sao Hà Nội, Nguyễn Siêu và Archimedes là 4 trường tư thục đầu tiên tại Hà Nội công bố phương án tuyển sinh vào lớp 6 năm học 2025-2026.
-
Giáo dục16 giờ trướcDo ảnh hưởng của bão Trà Mi, nhiều địa phương ở Huế, Quảng Trị, Quảng Bình ngập nặng, hiện nước lũ đang rút nhưng hàng chục nghìn học sinh chưa thể đến trường.
-
Giáo dục18 giờ trướcĐại diện Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu Trường THPT Tô Hiến Thành xin lỗi phụ huynh sau vụ trường tuyển sinh "chui" hàng trăm học sinh.
-
Giáo dục20 giờ trướcMột số trường đại học khu vực miền Bắc công bố lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025, thời gian nghỉ từ 14 - 21 ngày.
-
Giáo dục21 giờ trướcTừ năm 2025, Trường Đại học Sư phạm TPHCM không xét tuyển học bạ.
-
Giáo dục23 giờ trướcSau 2 lần trượt biên chế sự nghiệp và 1 lần công chức, Trần Khả, cử nhân đại học danh tiếng Trung Quốc, đã chọn cách ra đi ở tuổi 33.
-
Giáo dục1 ngày trướcNgày 31/10, Bộ GD&ĐT đã có văn bản xác định, việc bãi nhiệm ông Đoàn Xuân Tiếp, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Kinh Bắc và việc bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Tuyết Hồng làm Chủ tịch Hội đồng trường từ tháng 12/2023 đến nay không thực hiện đúng quy trình quy định.
-
Giáo dục1 ngày trướcTheo Bộ GD&ĐT, giai đoạn 2025 – 2030, hình thức thi tốt nghiệp THPT giữ ổn định phương thức thi trên giấy nhưng giai đoạn sau 2030, từng bước thí điểm thi trên máy tính tại các địa phương có đủ điều kiện. Phấn đấu để đến khi tất cả các địa phương trên toàn quốc có đủ điều kiện để tổ chức thi trên máy tính sẽ chuyển sang tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm.
-
Giáo dục1 ngày trướcTừ năm 2025, học sinh vào đại học với phông nền kiến thức được đào tạo theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Số lượng môn học thay đổi, kiến thức nền thay đổi đòi hỏi các trường đại học phải điều chỉnh chương trình đào tạo đại cương.