- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Đếm ngược đến kỳ thi đại học khốc liệt nhất thế giới: Nữ sinh uống thuốc hoãn kinh nguyệt để dự thi, gian lận thi cử bị phạt án hình sự
Tại Trung Quốc, kỳ thi Đại học được đánh giá là khắc nghiệt bậc nhất sẽ được bắt đầu vào ngày 7/6.
- Cha mẹ áp dụng 3 NGUYÊN TẮC này giúp con hình thành thói quen học tập: Học ngày học đêm không biết chán, tương lai xán lạn
- Cười ngất với bài tập điền từ của học sinh tiểu học: Con trâu là đầu 'cứng nhất'
- 6 bài tập về nhà gây bão của thầy giáo Ngữ Văn, năm nào cũng được học sinh rần rần chuyền tay nhau
Chỉ còn hai ngày nữa, "gaokao" - kỳ thi đại học được đánh giá là khắc nghiệt bậc nhất thế giới sẽ diễn ra tại Trung Quốc. Bất chấp tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp tại nhiều khu vực, hàng triệu học sinh ở các trường phổ thông vẫn đang miệt mài ôn tập để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi.
Kỳ thi đại học được xem là mang tính quyết định tới số phận của một học sinh Trung Quốc. Bởi điểm số tốt có thể giúp họ được nhận vào các trường Đại học hàng đầu, từ đó mở rộng cơ hội nghề nghiệp của bản thân. Hiện tại, chính quyền Trung Quốc đang thực hiện nhiều biện pháp kiểm tra nghiêm ngặt để đảm bảo kỳ thi diễn ra thành công nhất.
Chỉ còn 2 ngày đếm ngược là kỳ thi Đại học khốc liệt bậc nhất thế giới - kỳ thi Cao Khảo sẽ chính thức diễn ra
Kỳ thi đại học 2022: Số lượng thí sinh cao kỷ lục, tỷ lệ cạnh tranh khắc nghiệt
Kỳ thi đại học năm 2022 đánh dấu năm thứ 45 "gaokao" quay trở lại trong hệ thống giáo dục quốc gia Trung Quốc. Kỳ thi năm nay diễn ra từ ngày 7/6-10/6 (giờ địa phương). Thí sinh dự thi phải tham gia đầy đủ 4 môn thi, trong đó có 3 bài thi bắt buộc là tiếng Trung, Toán và Tiếng Anh. Bài thi còn lại, thí sinh có thể tự chọn 1 trong 2 tổ hợp phù hợp với năng lực là Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội.
2022 cũng là năm đánh dấu số lượng thí sinh dự thi kỷ lục ở Trung Quốc với 11,93 triệu học sinh đi thi đại học. Số lượng thí sinh đông, nhưng độ khó đề thi tăng cao. Chính vì vậy, nhiều chuyên gia dự đoán tỷ lệ chọi vào các trường Đại học hàng đầu cũng cao khủng khiếp.
Số lượng thí sinh cao kỷ lục vô hình chung đã tạo áp lực cạnh tranh rất lớn cho kỳ thi Cao Khảo năm 2022
Đáng chú ý, nhiều sĩ tử còn chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi đại dịch Covid-19 khi tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp tại 1 số khu vực. Trong đó, thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) đã phải hoãn kỳ thi đại học đến ngày 7-10/7, chậm hơn một tháng so với dự kiến ban đầu. Quyết định này được đưa ra khi giới chức thành phố Thượng Hải nhận thấy nhiều địa phương vẫn còn phong toả, đi lại khó khăn cũng như dịch bệnh chưa được kiểm soát hoàn toàn.
Vì tính cạnh tranh khốc liệt của các kỳ thi Đại học nên chính phủ Trung Quốc đã áp dụng nhiều biện pháp kiểm tra nghiêm ngặt để đảm bảo tính công bằng cho mọi thí sinh. Ở một diễn biến khác, các quy định trừng phạt mạnh tay đã được chính phủ ban hành khiến những thí sinh có hành vi gian lận có thể trở thành tội phạm hình sự.
Được biết, vào năm 2003, một nam sinh 18 tuổi đã âm thầm lẻn vào căn phòng lưu trữ đề thi ở thành phố Nam Đồng, tỉnh Tứ Xuyên và trộm đề thi môn Toán. Thế nhưng, cái giá phải trả cho hành động liều lĩnh này là cậu đã bị kết án 7 năm tù. Điều này đồng nghĩa, nam sinh phải tạm dừng con đường vào Đại học và lên đường thi hành bản án.
Sử dụng máy bay không người lái, camera hồng ngoại, máy dò kim loại, máy quét vân tay... là một trong nhiều biện pháp của chính phủ Trung Quốc nhằm đảm bảo tính công bằng cho kỳ thi Đại học
Nhiều địa điểm thi đã tiến hành diễn tập, thành lập tổ tư vấn tâm lý tại chỗ cho thí sinh
Nữ sinh uống thuốc hoãn kinh nguyệt vì sợ ảnh hưởng kết quả thi, cha mẹ chờ con thi xong mới ra toà ly dị
Với hàng triệu học sinh Trung Quốc, kết quả kỳ thi "gaokao" ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của họ sau này, bởi nó được xem là "chìa khoá" giúp họ đổi đời. Để có thể chắc suất trong những trường đại học danh giá, các học sinh tại quốc gia này phải cố gắng ôn luyện ngày đêm, thậm chí có những học sinh còn phải chuẩn bị kiến thức cũng như tinh thần từ khi mới lên... lớp 4, lớp 5.
Có rất nhiều phương pháp oái ăm được học sinh nước này áp dụng vào sát thời điểm thi đại học, chẳng hạn như uống thuốc tăng trí nhớ, tiêm thuốc tăng khả năng tập trung... Thậm chí, có những thí sinh còn uống thuốc làm chậm chu kỳ kinh nguyệt, vì lo ngại sức khoẻ bị ảnh hưởng vào đúng ngày thi.
Để đạt được kết quả cao trong kỳ thi Cao Khảo, nhiều thí sinh chấp nhận đánh đổi không ít thiệt hại về sức khoẻ
Không chỉ có thí sinh chịu áp lưc bởi kỳ thi Đại học, mà tâm trạng lo lắng này còn được thể hiện rõ ở các bậc phụ huynh. Nhiều người chịu bỏ tiền ra thuê khách sạn gần điểm thi để học sinh có nơi nghỉ ngơi và nhất là tránh tắc đường vào giờ cao điểm, không gây trở ngại hay trễ giờ tới phòng thi. Đáng nói, nhiều bậc phụ huynh đã trì hoãn ly dị vì không muốn gây ra bất kỳ nguồn năng lượng tiêu cực nào cho con cái. Đó cũng là nguyên nhân khiến tỷ lệ ly hôn của cặp vợ chồng tại đất nước này thường tăng vọt sau mỗi kỳ thi Đại học.
Phụ huynh chấp nhận hoãn ly thân để không ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý con cái trước kỳ thi Đại học
Con đi thi là bố mẹ ở ngoài cầu nguyện
Những ngày gần đây, không khí thi cử đang bao chùm nhiều thành phố lớn của Trung Quốc. Trong những ngày đầu tháng 6, nhiều phương tiện giao thông được phân làn chuyển hướng để tránh ảnh hưởng đến thí sinh. Hàng loạt biện pháp kiểm soát tiếng ồn được cơ quan địa phương áp dụng như công trình xây dựng gần điểm thi phải tạm hoãn thi công, cửa hàng hoạt động vượt mức tiếng ồn cho phép phải tạm đóng cửa...
Bên cạnh đó, xe cứu thương đã sẵn sàng túc trực bên ngoài phòng thi phòng trường hợp thí sinh suy sụp do áp lực tâm lý. Cảnh sát đã được phân công, đi dọc các tuyến phố để duy trì sự yên tĩnh cho thí sinh trong giờ làm bài.
Hệ thống điện lực, xe buýt,giao thông,... đều được kiểm tra cẩn thận trước khi kỳ thi diễn ra
Có thể thấy, Trung Quốc là đất nước vô cùng coi trọng giáo dục và chuyện thi cử. Bản thân thí sinh cũng không ngừng phải cố gắng học tập, nếu không muốn bản thân bị bỏ lại phía sau và đạt kết quả không như mong đợi.
Nguồn: Sohu, Sina
Theo Trí Thức Trẻ
-
Giáo dục1 giờ trướcNam sinh bị 2 bạn học đánh túi bụi phải đến cơ sở y tế điều trị với nhiều thương tích trên cơ thể.
-
Giáo dục2 giờ trướcSau khi xảy ra xô xát với bạn cùng lớp, cháu L. bị nhiều vết xước lớn ở vùng mặt, tâm lý bị ảnh hưởng nặng nề, có biểu hiện trầm cảm, nghỉ học gần 2 tháng nay.
-
Giáo dục6 giờ trướcCơ quan công an đang điều tra, làm rõ vụ việc một nữ sinh trên địa bàn huyện Nông Cống bị đánh hội đồng, dẫn đến bị đa chấn thương, phải nhập viện điều trị.
-
Giáo dục15 giờ trướcTheo nhiều chuyên gia, nhà giáo, chủ trương đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học là đúng đắn, tuy nhiên với thực tế còn nhiều khó khăn, bất cập, cần có lộ trình và tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể.
-
Giáo dục1 ngày trướcSở GD-ĐT yêu cầu các đơn vị không được để xảy ra tình trạng học sinh dùng điện thoại trên lớp nhưng không phục vụ học tập và không được giáo viên cho phép.
-
Giáo dục1 ngày trướcSở GD-ĐT Thanh Hóa đã có buổi làm việc với gia đình học sinh bị nhầm điểm từ trượt trở thành thủ khoa vào lớp 10, phụ huynh mong muốn con mình tiếp tục được học tại Trường THPT Lê Hồng Phong.
-
Giáo dục1 ngày trướcNhóm học sinh tiểu học trường tư thục tại địa bàn không đủ trường công lập ở TP.HCM được hỗ trợ học phí với 2 mức: 60.000 đồng/tháng và 30.000 đồng/tháng.
-
Giáo dục1 ngày trướcÉp học sinh giỏi toàn diện các môn chẳng khác nào “bắt cá leo cây, khỉ lội nước”, giỏi một môn cũng là giỏi, đừng quá khắt khe việc học lệch.
-
Giáo dục1 ngày trướcThay vì giữ nguyên 3 nguyện vọng trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10, Sở LĐ-TB-XH TP HCM đề xuất bổ sung thêm 1 nguyện vọng nghề
-
Giáo dục1 ngày trướcNgày 11/10, Sở Y tế TPHCM cho biết đang khẩn trương điều tra dịch tễ làm rõ nguyên nhân khiến nhiều học sinh tại trường THPT Lê Quý Đôn, quận 3 có biểu hiện bị ngộ độc phải nhập viện sau bữa ăn bán trú tại trường.
-
Giáo dục1 ngày trướcBộ GD&ĐT sẽ tiếp thu ý kiến dư luận, trên cơ sở đó tính toán lại sao cho phù hợp hài hòa giữa các ngành nghề, chính sách đồng thuận cao mới đưa vào luật.
-
Giáo dục1 ngày trướcSở GD-ĐT TPHCM cho biết sẽ lập đoàn thanh kiểm tra nhằm chấn chỉnh tình trạng lạm thu hoặc thu các khoản trái quy định.
-
Giáo dục1 ngày trước"Việc miễn học phí cho con giáo viên có thể tạo nếp nghĩ rằng nếu bố mẹ làm trong ngành nghề nào, con cái sẽ được ưu tiên trong lĩnh vực đó, làm lan rộng kiểu sống vun vén cho cá nhân hay một nhóm người, tăng nguy cơ bất bình đẳng trong xã hội".
-
Giáo dục2 ngày trướcPhó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã có chỉ đạo làm rõ thông tin "lùm xùm" trong tuyển chọn đội tuyển thi học sinh giỏi tại Trường THPT chuyên Lam Sơn