- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Điều gì đã khiến niềm tin sụt giảm vào 'học bạ toàn điểm 10'?
Có rất nhiều người nghi ngờ việc học sinh được nhiều điểm cao là do bài kiểm tra quá dễ. Nhưng khi cầm đề bài trên tay, họ tá hỏa nhận ra: "Đề có dễ gì đâu? Bọn trẻ giỏi thật mà!".
Những ngày qua, câu chuyện học sinh có học bạ hàng loạt điểm 10 vẫn bị Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam trả hồ sơ xét tuyển đang gây nhiều ý kiến trái chiều.
VietNamNet xin giới thiệu bài viết của PGS.TS Chu Cẩm Thơ - Phó Tổng thư kí Hội Khoa học Tâm lí, Giáo dục Việt Nam - xung quanh vấn đề này (bài viết thể hiện quan điểm của tác giả).
Một bảng điểm "đẹp như mơ" của học sinh tiểu học
Có rất nhiều người nghi ngờ việc học sinh được nhiều điểm cao là do bài kiểm tra quá dễ. Nhưng khi cầm đề bài trên tay, họ tá hỏa nhận ra: "Đề có dễ gì đâu? Bọn trẻ giỏi thật mà!".
Thực tế, vì được luyện tập bằng đề cương rất sát với đề thi nên tụi nhỏ chẳng mảy may thấy khó quá. Các em vẫn được điểm rất cao một cách bình thường mà không phải là gian dối!
Mới đây, chuyện có người mẹ sốc khi con bị loại từ vòng hồ sơ của một trường có tiếng mặc dù học bạ toàn điểm 10 khiến nhiều người bàn luận. Thực tế, đã có rất nhiều người mẹ bị sốc như vậy từ nhiều năm nay.
Nhưng cũng có không ít người mẹ không biết vì sao con mình được điểm 10 mà vẫn cho rằng điểm số này là phản ánh đúng năng lực. Bằng mọi cách, họ làm cho con được nhiều điểm 10. Họ cho rằng điểm 10 là cần thiết, dù không biết sự thật thế nào.
Cho đến ngày, những đứa trẻ 10-11 tuổi rất sốc khi lần đầu tiên chúng được điểm 2, trong khi trước đó chúng toàn được 10.
Cú sốc này của trẻ có đáng sợ hơn cú sốc của người mẹ kia không? Người lớn đã nói dối về chúng. Chúng là nạn nhân đấy chứ!
Học sinh tiểu học. Ảnh minh họa: Thanh Hùng
Không ai có thể hiểu học trò để đánh giá chúng chuẩn xác như giáo viên. Nhưng điều gì đã khiến niềm tin sụt giảm vào những kết quả đánh giá quá trình học tập với các minh chứng đầy đủ?
Điều thứ nhất, có giáo viên thừa nhận rằng trẻ lớp 4 được 10 Toán ở tất cả bài thi mà đứa trẻ được giao làm trong quá trình học kia thực ra chưa thành thạo vẽ 1 hình chữ nhật bằng thước kẻ và compa, hoặc chúng chưa biết "phá ngoặc" khi thực hiện phép tính. Ngay cả đọc hiểu, ngôn ngữ..., trẻ cũng chỉ có thể làm theo những gì được dạy, được chữa. Còn thực tế, giáo viên nói: "Ngô nghê lắm ạ".
Điều thứ hai, rất nhiều giáo viên lo cuống cuồng tìm cách tiếp cận đề cương, đề thi... mỗi khi có đánh giá khách quan. Họ sợ học sinh chưa được luyện nhiều điểm sẽ thấp, mà điểm thấp thì tội cho các con.
Điều thứ ba, có bao nhiêu nội dung cần đánh giá, thế sao chỉ đánh giá mấy nội dung được đề cương giới hạn? Làm như vậy, một cách tự động, học trò sẽ ít hoặc không học những gì không được ôn để thi. Ai đã bớt xén nội dung học tập? Ai đã lấy đi cơ hội được học "cách học" của học trò?
Đến khi lớn lên, trưởng thành, những học trò này trở nên "méo mó". Hồ sơ của các em rất đẹp nhưng khi làm việc cùng, người khác lại kêu trời. Giảng viên đại học kêu “Cấp 3 đã làm ra hồ sơ giả”. Giáo viên cấp 3 kêu "Cấp 2 đã dạy, đã đánh giá kiểu gì?". Giáo viên cấp 2 sẽ phàn nàn "Tại cấp 1 quen cho điểm cao, giờ cho điểm thấp sẽ sốc"...
Thật ra, căn bệnh trầm cảm, thiếu hiểu biết về bản thân... mới gây ra điều tồi tệ nhất cho mỗi người. Người ta sẽ đau lòng đến mức nào khi biết mình là “giả”? Mà không, điều đau lòng là không thể biết mình thật sự thế nào?
Có ai trong chúng ta thừa nhận điều đó?
PGS.TS Chu Cẩm Thơ (Phó Tổng thư kí Hội Khoa học Tâm lí, Giáo dục Việt Nam)
Theo VietNamNet
-
Giáo dục1 giờ trướcMới đây, trên mạng xã hội lan truyền những clip ghi lại cảnh một nữ sinh quỳ khóc trước cửa lớp đến kiệt sức rồi nằm sõng soài. Sau đó, cô giáo chủ nhiệm túm áo, lôi em ngồi dậy, kéo vào phía trong lớp.
-
Giáo dục2 giờ trướcNữ sinh lớp 9 bị nhóm bạn đưa lên khu vực rừng keo để hành hung, lột đồ. Sự việc khiến gia đình, dư luận vô cùng bức xúc.
-
Giáo dục8 giờ trướcCó nhiều học sinh thoạt nhìn rất chăm chỉ nhưng thành tích lại không bằng người khác.
-
Giáo dục1 ngày trướcBộ GD-ĐT vừa có công văn yêu cầu các sở GD-ĐT rà soát, báo cáo tình hình các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐể đảm bảo an toàn tính mạng trong mùa mưa lũ, hàng nghìn học sinh ở vùng hạ lưu của Nghệ An được cho nghỉ học vì nước lũ lên nhanh và nguy hiểm.
-
Giáo dục1 ngày trướcNhững khoản thu và đóng góp mang tên "tự nguyện" trong trường học ngày càng biến tướng và tận thu bất chấp đang khiến dư luận bức xúc, trong khi ngành giáo dục vẫn chưa có giải pháp để dẹp nạn lạm thu.
-
Giáo dục1 ngày trướcTrải nghiệm nhiều khoản tiền "tự nguyện" trong trường học đến mức mệt mỏi, chán ghét, chị M.D. quyết định chuyển con sang trường tư.
-
Giáo dục1 ngày trướcChiếc xe tang chở nữ sinh lớp 9 không may tử vong trong giờ học thể dục đã đi qua ngôi trường để các bạn tiễn biệt lần cuối khiến ai cũng nghẹn lòng!
-
Giáo dục2 ngày trướcHiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Sinh Cung (huyện Phú Vang, tỉnh TT-Huế) bị kỷ luật khiển trách vì liên quan đến vụ lộ đề thi Học kỳ 1 của khối 12 toàn tỉnh diễn ra vào đầu năm 2023.
-
Giáo dục2 ngày trướcPhòng Giáo dục quận Bình Thạnh, TPHCM thông tin về vụ quỹ phụ huynh lớp 1 đóng hơn 310 triệu đồng tại Trường Tiểu học Hồng Hà. Quỹ phụ huynh sẽ phải trả lại số tiền gần 250 triệu đồng.
-
Giáo dục2 ngày trướcSáng ngày 28-9, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) quận Bình Thạnh đã có văn bản trả lời Báo Người Lao Động về sự việc "Quỹ phụ huynh 310 triệu đồng, giáo viên nói đừng ý kiến" xảy ra tại Trường Tiểu học Hồng Hà.
-
Giáo dục2 ngày trướcTrường THCS Tứ Hiệp (Thanh Trì, Hà Nội) bị tố lạm thu và tiền quỹ lên đến 500 triệu đồng, Hiệu trưởng nhà trường cho biết đã nắm bắt được phản ánh của phụ huynh, nhưng do bận nên chưa làm rõ.
-
Giáo dục2 ngày trướcDanh sách dự toán thu - chi quỹ phụ huynh hơn 310 triệu đồng của lớp 1/2, Trường Tiểu học Hồng Hà, Bình Thạnh, TPHCM, có 220 triệu đồng là tiền sửa phòng học và hàng loạt các khoản "hỗ trợ" khác...