- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Đỗ đại học 26,7 điểm, nam sinh đòi bố mẹ mua SH hơn trăm triệu
Đúng là đỗ đại học thì đáng được thưởng, nhưng đòi xe SH đời mới giá cả trăm triệu thì hơi quá rồi nhỉ?
Đậu đại học dù ở thời kỳ nào cũng là niềm vui lớn lao, sự tự hào không chỉ dành cho gia đình mà đôi khi là với cả xóm giềng. Ở nhiều nơi, người đỗ đạt còn được mở tiệc mừng, thậm chí ở một số nơi còn tổ chức nghi thức "vinh quy bái tổ" đầy long trọng. Dù ngày nay, cuộc sống tạo điều kiện cho việc học tập có vẻ trở nên dễ dàng hơn nhưng những người đỗ vào các trường đại học vẫn luôn được mọi người dành tặng sự nể phục bởi những cố gắng và nỗ lực của họ.
Bởi thế mà ở nhiều gia đình, khi thấy con mình đỗ đạt, cha mẹ không ngần ngại "thưởng nóng" hậu hĩnh cho con cái, tiếp thêm động lực để con có thể bắt đầu một chặng đường mới ở giảng đường. Tuy vậy, đôi khi việc lấy phần thưởng ra làm "điều kiện" để con thi đỗ đôi khi lại khiến phụ huynh gặp không ít rắc rối.
Mới đây, trên trang confession của Đại học Kinh tế Quốc dân, một cựu sinh viên đã chia sẻ về câu chuyện nan giải của mình. Theo đó, chủ nhân 1 đoạn trạng thái đang đau đầu về việc em trai vừa đậu đại học thì nằng nặc đòi bố mẹ thưởng xe SH giá trên trăm triệu. Theo lời kể của người này, dù trước đó bố mẹ có hứa thưởng cho cậu em nếu thi đỗ nhưng không ngờ nam sinh 2k2 lại đòi món đồ có giá trị cao đến thế.
Ảnh minh họa
Nguyên văn đoạn chia sẻ như sau:
Mình K57, giờ cũng là cựu sinh viên trường rồi, em mình thì sinh năm 2002, nó vừa mới đỗ một trường đại học với số điểm 26,7 điểm. Nhà mình thì hứa là chỉ cần nó đỗ đại học là sẽ thưởng, như hồi mình đỗ đại học ngày ấy bố mẹ thưởng cho 20 triệu ngoài việc sắm laptop, điện thoại các thứ ra, kiểu 20 triệu ấy chỉ để tiêu pha mua quần áo, đi du lịch. Nhà mình không phải giàu có nhưng bố mẹ luôn để ra 1 phần thưởng cho các con lấy làm mục tiêu… để các con cố gắng.
Nhưng từ khi thằng em mình biết là đỗ đến bây giờ… ngày nào nó cũng đòi bố mẹ mua cho xe SH125 để đi học, vì nó bảo bạn bè nó ai cũng được mua xe, mua điện thoại tốt, mua cái này cái kia, có đứa đc thưởng cả trăm triệu. Bố mẹ mình cũng hứa sẽ mua nhưng xe chỉ tầm 20-30 triệu thôi. Chứ cái xe SH cả trăm triệu… nó ngày nào cũng ăn vạ bố mẹ. Bố mẹ mình buồn lắm, nó doạ bố mẹ là nếu không thưởng nó sẽ không chịu đi học, không thế này thế kia…
Thật chẳng hiểu ra làm sao, nó 18 tuổi rồi, bằng tuổi nó, mình đc bố mẹ thưởng 20 triệu là hạnh phúc lắm, mình làm cái sổ tiết kiệm và giữ đến tận bây giờ không tiêu đồng nào trong đó cả… vậy mà bây giờ nó ăn vạ đòi mua cả chiếc xe máy 100 triệu. Còn chưa kể laptop, điện thoại, chi phí sinh hoạt học tập… tính tất cả phải lên đến 200 triệu. Gọi cho nó ban đầu thì anh anh - em em: "Anh khác em khác, sao lấy lúc anh đỗ đại học ra so với em được, năm nay đề dễ nhưng cạnh tranh cao em đỗ là phải cố gắng lắm đấy!"
Mình phải làm sao, mình không ở nhà nên không thể nói nó hay làm gì nó được, mẹ mình chỉ gọi tâm sự với mình vậy thôi… nhưng vẫn muốn tìm cách giải quyết sao cho hợp lý nhất. Mình phải làm sao?
Ảnh minh họa
Quả thực, nếu đọc qua dòng tâm sự trên, nhiều người sẽ cùng chung quan điểm có vẻ chàng tân sinh viên đang chưa xử sự đúng cách và nhìn vào thực tế, lại có tính đua đòi. Đồng ý xe cộ là một trong những phương tiện phục vụ cuộc sống và cần thiết cho một sinh viên sống xa nhà, tuy nhiên tùy vào điều kiện kinh tế gia đình, giá trị của chiếc xe phải thực sự tương hợp. Với mức giá trên 100 triệu, nếu chỉ dùng vào việc mua xe máy phục vụ đi lại thì quá uổng phí với một sinh viên năm nhất trong khi kinh tế gia đình chưa cho phép.
Thay vào đó, số tiền trên có thể đủ trang trải học phí cho 4 năm học phía trước, hoặc đủ để sắm sửa các món đồ khác phục vụ việc học tập như laptop, điện thoại, tham gia các khóa học tiếng Anh,... Có thể có xe sang xịn giúp bạn "ra oai" một tí với bạn bè, nhưng để nhận được sự tôn trọng thực sự của mọi người xung quanh, điều một người cần trau dồi đó chính là cách xử sự cũng như năng lực cá nhân.
Ảnh minh họa
Thêm nữa, dù biết cha mẹ luôn muốn dành những điều tốt đẹp cho con cái, thế nhưng đôi khi luôn chiều chuộng theo ý thích của con vô tình trở thành "lỗ hổng" để con mất đi tinh thần tự lực cũng như biết thế nào nên và không nên, con cái luôn chờ đợi điều kiện đi kèm để làm một điều gì đó theo mong ước của bố mẹ, dù rằng điều ấy chỉ mang lại lợi ích cho chính bản thân của con cái mà phụ huynh chẳng được hưởng lợi lộc gì. Nhiều ý kiến cũng đưa ra những lời khuyên dành cho cậu em trai mới lớn của chủ confession:
"Nhiều khi không cần con học quá giỏi thay vào đó là ngoan ngoãn, biết thương cha mẹ vẫn hạnh phúc hơn. chứ nói thật học giỏi mà đua đòi làm cha mẹ phiền lòng như này cũng không tự hào!"
"Đỗ đại học chỉ vì phần thưởng thôi à? Cả con đường bươn chải phía trước. Em bạn không được phần thưởng mà bảo không đi học! Ok! Bố mẹ cứng rắn lên. Không đi học thì tự kiếm tiền mà sống. Thử xem được mấy bữa!"
"Mình đậu FTU ba mẹ mình còn chả thèm khen 1 câu. Vì đó là nghĩa vụ rồi. Chả gì phải thưởng!"
Thep Pháp luật bạn đọc
-
Giáo dục1 giờ trướcLào Cai là tỉnh đầu tiên trên cả nước áp dụng lịch học 5 buổi/tuần với cấp THCS trên địa bàn. Cách làm này đã mang lại kết quả tích cực cho học sinh, phụ huynh và giáo viên.
-
Giáo dục11 giờ trướcSau giờ ngủ trưa, một trẻ 2 tuổi đã tử vong tại Trường Mầm non xã Nam Điền (huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định). Công an đang làm rõ nguyên nhân.
-
Giáo dục12 giờ trướcBên cạnh đề xuất "lương cao nhất", dự thảo Luật Nhà giáo bổ sung nội dung "tăng 1 bậc lương cho giáo viên được tuyển dụng, xếp lương lần đầu".
-
Giáo dục13 giờ trước1.393 học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn, Quận 3, TPHCM tạm dừng ăn bán trú kể từ hôm nay (14/10).
-
Giáo dục15 giờ trướcGiữa lúc Bộ GD&ĐT chưa “chốt” phương án liệu có bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10 THPT theo chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) mới hay không vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này. Thầy Trần Mạnh Tùng, giáo viên dạy Toán ở Hà Nội đề xuất phương án lý tưởng là học sinh được chọn môn thi thứ 3 để dự thi.
-
Giáo dục18 giờ trướcĐây là ngôi trường giữ kỷ lục khi có 7 học sinh vào trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia, đồng thời cũng là trường có nhiều nhà vô địch nhất cả nước, sau 24 năm sân chơi này được tổ chức.
-
Giáo dục20 giờ trướcViệc học sinh chỉ chăm chăm học các môn Toán, Văn, Anh để thi vào lớp 10 mà bỏ qua các môn còn lại sẽ gây hệ luỵ xấu tới tương lai của chính các em.
-
Giáo dục21 giờ trướcCùng xem lại những câu hỏi hay ho trong trận Chung kết Đường Lên Đỉnh Olympia năm thứ 24 xem bạn có thể trả lời bao nhiêu câu trong số này nhé!
-
Giáo dục22 giờ trướcVõ Quang Phú Đức, học sinh Trường THPT chuyên Quốc học Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế), trở thành nhà vô địch "Đường lên đỉnh Olympia 2024" đầy thuyết phục
-
Giáo dục1 ngày trướcHải Phòng yêu cầu các cơ sở giáo dục không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc học sinh tham gia học thêm toán tư duy, STEM…
-
Giáo dục1 ngày trước"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.
-
Giáo dục1 ngày trướcMột số khán giả không hài lòng khi cho rằng Phú Đức giành vòng nguyệt quế Đường lên đỉnh Olympia 2024 nhờ chiến thuật bấm chuông nhanh, không đưa ra được câu trả lời chính xác.
-
Giáo dục1 ngày trướcTừ vụ nữ sinh bị xâm hại dẫn tới mang thai, theo khảo sát, khoảng 47% học sinh trường THCS Cẩm Bình, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa có bố, mẹ hoặc cả bố lẫn mẹ đi làm ăn xa.
-
Giáo dục1 ngày trướcCông an phường Vĩnh Hưng (Hoàng Mai, Hà Nội) vừa có thông báo kết quả giải quyết vụ phụ huynh tố cáo con bị “bạo lực học đường”.