- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Ép con học miệt mài không được ngủ, khi quay lại mẹ khóc ròng với cảnh tượng trước mắt
Có ngày cậu bé phải dậy từ 6 giờ sáng để học bài. Sau đó cậu lại phải thức đến đêm khuya để làm bài tập nâng cao.
- Con trai mua gói muối hết gần 200.000 đồng, ông bố nổi giận mắng nhân viên siêu thị nhưng rồi té ngửa với sự thật
- "Làm đầy xô" - phương pháp giáo dục thần kỳ giúp con luôn suy nghĩ tích cực, gặp khó khăn nào cũng dũng cảm vượt qua
- Con gái Tăng Thanh Hà mới 2 tuổi 10 tháng nhưng đã làm một hành động khiến mẹ "phát khóc"
Bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng đều mong muốn con chăm học, lớn lên thành tài. Vì vậy không ít người tạo áp lực, bắt con học hành ngày đêm. Không chỉ học ở trên lớp, bố mẹ còn bắt con học thêm ngoại khóa, các lớp kiến thức nâng cao, sau đó về nhà lại ôn tập thêm một lượt.
Việc học tập dày đặc như vậy chẳng những không mang lại hiệu quả mà đôi khi còn đem đến những cái kết đau lòng. Điển hình như câu chuyện dưới đây:
Ngay từ năm lớp 3, cậu bé Tiểu Phi (Quảng Đông, Trung Quốc) đã phải học thêm các lớp phụ đạo Toán, Tiếng Anh, Khiêu vũ và Tin học. Khi chuẩn bị thi vào lớp 6, mẹ Tiểu Phi không bắt con phải học thêm Tin học và Khiêu vũ nữa. Thay vào đó, chị bắt cậu bé phải tăng thời gian học Toán, Tiếng Anh và các lớp học Olympic.
Chỉ mới hơn 10 tuổi nhưng ngày nào Tiểu Phi cũng phải làm một đống bài tập chất cao như núi. Có ngày cậu bé phải dậy từ 6 giờ sáng để học bài, sau đó đến trường. Đến khi về nhà, Tiểu Phi cũng không được nghỉ ngơi mà phải làm tiếp bài tập về nhà đến tận đêm muộn.
Hôm đó, Tiểu Phi vì quá mệt nên xin mẹ đi ngủ sớm. Tuy nhiên, bà mẹ không đồng ý mà động viên cậu bé làm cho xong bài tập rồi hãy đi ngủ. Động viên con xong, bà mẹ đi ra phòng khách ngồi. Khoảng 30 phút sau mẹ quay lại thì thấy Tiểu Phi đã gục mặt xuống bàn để ngủ. Cậu bé còn viết một mảnh giấy để trên bàn: "Mẹ ơi, con mệt quá. Con ngủ được không?".
Cậu bé Tiểu Phi kiệt sức vì phải học tập quá nhiều - Ảnh minh họa.
Đến lúc này, bà mẹ mới thấy thương con và định gọi Tiểu Phi dậy để lên giường ngủ. Thế nhưng dù mẹ có lay cách mấy, Tiểu Phi cũng không dậy. Thân nhiệt cậu bé ngày càng giảm, hơi thở cũng yếu ớt. Cả gia đình vội vã đưa Tiểu Phi vào viện cấp cứu nhưng đã không kịp.
Bác sĩ cho biết, cậu bé đã đột quỵ vì tình trạng mệt mỏi kéo dài, thường xuyên thức khuya. Nhiều bộ phận cơ thể đã ngưng hoạt động và không thể cứu chữa được nữa. Mẹ Tiểu Phi nghe xong liền gục khóc tại chỗ. Đến lúc này chị mới ân hận thì đã quá muộn.
Câu chuyện buồn của cậu bé Tiểu Phi chính là bài học cảnh tỉnh cho tất cả các bậc cha mẹ. Đừng bao giờ vì thành tích mà ép con học quá mức, học không cần nghỉ ngơi. Việc học chỉ có hiệu quả nhất khi có thời gian biểu khoa học.
Trong bất cứ lĩnh vực nào cũng vậy, sự điều độ và hợp lý luôn là yếu tố quan trọng mang tính quyết định. Việc ép con học quá nhiều môn học, đặc biệt là khi con không muốn sẽ phản tác dụng, thậm chí gây ra hậu quả tiêu cực. Con sẽ cảm thấy chán nản, áp lực, từ đó bỏ bê chuyện học hành, thậm chí ảnh hưởng xấu đến tinh thần và sức khỏe.
Không chỉ vậy, việc ép trẻ học quá nhiều chưa chắc đã có tác dụng. Bởi não bộ của trẻ khó mà tiếp thu hết một khối lượng kiến thức khổng lồ trong cùng một thời điểm. Càng ép con học nhiều, bố mẹ càng rơi vào cảnh "tiền mất tật mang".
Bên cạnh đó, thành tích học tập chưa chắc đã là yếu tố chính quyết định thành công trong tương lai của một đứa trẻ. Thực tế nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, chỉ số thông minh (IQ) chiếm 20% trong sự thành công của một người, trong khi 80% còn lại phụ thuộc vào trí tuệ cảm xúc (EQ) quyết định.
Theo Trí Thức Trẻ
-
Giáo dục2 giờ trướcMột tài khoản Facebook đã đăng tải nội dung cho rằng 1 hiệu trưởng nhắn tin với một cô giáo: "Em yêu trưa nay em về hay ở lại? ... Anh nói thật lòng nếu anh yêu ai thật lòng thì anh sẽ bảo vệ đến cùng"
-
Giáo dục7 giờ trướcKỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm nay dự kiến tổ chức vào nửa đầu tháng 7.2023, còn một số cơ sở giáo dục đại học sẽ tuyển sinh ngay từ tháng 3.
-
Giáo dục14 giờ trướcHiện, nhiều trường công bố phương án tuyển sinh năm 2023. Trong đó không ít trường sử dụng phương thức xét tuyển dựa vào chứng chỉ ngoại ngữ IELTS.
-
Giáo dục1 ngày trướcChiều 1/2, lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh Vĩnh Long cho biết, đã nắm được vụ việc phụ huynh vào trường đánh bạn của con, xảy ra tại Trường tiểu học Tân An Thạnh (điểm phụ) ở huyện Bình Tân.
-
Giáo dục1 ngày trướcSở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM đã có văn bản gửi Trường THPT Lương Văn Can (quận 8), đề nghị thu hồi các quyết định bổ nhiệm không đúng quy định
-
Giáo dục1 ngày trướcKỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 năm 2023 của ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ diễn ra vào sáng 26-3.
-
Giáo dục2 ngày trướcNhiều học sinh lớp 12 mong muốn Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm "chốt" thời điểm tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 để chủ động sắp xếp thời gian ôn tập.
-
Giáo dục2 ngày trướcTrưởng phòng GD-ĐT huyện Bá Thước (Thanh Hóa) vừa bị kỷ luật khiển trách do viết thư ngỏ gửi các trường để xin tiền, gây bức xúc dư luận.
-
Giáo dục2 ngày trướcBáo cáo tổng hợp thu chi quỹ lớp 1E của Trường tiểu học Nguyễn Thái Sơn, Quận 3 trong học kỳ 1 có chi 500.000 đồng/tháng cho tiền vệ sinh lớp học.
-
Giáo dục3 ngày trướcBài tập về nhà cho trẻ em là bài kiểm tra cho trẻ hay cho bố mẹ? Làm sao để thực sự giảm bớt gánh nặng bài tập về nhà cho con?
-
Giáo dục3 ngày trướcĐể trở thành một giáo viên giỏi và thành công trong nghề dạy học, không cần học sinh xuất chúng mà chỉ cần trò tiến bộ qua mỗi ngày, mỗi hành trình.
-
Giáo dục3 ngày trướcTrần Thế Trung, Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm 2019 quyết định không đi du học Úc mà ở lại Việt Nam học tập. Đây cũng là quán quân đầu tiên trong lịch sử Olympia từ trước đến nay chọn hướng đi này.
-
Giáo dục4 ngày trướcCha mẹ cần nắm rõ nguyên nhân khiến con mình học kém để từ đó có biện pháp khắc phục phù hợp.
-
Giáo dục4 ngày trướcCao Ung Hàm - thần đồng của Trung Quốc sở hữu IQ 146 thuộc nhóm 2% thế giới nhờ vào phương pháp giáo dục của bố mẹ để duy trì khả năng tư duy logic và trí thông minh.