- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Giáo viên tư thục đi bóc vỏ tôm, lau nhà thuê mùa dịch Covid 19
Do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, nhiều giáo viên mầm non tư thục tại Quảng Ninh phải đi bóc vỏ tôm, lau dọn nhà thuê để kiếm sống qua ngày.
- Siêu mẫu Hà Anh bất ngờ đăng đàn tố giáo viên người nước ngoài coi thường phụ nữ Việt, cộng đồng mạng ngay lập tức đòi tẩy chay, trục xuất về nước
- Giáo viên trường mầm non Nhật Bản nhiễm Covid-19 vẫn đi dạy khiến 152 người bị cách ly
- Nam sinh có mẹ là giáo viên chủ nhiệm và những câu chuyện bá đạo cười ra nước mắt: 'Cô, cô có cái áo dài giống mẹ con ghê á!'
UBND tỉnh Quảng Ninh vừa có công văn tiếp tục cho học sinh các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nghỉ học đến hết tháng 3 do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Đây là lựa chọn đảm bảo an toàn cho học sinh trước nguy cơ dịch bệnh lây lan trên diện rộng. Tuy nhiên, học sinh không đi học, các trường tư thục sẽ gặp khó khăn khi không có nguồn thu để trả lương cho giáo viên và đóng bảo hiểm xã hội.
Gần 20 năm công tác, cô giáo Vũ Thị Thu Hà không nghĩ có lúc lại khó khăn như bây giờ.
Mặc dù vậy, nhiều cô giáo mầm non tư thục tại Quảng Ninh không trông chờ, ỷ lại mà kiếm đủ việc để mưu sinh với mong muốn khắc phục giai đoạn khó khăn và dịch bệnh sớm kết thúc để được đi dạy trở lại.
Hơn một tháng nay, kể từ khi lớp học mầm non tư thục SuMi ở tổ 15, khu 3a, phường Giếng Đáy, thành phố Hạ Long cửa đóng then cài do dịch Covid-19, chị Phạm Thị Hồng Tươi - chủ lớp mầm non tư thục đã hùn vốn cùng 3 giáo viên khác mua tôm biển về bóc nõn, đóng hộp và bán hàng online.
Trở dậy từ 3h sáng, chị Tươi di chuyển khoảng 15 km qua bến cá Hòn Gai để mua hàng chục kg tôm sắt loại nhỏ về làm hàng. Đây là loại tôm biển tươi, bóc bỏ hết đầu và vỏ đóng gói bảo quản, sau đó các cô giáo rao bán trên các trang mạng xã hội. Người lấy hàng, tập trung bóc tôm rồi rao bán và ship hàng... Dù vất vả hơn so với nghề trông trẻ nhưng đó là giải pháp trước mắt tháo gỡ khó khăn khi trẻ không đến trường.
“Đây toàn là những cô giáo rủ nhau làm. Vì mình làm tư thục không có lương của nhà nước trả, mà không có lương là không có chi tiêu cuộc sống. Một ngày bây giờ kiếm 50.000, 100.000 đồng cũng vui. Giờ chúng tôi đi bưng bê cũng được nhưng nhà hàng nghỉ, công ty thì họ không nhận công nhân thời vụ. Dịch kéo dài học sinh nghỉ học, giáo viên mầm non chúng tôi xoay đủ việc. Trước tôi đi giao hàng gia dụng, hay ở quê gửi lên trứng gà hay thực phẩm gì bán nhưng bấp bênh lắm. Giờ tôi đi bóc tôm cùng các chị”, chị Vui kể.
Khi trường học đóng cửa vì dịch bệnh, những thầy cô giáo ở nhiều bộ môn khác vẫn có thể dạy kỹ năng sống, dạy online để kiếm thu nhập thì các cô giáo mầm non chỉ biết trông chờ vào đồng lương nhờ kỹ năng trông nom và chăm sóc trẻ nhỏ.
Gia đình cô giáo mầm non Vũ Thị Thu Hà (40 tuổi) trường tư thục Hoa Lê, thành phố Hạ Long phải dè xẻn chi tiêu vì chỉ có đồng lương công nhân của chồng. Chị quyết định xin đi lau dọn nhà sạch cho khách để chia sẻ gánh nặng với chồng. Gần 20 năm công tác trong ngành giáo dục chưa bao giờ chị rơi vào hoàn cảnh này.
“Chủ cơ sở mầm non nơi tôi công tác cũng giới thiệu cho tôi việc làm nhà sạch trên địa bàn thành phố. Công việc nhà ở nhà trẻ trước đây thì đều đặn, ngày nào cũng vậy. Sáng nào đến các cháu cũng í ới nên rất nhớ. Còn làm nhà sạch có nhà làm có nhà không, có ngày ngồi chơi không có việc”, chị Hà cho hay.
Chị Hà Thị Vân Lê, trường mầm non Hoa Lê, thành phố Hạ Long cho rằng kiếm việc làm tạm thời không phải là quá khó nhưng do đã gắn bó với công việc dạy học, yêu trẻ nên rất mong dịch bệnh qua thật nhanh để các cô có thể đến lớp trở lại.
"Để chờ đợi nhà nước có chính sách hỗ trợ có lẽ hơi lâu, nhất là trong giai đoạn dịch như hiện nay. Tất cả đều khó khăn, cùng chống dịch. Nên chúng tôi cũng không thể đòi hỏi mà phải chủ động kiếm việc để khắc phục khó khăn, tự thân vận động và các cô giáo rất cố gắng, cùng chia sẻ khó khăn. Các cô chỉ làm tạm thời, không muốn chuyển đổi nghề khác. Chỉ mong dịch qua đi để trở lại trường", chị Vân Lê cho biết.
Vượt qua những rào cản tâm lý, e ngại ban đầu để kiếm việc làm thêm trong giai đoạn khó khăn do dịch bệnh gây ra sẽ là trải nghiệm không thể nào quên với các cô giáo mầm non tư thục. Bây giờ, điều mong muốn nhất không chỉ của các cô giáo là dịch bệnh sớm kết thúc để được đón trẻ đến trường và sớm ổn định cuộc sống.
Theo Zing
-
Giáo dục3 giờ trướcThầy giáo ở Vĩnh Long nhắn nữ sinh lớp 8 đến nhà riêng để lấy đề kiểm tra, cộng điểm tùy tiện cho học sinh. Ngoài ra, người này còn bị tố có hành vi dâm ô với nữ sinh trên.
-
Giáo dục9 giờ trướcHiện tại, nhiều trường đại học đã công bố thời gian và địa điểm tổ chức chính thức các kỳ thi riêng.
-
Giáo dục1 ngày trướcNữ sinh lớp 8 bị đánh đến mức phải nhập viện vì dám "nói xấu sau lưng bạn", hiện sự việc đang được cơ quan chức năng điều tra, xử lý.
-
Giáo dục1 ngày trướcMột thí sinh dự thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức, tại điểm thi Trường ĐH Quốc tế, đã bật khóc nức nở vì không mang giấy tờ tuỳ thân.
-
Giáo dục1 ngày trước"Phê bình những hành vi thiếu chuẩn mực trong giáo dục là cần thiết, nhưng tôi mong dư luận đừng dồn các thầy cô về phía góc bục giảng, đẩy thầy cô trở nên vô cảm", nhà giáo nhắn nhủ.
-
Giáo dục2 ngày trướcNhiều giáo viên thẳng thắn nói hoạt động dạy thêm mang lại thu nhập tới trăm triệu mỗi tháng, nên ngay cả khi lương ở trường tăng cao họ cũng không bỏ dạy thêm.
-
Giáo dục2 ngày trướcSự việc cô giáo ở Vĩnh Phúc cắt tóc nữ sinh lớp 10 tại bục giảng vì em này nhuộm tóc, hôm 22/3, gây ra nhiều ý kiến 'khó phân xử'.
-
Giáo dục3 ngày trướcNgày 24/3, ông Nguyễn Thành Công - Hiệu trưởng Trường THCS Xuân Hiệp (huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long) cho biết, Hội đồng kỷ luật nhà trường vừa mời phụ huynh các học sinh liên quan vụ đánh nhau, rồi quay clip đăng lên mạng xã hội.
-
Giáo dục3 ngày trướcĐại diện Sở GD-ĐT TP.HCM cho hay, để bảo mật thông tin, ngành giáo dục sẽ không dán danh sách học sinh tại các trường, phụ huynh xem trên cổng điện tử.
-
Giáo dục3 ngày trướcCơ quan công an đã xác định được bốn người nghi liên quan đến vụ 31 học sinh trường THCS bị ngộ độc.
-
Giáo dục3 ngày trướcChuyên gia cho rằng, môn Toán bậc THPT tại Việt Nam khá nặng và đang thiếu sự phân cấp để học sinh có nhiều sự lựa chọn.
-
Giáo dục3 ngày trướcÔng Lê Văn Hiến - Trưởng phòng GD-ĐT huyện Mỹ Đức (Hà Nội), cho biết, cơ quan công an đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với hiệu trưởng và giáo viên sau lùm xùm tại Trường Tiểu học Đại Nghĩa.
-
Giáo dục3 ngày trướcTại buổi làm việc cô trò đều nhận ra lỗi sai, cùng xin lỗi nhau, gia đình học sinh cũng đã bỏ qua cho cô giáo.