Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông được sử dụng làm gì?

Một điểm rất mới trong Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực từ 1/7/2020 là học sinh sẽ được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông theo quy định. Vậy giấy này được sử dụng trong trường hợp nào?

Hỏi: Em nghe nói điểm mới năm nay là học sinh không thi hoặc thi nhưng không đủ điều kiện xét tốt nghiệp thì được cấp cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình phổ thông. Vậy giấy chứng nhận này được sử dụng để làm gì? (haianhdn…@gmail.com)

Trả lời: Điều 34 luật Giáo dục năm 2019 nêu rõ, học sinh học hết chương trình THPT đủ điều kiện dự thi theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhưng không dự thi hoặc thi không đạt yêu cầu thì được hiệu trưởng nhà trường cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.

Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông được sử dụng để đăng ký dự thi lấy bằng tốt nghiệp THPT khi người học có nhu cầu hoặc để theo học giáo dục nghề nghiệp và sử dụng trong trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật.

Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông được sử dụng làm gì?-1Học sinh sẽ được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông theo quy định.

Bộ GD&ĐT vừa ban hành dự thảo lần 2 Thông tư Quy định về giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông. Thông tư này áp dụng đối với trường THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT hoặc chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT.

Hỏi: Em là thí sinh tự do. Năm 2019, em thi tốt nghiệp không đậu. Năm nay em muốn dự thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển ĐH thì em nên làm thế nào? (yennhihy…@gmail.com)

Trả lời: Để được xét tốt nghiệp THPT năm 2020, thí sinh phải dự thi 4 bài thi, gồm 3 bài thi độc lập là toán, ngữ văn, ngoại ngữ và 1 bài thi tổ hợp do thí sinh tự chọn. Đối tượng là thí sinh tự do đăng ký dự thi tại địa điểm do sở GD&ĐT quy định.

Ngoài các hồ sơ quy định như thí sinh là học sinh lớp 12, hồ sơ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT của thí sinh tự do phải có thêm: Giấy xác nhận của trường phổ thông nơi thí sinh học lớp 12; bản sao Bằng tốt nghiệp THCS; Giấy xác nhận điểm bảo lưu (nếu có) do hiệu trưởng trường phổ thông nơi thí sinh đã dự thi năm trước xác nhận.

Thí sinh tự do dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT có học bạ theo chương trình THPT nào phải đăng ký dự thi theo quy định của chương trình đó.

Thí sinh tự do bị mất bản chính học bạ THPT có nguyện vọng được dự thi năm 2020 phải có xác nhận lại bản sao học bạ được cấp, trên cơ sở đối chiếu với hồ sơ lưu của trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc căn cứ vào hồ sơ dự thi của các kỳ thi trước...

Hỏi: Em đã tốt nghiệp THPT năm 2019 nhưng không trúng tuyển ĐH. Năm nay em chỉ xét tuyển ĐH thôi thì làm thủ tục như thế nào? Em sẽ thi tại trường phổ thông cũ của em hay là ở địa phương khác?(tunghovan…@gmail.com)

Trả lời: Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2020 ban hành theo Thông tư 15/2020 của Bộ GD&ĐT quy định thí sinh đã tốt nghiệp THPT đăng ký dự thi để lấy kết quả xét tuyển ĐH được bố trí thi chung điểm thi với thí sinh là học sinh lớp 12, do giám đốc sở GD&DT quyết định.

Theo Quy chế thi tốt nghiệp THPT thì thí sinh đã tốt nghiệp THPT được đăng ký dự thi bài thi độc lập, bài thi tổ hợp hoặc môn thi thành phần của bài thi tổ hợp theo nguyện vọng. Thí sinh tự do được đăng ký dự thi tại các điểm nhận hồ sơ do sở GD-ĐT quy định theo điểm 1, khoản 1, điều 13 Quy chế thi.

Hồ sơ đăng ký dự thi của thí sinh tự do bao gồm: 2 phiếu đăng ký dự thi giống nhau, bản sao Bằng tốt nghiệp THPT và 2 ảnh 4x6 cm. Thí sinh được đăng ký xét tuyển ĐH theo Quy chế tuyển sinh hiện hành và đề án tuyển sinh của mỗi trường.

Theo Tiền Phong

Xem link gốc Ẩn link gốc https://www.tienphong.vn/giao-duc/giay-chung-nhan-hoan-thanh-chuong-trinh-giao-duc-pho-thong-duoc-su-dung-lam-gi-1676648.tpo

thi tốt nghiệp THPT 2020


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.