- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Hạ chuẩn trình độ đào tạo với giáo viên để giải bài toán thiếu nhân lực?
Để giải bài toán thiếu giáo viên, nhất là ở miền núi, vùng sâu vùng xa, có ý kiến đề xuất khi tuyển dụng, nên hạ tiêu chuẩn về trình độ đào tạo đối với ứng viên. Tuy nhiên, điều này lại "vướng" Luật Giáo dục.
Vì sao thiếu giáo viên vẫn là ‘điệp khúc’?
Hiện nay, nhiều trường tiểu học rất khó tuyển giáo viên các môn:
Tin học; Tiếng Anh; Tiếng dân tộc thiểu số (bậc tiểu học) trong khi các trường THCS, THPT thiếu nguồn tuyển giáo viên các môn: Ngoại ngữ 2; Khoa học tự nhiên; Lịch sử và Địa lý;
Nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật); Hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp; Nội dung giáo dục địa phương; Công nghệ; Tin học; Giáo dục công dân, Giáo dục quốc phòng và an ninh.
Các trường mầm non và phổ thông - nhất là ở miền núi, vùng sâu vùng xa khó tuyển được giáo viên.
Theo tôi có một số nguyên nhân như bậc mầm non yêu cầu giáo viên phải tốt nghiệp cao đẳng sư phạm. Bậc tiểu học, THCS tuyển trình độ đại học sư phạm nên người tốt nghiệp trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm mất cơ hội ứng tuyển.
Trong khi đó, người tốt nghiệp đại học sư phạm ít lựa chọn vùng khó khăn để lập nghiệp vì điều kiện thiếu thốn và mức lương còn thấp.
Ngoài ra, các địa phương hiện đang thiếu nghiêm trọng giáo viên dạy “tích hợp”, cụ thể là môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý.
Trước khi thực hiện Chương trình GDPT 2018, chưa có trường đại học nào đào tạo môn “tích hợp”.
Kể cả trong tương lai, nguồn giáo viên dạy “tích hợp” có thể vẫn thiếu hụt.
Gợi ý lời giải cho bài toán thiếu giáo viên
Để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên nhưng không có nguồn tuyển, một số cán bộ quản lý giáo dục và nhà giáo đã nêu kiến nghị tới các cơ quan liên quan như Sở Nội vụ, Sở GD-ĐT xem xét “hạ” tiêu chuẩn về trình độ được đào tạo (đối với ứng viên tốt nghiệp trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm).
Tuy nhiên, việc “hạ” tiêu chuẩn trình độ được đào tạo của ứng viên đang "vướng" Luật Giáo dục.
Điều 72 Luật Giáo dục 2019 quy định về trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo như sau: “Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non; có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, THCS, THPT.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm”.
Vì vậy, muốn “hạ” tiêu chuẩn trình độ được đào tạo để tuyển được giáo viên dạy bậc mầm non, tiểu học, THCS thì trước hết cần sửa Điều 72 Luật Giáo dục 2019.
Khi Luật Giáo dục được sửa đổi thì các trường mới có cơ sở thực hiện.
Cùng với đó, Bộ GD-ĐT cần tham mưu Chính phủ gia hạn để các giáo viên chưa đạt chuẩn (dưới chuẩn) tiếp tục học tập nâng chuẩn.
Ở miền núi, vùng sâu vùng xa, người ứng tuyển vào làm giáo viên mầm non chỉ cần yêu cầu trình độ trung cấp sư phạm.
Tương tự, người ứng tuyển vào làm giáo viên tiểu học, THCS (môn đặc thù, ví dụ Tin học, Công nghệ…) chỉ cần trình độ cao đẳng sư phạm.
Trong quá trình công tác, giáo viên tự học, tự bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ.
Bộ GD-ĐT cần tham mưu Chính phủ điều chỉnh Nghị định 71/2020/NĐ-CP quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, THCS.
Tôi đề xuất chỉnh sửa Nghị định này theo hướng giáo viên còn 10 năm về hưu thì không phải tham gia nâng trình độ chuẩn được đào tạo (xem như đã đạt chuẩn).
Hiện tại, các trường hợp giáo viên không phải nâng chuẩn trình độ là: Giáo viên mầm non chưa có bằng cao đẳng sư phạm nhưng còn ít hơn 7 năm công tác tính từ 01/7/2020; giáo viên tiểu học có bằng cao đẳng sư phạm còn ít hơn 7 năm công tác tính từ 1/7/2020,
Giáo viên tiểu học có trình độ trung cấp còn ít hơn 8 năm công tác tính từ 1/7/2020; giáo viên THCS chưa có bằng cử nhân còn ít hơn 7 năm công tác tính từ 1/7/2020.
Đồng thời, Bộ GD-ĐT cần rà soát lại chính sách thu hút, hỗ trợ cho giáo viên để có cơ sở đề xuất, sửa đổi phù hợp với thực tiễn.
Đối với đội ngũ giáo viên công tác ở miền núi, vùng sâu vùng xa, cần có chính sách đãi ngộ đặc biệt.
Việc tăng tiền lương và phụ cấp cho viên chức được kỳ vọng sẽ góp phần từng bước giải "bài toán" thiếu giáo viên như hiện nay.
Theo VNN
-
Giáo dục6 giờ trướcTính đến 21h ngày 20/3, TP.HCM còn khoảng 21.000 học sinh chưa xác định được mã định danh. Thành phố yêu cầu phải có mã định danh mới được vào học mầm non, lớp 1 và lớp 6.
-
Giáo dục12 giờ trướcCác hoạt động ngoài giờ chính khóa, trải nghiệm, hướng nghiệp phải bảo đảm tính thiết thực, gắn với mục tiêu giáo dục cụ thể, phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông.
-
Giáo dục13 giờ trướcCâu chuyện học Toán ở bậc THPT quá nặng một lần nữa lại làm nóng ngày hội tư vấn tuyển sinh mới diễn ra ở Hà Nội.
-
Giáo dục14 giờ trướcViệc đăng ký nguyện vọng đã trúng tuyển sớm lên hệ thống tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo là yêu cầu bắt buộc nếu thí sinh mong muốn trúng tuyển ở nguyện vọng đó.
-
Giáo dục1 ngày trướcIELTS - chứng chỉ đang được rất nhiều người theo đuổi đặc biệt là các bạn học sinh với nhiều giá trị đem lại như quy đổi điểm thi, tuyển thẳng vào đại học… Do đó, ngày càng có nhiều phụ huynh luyện thi IELTS cho con từ rất sớm.
-
Giáo dục1 ngày trướcNhiều thắc mắc liên quan toán học được nêu ra tại ngày hội tư vấn tuyển sinh. Trong đó, có người đặt vấn đề: Những kiến thức về tích phân, đạo hàm, phương trình lượng giác, logarit... liệu có áp dụng vào công việc?.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐại diện Bộ GD-ĐT cho biết, đang xây dựng thông tư sửa đổi quy chế thi tốt nghiệp THPT, dự kiến công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 từ 17-19/7.
-
Giáo dục2 ngày trướcNữ sinh lớp 6 ở Vĩnh Long bị nhóm bạn đánh hội đồng ngay tại lớp học.
-
Giáo dục2 ngày trướcTrường THCS Phú Thịnh (Vĩnh Long) đã tổ chức họp và xử lý kỷ luật 9 học sinh liên quan vụ hành hung tập thể quay clip.
-
Giáo dục2 ngày trướcKhi trẻ bị bắt nạt, cha mẹ thông minh sẽ không dạy con nói 'không sao', mà sẽ trấn an cảm xúc của trẻ, hiểu và thông cảm với con cái, và để cho trẻ hiểu rằng bị bắt nạt không phải là lỗi của chúng, cho trẻ sự khẳng định và hỗ trợ đầy đủ.
-
Giáo dục2 ngày trướcTuyến bài: 'Có nên cho trẻ rời bỏ trường học để giáo dục tại nhà?' trên báo VietNamNet một lần nữa lật mở mảnh ghép trong cách giáo dục trẻ được một số gia đình lựa chọn.
-
Giáo dục3 ngày trướcCông an TP Mỹ Tho đang tạm giữ một thầy giáo của trường THCS Xuân Diệu để điều tra, làm rõ hành vi nhắn tin "gạ tình" nữ sinh lớp 8 của trường.
-
Giáo dục3 ngày trướcCó các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế như TOEFL Primary, Cambridge… học sinh sẽ có cơ hội được tuyển thẳng hoặc cộng điểm khuyến khích vào nhiều trường THCS trên địa bàn Hà Nội.
-
Giáo dục3 ngày trướcTrong nhiều năm qua, số lượng học sinh lớp 9 thi lên lớp 10 ở TP.HCM luôn tăng, tuy nhiên thành phố vẫn duy trì mức khoảng 70% học sinh dự thi có chỗ học công lập. Để đáp ứng điều này, mỗi năm TP.HCM xây thêm hàng trăm phòng học mới.