Hàng vạn học sinh Hà Nội lần đầu đến trường sau khai giảng

Hàng chục ngàn học sinh lớp 12 ở Hà Nội đã đến trường vào sáng nay. Lứa học sinh 3 năm liên tiếp chịu ảnh hưởng của Covid-19 sẽ còn nhiều áp lực trước mùa thi tốt nghiệp tới.

Sau thông báo vào 'giờ chót' của Sở GD-ĐT Hà Nội chiều qua, sáng nay, khoảng 50% học sinh lớp 12 trên địa bàn thành phố Hà Nội quay trở lại trường học trực tiếp. Những học sinh này sẽ học ở trường thứ 2, 4, 6 và học trực tuyến vào các ngày thứ 3,5,7. 

50% còn lại sẽ học theo thời khóa biểu ngược lại.

Hàng vạn học sinh Hà Nội lần đầu đến trường sau khai giảng-1
 

Hàng vạn học sinh Hà Nội lần đầu đến trường sau khai giảng-2Hàng vạn học sinh Hà Nội lần đầu đến trường sau khai giảng-3

Đo nhiệt độ cho học sinh ở Trường THPT Kim Liên. Ảnh: Lê Anh Dũng

'Cảm xúc của em như ngày đầu đi học'

7h15 sáng, Phạm Linh Giang, học sinh lớp 12, Trường THPT Yên Hoà có mặt ở trường. Giang nói, em cảm thấy bỡ ngỡ và lạ lẫm vì rất lâu chưa được gặp các bạn và thầy cô.

“Cảm xúc của em giống như thể ngày đầu tiên đi học”, Giang nói.

Hàng vạn học sinh Hà Nội lần đầu đến trường sau khai giảng-4
Học sinh Trường THPT Yên Hòa đến trường. Ảnh: Thúy Nga

Dù mừng vui nhưng Giang cho biết, em cũng cảm thấy lo lắng vì tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến khá phức tạp.

“Ban đầu, bố mẹ không đồng ý cho em đi học vì lo sợ có thể lây chéo ngay trong lớp. Nhưng hiện tại em cũng đang trong giai đoạn nước rút chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT, do đó em vẫn mong được tới trường học trực tiếp”.

Để đảm bảo an toàn cho bản thân, Giang mang theo 2 chiếc khẩu trang, chai nước riêng và dung dịch rửa tay khô.

Cả Ban Giám hiệu ra đón học sinh

Em Phan Lê Hà Nhi (học sinh lớp 12 chuyên tiếng Trung, của Trường THPT Chuyên Hà Nội- Amsterdam) cho hay, dù đến trường nhưng thật sự em vẫn khá lo lắng, bởi bản thân em mới chỉ tiêm một mũi vắc xin cách đây mới 2 tuần trước.

Còn bố mẹ em thì lo lắng từ khi có thông báo trở lại trường. Bố mẹ dặn em khi đến lớp phải luôn tuân thủ thực hiện 5K.

Đến trường sau thời gian dài học online, một điều nữa cũng khiến Hà Nhi lo lắng đó là những bài kiểm tra. Em có chút hồi hộp bởi không biết thời gian học qua online mình có tiếp thu đủ kiến thức.
Hà Nhi cho hay, hôm nay đến trường, em chuẩn bị và mang theo bên mình giấy ướt để lau chùi các vật dụng, một bịch khẩu trang mới và một lọ xịt sát khuẩn để đảm bảo an toàn.

Sáng nay, Ban giám hiệu Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam có mặt đón học sinh ngay tại cổng trường.

Hàng vạn học sinh Hà Nội lần đầu đến trường sau khai giảng-5
Bà Trần Thùy Dương, Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (trái) đón học sinh ở cổng trường. Ảnh: Thanh Hùng

Bà Trần Thùy Dương, Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam cho biết, hôm nay, trường chia 2 luồng để đón học sinh nhằm đảm bảo giãn cách phòng dịch. Một luồng dành cho các học sinh tự đi xe đạp, xe máy đến trường; luồng còn lại cho học sinh được phụ huynh đưa đến.

Theo bà Dương, để đảm bảo an toàn cho học sinh một cách tối đa, trường đã chuẩn bị công tác đón học sinh trở lại từ cách đây một tuần.

Công việc đầu tiên là khử khuẩn, dọn dẹp vệ sinh trường lớp, đã được hoàn tất cách đây 2 ngày, vào 4/12.

Để chuẩn bị cho buổi học đầu tiên ngày hôm nay, trường chia khối 12 làm 2 nhóm. Cụ thể, vào các ngày Thứ Hai, Thứ Tư và Thứ Sáu có 8 lớp đi học trực tiếp. Còn 9 lớp còn lại đi học trực tiếp vào các ngày Thứ Ba, Thứ Năm và Thứ Bảy.

“Chúng tôi cũng chia các lớp theo phương án “phòng chẵn, phòng lẻ”. Tức những lớp học ở phòng chẵn sẽ đi học vào các ngày Thứ Hai, Thứ Tư và Thứ Sáu và tương tự như vậy đối với các lớp còn lại. Như vậy sẽ đảm bảo sự giãn cách giữa các lớp”.

Tuy nhiên, bà Dương cũng cho biết, qua nắm bắt, cũng có một số ít học sinh sáng nay chưa trở lại trường, bởi sự lo lắng của gia đình với tình hình dịch bệnh.

“Chúng tôi cũng rất thông cảm và chia sẻ với tâm trạng này của phụ huynh và học sinh. Đối với những học sinh chưa đến trường, nhà trường cũng yêu cầu giáo viên chủ nhiệm kết nối màn hình trực tuyến song song với lớp học để các em có thể nắm bắt, đuổi kịp chương trình với các bạn trên lớp”.

Hàng vạn học sinh Hà Nội lần đầu đến trường sau khai giảng-6Hàng vạn học sinh Hà Nội lần đầu đến trường sau khai giảng-7

Học sinh Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam đến trường sáng nay. Ảnh: Thanh Hùng

Trường học đã sẵn sàng nhiều phương án

Bà Nguyễn Thị Nhiếp, Hiệu trưởng Trường THPT Yên Hoà cho biết, công tác chuẩn bị đón học sinh quay trở lại của nhà trường bắt đầu từ cuối tháng 10. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp hơn, nên phải đến hôm nay, học sinh mới có thể đi học trực tiếp.

“Trong ngày hôm nay, có 7 lớp học trực tiếp tại trường, 7 lớp học trực tuyến. Đối với các lớp học trực tiếp, chúng tôi đã sắp xếp cách nhau một phòng học để đảm bảo giãn cách”.

Cũng theo bà Nhiếp, khi nhận được quyết định học sinh sẽ quay trở lại trường, một số phụ huynh khá băn khoăn, lo lắng nên đã đệ đơn xin với ban giám hiệu nhà trường cho con nghỉ học. Tuy nhiên, trong ngày hôm nay, sĩ số học sinh đi học gần như đảm bảo 100%.

“Khi Sở GD-ĐT Hà Nội điều chỉnh kế hoạch cho học sinh quay trở lại trường vào ngày 6/12, các học sinh lớp 12, một nửa học trực tiếp, một nửa học trực tuyến, vì vậy sẽ có thầy cô giáo đến trường dạy trực tiếp, sau đó tiếp tục dạy trực tuyến.

Để đảm bảo việc dạy và học, nhà trường đã sắp xếp và chuẩn bị phòng học cũng như đường truyền mạng để thầy cô sau khi kết thúc tiết học trực tiếp có thể chuyển sang dạy học trực tuyến.

Trường không có học sinh lớp 12 nào thuộc diện F0 hay ở vùng 3, 4. Nhưng trong trường hợp phát hiện có F0, trường cũng chuẩn bị riêng phòng thể dục để có thể cách ly học sinh/ giáo viên đó ngay tại trường" - bà Nhiếp nói.

Hàng vạn học sinh Hà Nội lần đầu đến trường sau khai giảng-8Hàng vạn học sinh Hà Nội lần đầu đến trường sau khai giảng-9Hàng vạn học sinh Hà Nội lần đầu đến trường sau khai giảng-10

Học sinh Trường THPT Kim Liên được bố trí ngồi 1 người/bàn. Ảnh: Lê Anh Dũng

Quyết định cho học sinh trở lại trường trong bối cảnh số ca Covid-19 tăng khiến ngành giáo dục và phụ huynh, học sinh có nhiều trăn trở. Tuy nhiên, được đi học trực tiếp cũng là điều mà nhiều phụ huynh và học sinh mong mỏi từ lâu.

Đến nay, với học sinh từ 15-17 tuổi, Hà Nội đã tiêm được 286.153 mũi/307.799 trẻ (đạt gần 93%). 

Các trường học phải đạt các tiêu chí về yêu cầu an toàn trong phòng chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn liên ngành của Sở GD-ĐT và Sở Y tế. Giáo viên chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin chỉ được dạy trực tuyến; các trường chỉ dạy học trực tiếp một buổi/ngày, không tổ chức ăn bán trú, căng-tin; học sinh tự mang theo nước uống cá nhân;...

Trong trường hợp xuất hiện F0, việc phong tỏa và cách ly với các học sinh diện F1 sẽ được thực hiện.

Theo VietnamNet

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/hang-van-hoc-sinh-ha-noi-lan-dau-di-hoc-truc-tiep-sau-khai-giang-798691.html?fbclid=IwAR3n5MeB9GmbsgDgO8ULQj_mUrWW2L6P7mXa_C-UgftMOPlauLSvlE0v6zU

học trực tiếp

học sinh


  • Chuyện chưa kể về clip học trò mang cua tặng cô giáo thu hút 16 triệu lượt xem
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Đoạn clip dài gần 4 phút ghi lại cảnh học trò vùng cao mang những món quà giản dị như cua núi, gừng, hoa lá ven đường... tặng cô giáo, thu hút hơn 16 triệu lượt xem và nhận về nhiều phản hồi tích cực.
  • Loạt trải nghiệm hấp dẫn ở Trung tâm Nhật ngữ Yuki dịp 20/11
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Trung tâm Nhật ngữ Yuki tổ chức nhiều hoạt động và chương trình đặc biệt nhằm tri ân chân thành đến đội ngũ giảng viên tài năng và tận tâm, đồng thời mở rộng cơ hội cho các bạn trẻ.
  • Hiệu trưởng 'ghế nhựa' và ngôi trường 100 tỷ ở vùng biên giới
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Từng là cậu bé đi bán kem dạo ở thành phố Vinh, trở thành thầy giáo đi dạy cũng chỉ có một bộ quần áo lành lặn duy nhất để lên lớp, thầy Khang nói mình như một chiếc "lá rách", nhưng luôn có mục tiêu phấn đấu để trở thành một chiếc "lá lành", không những chỉ có thể lo cho mình mà còn giúp được cho nhiều người khác
  • Những 'cú sốc' du học
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Chuyện về những du học sinh giỏi và thành công luôn vẽ lên bức tranh tươi sáng khiến nhiều người ngưỡng mộ và coi là đích đến. Nhưng có một góc tối - nơi nhiều bạn trẻ không tránh khỏi những cú sốc vì ôm mộng du học nhưng đổi lại là triền miên nợ môn, áp lực chi tiêu đến mức trầm cảm nơi xứ người.
  • 'Lương thấp dễ khiến giáo viên giảm động lực với nghề'
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Nhân dịp 20/11, VietNamNet có cuộc trao đổi với Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch HĐQT Trường Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) - một trong những nữ hiệu trưởng trường tư đầu tiên của cả nước.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.