- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Hồ sơ chạy đua vào tiểu học của bé trai 5 tuổi ở Trung Quốc gây bão mạng: Dài 15 trang, khoe đã đọc hơn 10.000 đầu sách tiếng Anh và Trung
Câu chuyện của cậu bé 5 tuổi này là hiện tượng phổ biến trong xã hội Trung Quốc ngày nay
Câu chuyện của cậu bé 5 tuổi này là hiện tượng phổ biến trong xã hội Trung Quốc ngày nay, khi cha mẹ cố gắng xây dựng một hồ sơ đẹp cho con cái họ để có thể vào học những trường tư tốt nhất.
Mới đây, một bản hồ sơ lý lịch xin học của một học sinh 5 tuổi tại Trung Quốc đã lan truyền rộng rãi trên mạng, qua đó cho thấy sự khắc nghiệt trong việc tuyển sinh của những ngôi trường tư nhân nước này.
Bộ hồ sơ gồm 15 trang miêu tả cậu học sinh này là tự tin và có những kinh nghiệm phong phú trong cuộc sống. Ngay sau khi chia sẻ, hàng chục nghìn lời bình luận đã tham gia vào bài đăng, một số thậm chí mỉa mai những thành tựu mà cậu học sinh viết trong bộ hồ sơ.
Ngoài những kinh nghiệm phong phú như hồ sơ miêu tả, bản "CV" của cậu bé 5 tuổi này còn cho biết cậu có rất nhiều sở thích ngoại khóa như chơi Piano, nhảy hip hop và đá bóng.
Thậm chí một phần của hồ sơ quảng cáo rằng cậu đã đọc hơn 10.000 đầu sách bằng tiếng Anh lẫn tiếng Trung. Một bản đồ với những đánh dấu cho thấy các nước cậu đã từng đi qua cũng xuất hiện trong hồ sơ này.
Điều đặc biệt là hồ sơ cũng nhấn mạnh những tính cách nổi bật của cậu bé, bao gồm bản lĩnh "cứng rắn" với minh chứng không hề khóc khi tiêm chủng.
Nghe có vẻ nực cười nhưng câu chuyện của cậu bé 5 tuổi trên là hiện tượng phổ biến trong xã hội Trung Quốc ngày nay, khi cha mẹ cố gắng xây dựng một hồ sơ đẹp cho con cái họ để có thể vào học những trường tư tốt nhất. Ngày càng nhiều bậc phụ huynh bắt ép con nhỏ làm những việc quá khả năng để có thể thêm thành tích vào hồ sơ, biến chúng thành một cuộc chạy đua khốc liệt không kém đi xin việc.
Ngành giáo dục trẻ mầm non hiện đang trở thành một mảng kinh doanh nóng bỏng ở Trung Quốc khi tầng lớp giàu có lẫn trung lưu đều mong muốn con cái họ đạt được các thành tích vượt trội hơn so với cùng trang lứa.
Hàng loạt những trung tâm giáo dục ngoại khóa đăng biển quảng cáo dọc các con phố, trong khi tờ rơi của những buổi gia sư âm nhạc được phát khắp các chung cư. Hiện nay, các công ty giáo dục thậm chí chấp nhận giảng dạy cho cả những học sinh đã lớn tuổi, bao gồm hướng dẫn làm bài thi, viết luận, đưa đi thăm quan các trường đại học hoặc tổ chức các chuyến du lịch nước ngoài đến những ngôi trường nổi tiếng. Tất cả đều nhằm phục vụ mong muốn kéo dài hồ sơ thành tích của con cái những gia đình có điều kiện.
Trước đó vào tháng 4/2018, hồ sơ của một bé 6 tuổi được 60 trường tư nhận học, đánh bại 8.000 hồ sơ khác cũng đã lan truyền rộng rãi trên mạng. Theo đó, hồ sơ cho biết cô/cậu bé này đã bắt đầu học nói từ 3 tháng tuổi, có thể bơi từ năm 3 tuổi, hiện đã có thể lập trình các phần mềm cơ bản của máy tính cũng như nhớ được 2.000 chữ phổ thông Trung Quốc, đủ để đọc hiểu báo chí.
Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc cũng nhận ra rằng các hồ sơ cá nhân này sẽ khiến trẻ em Trung Quốc bị ép buộc quá sức cũng như phân biệt giữa con cái của các tầng lớp khi xin học. Tháng 2 vừa qua, chính quyền thành phố Thượng Hải đã cấm các trường tư nhân xét tuyển học sinh theo những hồ sơ kiểu như trên. Dẫu vậy, trào lưu bắt em con cái theo học vượt quá khả năng để làm đầy hồ sơ xin học vẫn tiếp tục lan rộng trong giới nhà giàu và trung lưu Trung Quốc.
Theo Thời đại
- Giáo dục10 giờ trước2 năm đồng hành cùng con ôn luyện vào hệ song bằng của Trường THCS Cầu Giấy, chị Điệp nói “không kịp trở tay” trước thông tin Hà Nội sẽ dừng tuyển sinh đào tạo hệ song bằng lớp 6 vào năm học tới.
- Giáo dục1 ngày trướcTrong 4 ngôi trường được vinh dự nằm trong bảng xếp hạng, có 2 ngôi trường lọt top 400-600 trường ĐH tốt nhất thế giới.
- Giáo dục2 ngày trướcHiệu trưởng và một hiệu phó của trường THCS - THPT Thạnh Thắng (Cần Thơ) không đạt được số phiếu tín nhiệm nên được phân công làm giáo viên của trường.
- 2 ngày trước
- Giáo dục2 ngày trướcBa năm qua, điểm chuẩn trúng tuyển vào lớp 10 công lập ở TP.HCM có nhiều biến động.Trong đó điểm chuẩn vào lớp 10 năm 2020 tăng vọt so với năm 2019.
- Giáo dục2 ngày trướcSáng 20/4, 30 phút sau khi tính giờ làm bài thi môn Toán cho học sinh lớp 9 toàn thành phố Đà Nẵng, bản chụp đề thi kèm lời đề nghị "bày với" xuất hiện trên mạng xã hội.
- Giáo dục3 ngày trướcNgười ta bảo trẻ con như tờ giấy trắng nên "biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan", nhưng giờ trẻ em còn phải thêm 1 thứ biết, biết bảo vệ bản thân mình nữa. Cuộc đời nào ai cho phép chỉ cho con học nhạc, học múa, học lịch sử, văn học...
- Giáo dục3 ngày trướcDự kiến năm 2021, các trường sẽ công bố kết quả trúng tuyển đợt 1 trước 17 giờ ngày 23/8. Sau khi có thông báo trúng tuyển của trường, thí sinh phải xác nhận nhập học đợt 1 trước ngày 1/9.
- Giáo dục4 ngày trướcTừ ngày 27/4 đến ngày 11/5, thí sinh cả nước bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Dưới đây là những điều quan trọng thí sinh năm nay cần ghi nhớ.
- Làm mẹ5 ngày trướcNhật Bản không chỉ được biết đến là đất nước có nền kinh tế nằm trong top phát triển nhất thế giới, giáo dục Nhật cũng được các nước trên thế giới nhắc đến như là một biểu tượng về hệ thống giáo dục chất lượng khiến nhiều quốc gia khác khâm phục và học tập.
- Giáo dục6 ngày trướcNăm 2021, dự kiến Đại học Sư phạm Hà Nội tuyển 7.094 chỉ tiêu theo 4 phương thức.