- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
'Học nguyên Toán, Văn, Anh để thi vào lớp 10 cũng là học lệch'
Việc học sinh chỉ chăm chăm học các môn Toán, Văn, Anh để thi vào lớp 10 mà bỏ qua các môn còn lại sẽ gây hệ luỵ xấu tới tương lai của chính các em.
Những môn học xuất hiện thường trực trong các kỳ thi vào lớp 10 như Toán, Văn, Anh luôn được học sinh, phụ huynh coi là môn chính, đầu tư về thời gian và tiền bạc, các môn còn lại bị coi là môn phụ, học sinh lơ là, học qua loa.
Tâm lý thi gì, học nấy
Hơn 10 năm công tác trong ngành giáo dục, cô Phạm Thị Hà, giáo viên Mỹ thuật ở Hà Nội thấy buồn khi nhiều phụ huynh và học sinh có suy nghĩ phân biệt môn học ngay trên trường. Điều này được thể hiện qua việc, học sinh chỉ chú trọng vào các môn phục vụ cho kỳ thi, trong khi các môn khác học trong tâm thế đối phó, qua loa, cốt sao đủ điểm lên lớp, tốt nghiệp.
Không ít lần trong tiết dạy, nữ giáo viên bắt gặp cảnh học trò giấu sách Toán, Văn, Anh trong ngăn bàn, thi thoảng lại kéo ra để đọc, hí hoáy làm bài tập. Khi giáo viên hỏi, học sinh hồn nhiên trả lời do sắp tới có tiết kiểm tra nên các em tranh thủ ôn bài.
“Trong tiết dạy Mỹ thuật mà học sinh lại đem sách môn khác ra để học, thử hỏi có giáo viên nào không tủi thân và chạnh lòng", cô Hải nói và cho biết, tâm lý thi gì, học nấy hiện vẫn tồn tại trong nhận thức, suy nghĩ của nhiều học sinh, phụ huynh. Các em coi những môn không thi là môn phụ nên xem nhẹ, bất hợp tác trong quá trình dạy và học.
Nhiều học sinh chỉ chú trọng học các môn nằm trong chương trình thi mà lơ là những môn còn lại. (Ảnh minh hoạ)
Theo nữ giáo viên, hiện nay trong ngành giáo dục, không có văn bản nào quy định hay phân biệt môn chính - môn phụ. Tuy nhiên các môn học phục vụ các kỳ thi như Toán, Văn, Anh thường được nhà trường quan tâm hơn. Cũng chính bởi vậy mà học sinh và phụ huynh tự ngầm hiểu với nhau, đây là môn chính. Học trên trường chưa đủ, còn tìm đến các trung tâm, lớp học thêm để củng cố kiến thức.
Hệ luỵ xấu tới tương lai
Bàn về thái độ của học sinh khi xem nhẹ các môn học không nằm trong kỳ thi, TS Vũ Thu Hương, chuyên gia giáo dục cho rằng, lỗi không hoàn toàn do trẻ mà đến từ phía gia đình, nhà trường và sâu xa hơn là do những chính sách thi cử. Điều này thể hiện từ cách thầy cô dạy học, đến việc phụ huynh đốc thúc con cái học tập và cách chọn môn thi vào lớp 10, vào đại học.
“Ngay từ cấp tiểu học, đã có những trường hợp giáo viên lấy giờ học môn khác ra dạy Toán và Tiếng Việt. Về nhà, nhiều phụ huynh quản lý việc học của con cũng dành phần lớn sự quan tâm đến hai môn học này”, TS Hương nói và cho biết những hành động ấy sẽ khiến trẻ hình thành nên tư tưởng phân biệt môn chính - môn phụ.
Việc học sinh chỉ tập trung vào các môn thi và học đối phó, qua loa các môn còn lại, cốt sao đủ điểm tốt nghiệp không chỉ khiến trẻ học lệch, dẫn đến sự thiếu cân bằng trong tư duy mà còn để lại hậu quả nguy hiểm đến tương lai sau này. Tuy nhiên, chính phụ huynh và học sinh không nhìn ra điều này, mà chỉ quan tâm đến vấn đề điểm số và thành tích trước mắt.
Quan niệm thi gì học lấy sẽ khiến học sinh học lệch, gây hệ luỵ xấu cho tương lai. (Ảnh minh hoạ)
Theo TS Hương, có nhiều học sinh học Toán, Văn rất tốt, điểm IELTS đạt 7.0, 8.0, nhưng lại thiếu những hiểu biết cơ bản trong cuộc sống, thậm chí ''còn chẳng biết cây rau muống, rau ngót hình thù ra làm sao hay con cá chép khác cá trôi thế nào…''. Những kiến thức này được giảng dạy thông qua môn học mà chính các bạn vẫn đang tự gắn mác môn phụ và coi thường.
“Nhiều em còn có suy nghĩ ảo tưởng, rằng mình học tốt các môn Toán, Văn, Anh đồng nghĩa với việc bản thân là học sinh giỏi. Tuy nhiên thực tế các em lại đang thiếu hụt những kiến thức khác về đời sống, xã hội, dẫn đến việc ra đời dễ mắc lỗi, gặp thất bại. Không ít trường hợp khi được hỏi về các danh nhân lịch sử đều trả lời sai. Hay ngay việc giao tiếp cơ bản, học sinh cũng không đủ tự tin", TS Hương nhấn mạnh.
Nữ tiến sĩ cho rằng, trong hệ thống giáo dục, các môn học đều có vai trò quan trọng việc cung cấp tri thức, đồng thời góp phần định hướng, hình thành nhân cách, kỹ năng.
Những môn tự nhiên giúp rèn luyện tư duy logic và khả năng suy luận, trong khi các môn xã hội mang đến những bài học đạo đức quan trọng. Sự tiếp cận đa dạng giúp học sinh có cơ hội khám phá và phát triển tối đa khả năng cá nhân của mình. Vì vậy cần bỏ ngay quan niệm ''môn không thi không học''.
Việc chỉ chú trọng học môn các môn Toán, Văn, Anh phục vụ thi cử cũng chính là học lệch, không giúp cho học sinh có lượng kiến thức phong phú, mà còn làm xa thêm con đường phát triển và đạt được thành công toàn diện trong tương lai. “Nên đa dạng môn thi vào lớp 10, học sinh được quyền tự do lựa chọn, không nhất thiết chỉ chăm chăm ba môn Toán, Văn, Anh. Để làm được điều này, cần cả hệ thống giáo dục cần thay đổi nhằm tôn trọng năng lực của học sinh”, nữ tiến sĩ nói.
Theo VTC News
-
Giáo dục41 phút trướcNhiều ý kiến cho rằng, các trường không nên có thêm nhiều tổ hợp xét tuyển, Bộ GD&ĐT cần có quy định, tránh trường hợp các trường “trăm hoa đua nở”, thống nhất các tổ hợp xét tuyển hợp lý, kiên quyết loại đi các tổ hợp “lạ”.
-
Giáo dục4 giờ trướcHơn 10 trường đại học công bố phương án tuyển sinh 2025
-
Giáo dục7 giờ trướcNăm 2025 là năm đầu tiên kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông thực hiện theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với nhiều điểm mới so với hiện nay, đặc biệt là về đề thi.
-
Giáo dục7 giờ trướcPhụ huynh tâm sự 'con học đại học không bằng con hàng xóm học trung cấp'
-
Giáo dục17 giờ trướcTrong 2 năm học, Trường THCS Trung Hiếu xảy ra nhiều vụ học sinh đánh nhau gây thương tích nhưng hiệu trưởng không có giải pháp xử lý triệt để.
-
Giáo dục19 giờ trướcNăm 2025 là lần đầu tiên New Zealand cấp học bổng chính phủ cho học sinh Việt Nam khi nhập học tại một trong 8 trường đại học công lập ở quốc gia này.
-
Giáo dục22 giờ trướcViệc hoạch định tương lai nghề nghiệp sẽ giúp các bạn trẻ phác thảo và định hình được “con đường” phía trước một cách rõ nét nhất. Trung tâm Nhật ngữ Yuki chia sẻ 4 bước đơn giản.
-
Giáo dục1 ngày trướcGia đình Donald Trump không chỉ nổi bật với ảnh hưởng lớn trong kinh doanh, chính trị, truyền thông mà còn có một nền tảng giáo dục phong phú trải qua nhiều thế hệ.
-
Giáo dục1 ngày trướcViệc ra đề thi môn ngữ văn với yêu cầu không lấy ngữ liệu trong sách giáo khoa khiến giáo viên lúng túng, dẫn đến nhiều đề thi gây tranh cãi
-
Giáo dục1 ngày trướcNam sinh trường phổ thông Năng khiếu (Đại học Quốc gia TP.HCM) thắng tuyệt đối 4 vòng đấu trong trận thi tháng đầu tiên Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 25.
-
Giáo dục1 ngày trước'Nhiều em học kém nhưng vẫn lên lớp đều, dẫn tới hổng nặng kiến thức. Các em này nếu muốn học tốt khi vào cấp 3 hay có mục tiêu thi đại học, không thể không học thêm', thầy giáo dạy Toán chia sẻ.
-
Giáo dục1 ngày trướcMới đây, trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh một nam sinh được cho là sinh viên của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội với vẻ ngoài thanh tú, điển trai. Sau khi đăng tải, những hình ảnh này được chia sẻ nhanh chóng và thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng.
-
Giáo dục2 ngày trướcMạng xã hội vừa xuất hiện đoạn clip ngắn ghi lại hình ảnh một nữ sinh bị nhóm bạn học vây đánh trên đường ở Kiên Giang, gây bức xúc.
-
Giáo dục2 ngày trướcDự thảo Luật Nhà giáo quy định, nhà giáo được tăng 1 bậc lương; giáo viên mầm non có thể nghỉ hưu trước nhưng không quá 5 tuổi và không bị trừ tỷ lệ lương hưu. Nhà giáo có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc tiến sĩ được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn.