- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Học sinh chuẩn bị kiểm tra giữa kỳ trực tuyến: Tránh gian lận thế nào?
Hiện tại học sinh Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác đang chuẩn bị bước vào kỳ kiểm tra giữa kỳ trực tuyến. Vậy làm sao tránh gian lận, đảm bảo công bằng với hình thức kiểm tra này?
Với tình hình dịch bệnh như hiện tại, việc học trực tuyến tại các quận nội thành Hà Nội có thể tiếp diễn đến hết học kỳ I.
Đây là lần đầu việc kiểm tra định kỳ được các trường thực hiện đại trà bằng hình thức online. Ngoài việc đảm bảo đường truyền như trong mọi buổi học trực tuyến khác, một thách thức mới với thầy cô và các nhà trường trong đợt thi giữa kỳ là đảm bảo công bằng thi cử, chống quay cóp.
Chị Nguyễn Phương Hà (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) lo lắng vì năm nay con học cuối cấp nên điểm số, xếp loại sẽ quyết định cơ hội vào đại học của con.
“Tôi rất lo vì không biết con kiểm tra và thi ra sao để đảm bảo công bằng và khách quan giữa các học sinh trong lớp.
Kiểm tra trực tuyến giáo viên không giám sát chặt chẽ sẽ dẫn đến thiếu công bằng với các con và ảnh hưởng đến cơ hội vào đại học của con”, chị Hà trăn trở nói.
Ảnh minh họa
Để đảm bảo an toàn, khách quan khi kiểm tra trực tuyến, Trường THPT Lương Thế Vinh cho biết trường này sử dụng hình thức trắc nghiệm để học sinh dễ dàng khi làm bài, giáo viên cũng thuận lợi khi chấm.
Ngoài ra, các tổ bộ môn còn đánh giá định kỳ học sinh qua các bài vẽ sơ đồ tư duy, bài tập thiết kế video, Infographic hoặc báo cáo các hoạt động trải nghiệm.
Nhiều trường còn cho biết sẽ áp dụng một số giải pháp công nghệ như hệ thống trộn mã đề, camera giám sát… để hỗ trợ các kỳ kiểm tra được diễn ra nghiêm túc, hạn chế gian lận hay tiêu cực trong thi cử.
Bởi lẽ, lâu nay các kỳ kiểm tra, thi cử luôn không tránh khỏi một vài cá nhân vi phạm quy chế, trách nhiệm của nơi tổ chức phải đảm bảo công bằng cho tất cả thí sinh và kết quả thực chất trong khảo thí.
Thầy Đặng Việt Hà - Hiệu trưởng Trường THCS Chu Văn An, quận Tây Hồ, Hà Nội cho biết: "Trường đã tổ chức cho học sinh kiểm tra giữa kỳ 1 từ tuần trước. Trong đó các môn Văn, Toán, Tiếng Anh thi chung theo quận, các môn còn lại do trường tổ chức.
Trường tổ chức học và kiểm tra trên phần mềm Microsoft Teams. Trường có quan điểm, làm bài kiểm tra cũng là để giáo dục ý thức tự giác cho học sinh.
Ngoài ra, đề kiểm tra phù hợp với hình thức online, tránh quay cóp, trường kết hợp với phụ huynh không tạo ra áp lực điểm số cho học sinh. Từng phụ huynh sẽ là giám thị coi thi để đánh giá kết quả học online của học sinh từ đầu năm đến nay. Do vậy, trường không yêu cầu kiểm tra giữa kỳ phải có camera và không phải học sinh nào cũng đáp ứng điều kiện như vậy".
Ông Nguyễn Xuân Thành - Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD&ĐT cho rằng đối với bài kiểm tra, đánh giá định kỳ, việc xây dựng ma trận cần phối hợp câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi tự luận theo tỷ lệ phù hợp. Đối với các môn học, hoạt động giáo dục đánh giá bằng nhận xét, khuyến khích việc kiểm tra, đánh giá định kỳ thông qua bài thực hành, dự án học tập phù hợp.
Đây cũng là gợi ý đối với các bài kiểm tra giữa kỳ được thực hiện theo các phương thức khác nhau như kiểm tra vấn đáp, trắc nghiệm, thuyết trình, thực hành, ra đề mở, viết bài thu hoạch theo quá trình, làm các sản phẩm, dự án học tập phù hợp…
Với sinh viên, Tiến sĩ Vũ Trọng Nghĩa - Trưởng phòng Truyền thông, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho hay, khi đến lịch thi, trường cho phép sinh viên chọn thi trực tuyến hoặc trực tiếp.
Nếu thi trực tuyến, sinh viên dự thi phải có máy tính hoặc điện thoại thông minh được cài đặt phần mềm chuyên dụng do trường yêu cầu.
“Trong giờ làm bài thi, máy tính cách xa tầm với của sinh viên, nhưng đảm bảo camera và mic luôn mở và bao quát được toàn cảnh sinh viên ngồi làm bài. Đợt đầu tiên tổ chức thi trực tuyến, chỉ có 60-70% sinh viên dự thi do chưa tin tưởng vào hình thức này. Nhưng đến nay, hầu hết sinh viên cơ bản đều muốn thi trực tuyến”, ông Nghĩa nói.
Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn - Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Giao thông vận tải TP HCM, cho biết, từ năm 2020 trường đã tổ chức cho sinh viên thi trực tuyến theo nhiều hình thức khác nhau như: Vấn đáp, trắc nghiệm, tự luận và tiểu luận.
Về mặt kỹ thuật nhà trường yêu cầu sinh viên buộc phải sử dụng camera trong suốt quá trình thi, một sinh viên chỉ đăng nhập trên một thiết bị, có ít nhất 2 giám thị trong một phòng thi.
Theo Infonet
-
Giáo dục4 giờ trướcCác chuyên gia cho rằng, thay vì phải tự học ở nhà một mình như trước đây, thì nay học sinh, sinh viên sẽ có thêm “một người bạn” giúp cung cấp thông tin. Tuy nhiên, ChatGPT cũng có thể trở thành “một người bạn xấu” nếu sử dụng nó để gian lận, copy các bài luận, câu trả lời mà ChatGPT tạo ra để hoàn thành các bài tập về nhà, để làm bài kiểm tra.
-
Giáo dục7 giờ trướcBan Tuyển sinh quân sự, Bộ Quốc phòng vừa lưu ý một số điểm quan trọng liên quan đến dự kiến về tuyển sinh năm 2023 các trường quân đội.
-
Giáo dục23 giờ trướcChi bộ Trường THPT Hai Bà Trưng (TP Huế) vừa họp và tạm thu hồi quyết định kỷ luật Đảng với cô giáo Hồ Thị Tâm để điều chỉnh, bổ sung một số văn bản theo quy định.
-
Giáo dục1 ngày trướcỦy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thanh Hóa vừa công bố các hình thức kỷ luật đối với tổ chức đảng, đảng viên ở UBND huyện Quan Hóa vì đã có sai phạm trong trong tuyển sinh vào lớp 6, Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS Quan Hóa, năm học 2022-2023.
-
Giáo dục1 ngày trướcNhững ngày qua, cộng đồng háo hức trải nghiệm ChatGPT, công cụ này nhanh chóng tạo ra cơn sốt trên toàn cầu, đa số đều chung nhận định đây là công cụ thông minh và hữu ích, nhất là trong lĩnh vực giáo dục.
-
Giáo dục2 ngày trướcNăm 2023 ghi nhận nhiều ĐH tổ chức kỳ thi riêng để tuyển sinh. Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý thí sinh tham gia quá nhiều kỳ thi riêng sẽ lãng phí thời gian, công sức, tạo áp lực thi cử
-
Giáo dục2 ngày trướcMột nữ sinh lớp 6 ở Trường THPT Cây Dương (thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) đánh bạn trong lớp. Hình ảnh được quay lại rồi tung lên mạng…
-
Nghiên cứu Đại học Oxford khiến nhiều cha mẹ giật mình: Hóa ra trẻ học kém đi đến từ nguyên nhân nàyGiáo dục3 ngày trướcNghiên cứu được công bố đã giúp các bậc phụ huynh thiết lập phương pháp giáo dục trẻ phù hợp.
-
Giáo dục3 ngày trướcTại Việt Nam, ChatGPT đang thu hút sự chú ý và tạo nên cơn sốt khi gây ấn tượng về khả năng soạn thảo sơ yếu lý lịch, làm văn miêu tả, hoàn thành bài tập về nhà chỉ trong vài giây. Nhiều ý kiến lo ngại cho giáo dục đại học.
-
Giáo dục4 ngày trướcTrong mắt của nhiều sinh viên, thầy cô giỏi trước hết là những giảng viên hiện đại. Thầy cô cũng cần thường xuyên 'update' (cập nhật, làm mới) bản thân, cập nhật các 'hot trend' để gần gũi với các em hơn.
-
Giáo dục4 ngày trướcNgày 1/2, tờ 163 đưa tin, trường THCS Thực Nghiệm Nam Sơn tại Miến Dương, Tứ Xuyên, Trung Quốc đưa ra thông báo cấm học sinh mặc đồ hiệu khi đến trường.
-
Giáo dục4 ngày trướcDù không giảng dạy nhưng Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS-THPT huyện Đắk R'lấp (Đắk Nông) Nguyễn Văn Nam vẫn nhận 71 triệu đồng tiền đứng lớp. Cùng với đó là nhiều sai phạm của ông Nam mà Sở GD&ĐT tỉnh Đắk Nông vừa chỉ ra.
-
Giáo dục5 ngày trướcMột hiệu trưởng trường tiểu học ở Cà Mau bị kiểm điểm rút kinh nghiệm do có những tin nhắn với nội dung nhạy cảm gửi cho nữ giáo viên.
-
Giáo dục5 ngày trướcMột tài khoản Facebook đã đăng tải nội dung cho rằng 1 hiệu trưởng nhắn tin với một cô giáo: "Em yêu trưa nay em về hay ở lại? ... Anh nói thật lòng nếu anh yêu ai thật lòng thì anh sẽ bảo vệ đến cùng"