Học sinh lớp 1 tựu trường sớm nhất trước 2 tuần so với khai giảng

Ngày 5/8, Bộ GD&ĐT ban hành quyết định 2159/QĐ-BGDĐT về khung kế hoạch thời gian năm học 2022-2023 với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.

Theo đó, Bộ GD&ĐT quy định thời gian tựu trường sớm nhất trước một tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Riêng trẻ lớp 1 tựu trường sớm nhất trước 2 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Lễ tổ chức khai giảng được tổ chức vào ngày 5/9/2022.

Các cơ sở giáo dục kết thúc học kỳ I trước ngày 15/1/2023, hoàn thành kế hoạch giáo dục học kỳ II trước ngày 25/5/2023, kết thúc năm học trước ngày 31/5/2023.

Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp THCS trước ngày 30/6/2023. Các trường hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày 31/7/2023. Thi tốt nghiệp THPT và các kỳ thi cấp quốc gia theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

Quyết định này đồng thời đưa ra nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học của các địa phương. Theo đó, kế hoạch thời gian năm học của địa phương phải bảo đảm số tuần thực học.

Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông có 35 tuần thực học (học kỳ I 18 tuần, học kỳ II 17 tuần). Đối với giáo dục thường xuyên (thực hiện chương trình giáo dục THCS và THPT), các lớp 8, lớp 9 cấp THCS và lớp 11, lớp 12 cấp THPT có 32 tuần thực học (mỗi học kỳ 16 tuần). Các lớp 6, 7 cấp THCS và lớp 10 cấp THPT có 35 tuần thực học (học kỳ I 18 tuần, học kỳ II 17 tuần).

Học sinh lớp 1 tựu trường sớm nhất trước 2 tuần so với khai giảng-1

Học sinh lớp 1 có thể tựu trường trước khai giảng 2 tuần. Ảnh: Hoàng Hà.

Bộ GD&ĐT cũng đưa ra nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học của các địa phương. Cụ thể, kế hoạch thời gian năm học phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tiễn của địa phương. Các ngày nghỉ lễ, tết được thực hiện theo quy định của Luật Lao động và các văn bản hướng dẫn mọi năm.

Thời gian nghỉ phép năm của giáo viên được thực hiện trong thời gian nghỉ hè hoặc có thể được bố trí xen kẽ vào thời gian khác trong năm để phù hợp với đặc điểm cụ thể và kế hoạch thời gian năm học của địa phương.

Kế hoạch thời gian năm học cần bảo đảm sự đồng bộ cho các cấp học trên một địa bàn dân cư, đặc biệt trong trường phổ thông có nhiều cấp học.

Nội dung kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên ở các địa phương bao gồm ngày tựu trường, ngày khai giảng, ngày bắt đầu và kết thúc học kỳ I; ngày bắt đầu và kết thúc học kỳ II; ngày kết thúc năm học.

Kế hoạch đó cũng bao gồm ngày thi học sinh giỏi, ngày xét công nhận hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học, ngày xét công nhận tốt nghiệp THCS; ngày hoàn thành tuyển sinh vào các lớp đầu cấp học; các ngày nghỉ lễ, tết; thời gian nghỉ đối với giáo viên trong năm học.

Các ngày nghỉ khác (nghỉ giữa học kỳ, nghỉ cuối học kỳ, nghỉ theo mùa, vụ, nghỉ tết của đồng bào dân tộc thiểu số, nghỉ lễ hội truyền thống của địa phương) cũng được đưa vào kế hoạch thời gian năm học.

Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên cho phù hợp với thực tiễn của địa phương.

Thời gian nghỉ học, thời gian tựu trường sớm và thời gian kéo dài năm học không quá 15 ngày so với khung kế hoạch thời gian năm học 2022-2023 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trong toàn quốc, để bảo đảm thực hiện và hoàn thành chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trong trường hợp đặc biệt.

Giám đốc Sở GD&ĐT quyết định cho học sinh nghỉ học trong trường hợp thời tiết quá khắc nghiệt, thiên tai và bố trí học bù; bảo đảm thời gian nghỉ của giáo viên trong năm học.

Giám đốc sở đồng thời báo cáo về Bộ GD&ĐT tình hình chuẩn bị năm học và tình hình tổ chức khai giảng năm học 2022-2023 trước ngày 10/9/2022; sơ kết học kỳ I trước ngày 31/1/2023; tổng kết năm học, báo cáo kết quả thực hiện các tiêu chí thi đua và đề nghị xét khen thưởng năm học trước ngày 25/6/2023; những quyết định của chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong các trường hợp theo quy định.

Theo Zing

Xem link gốc Ẩn link gốc https://zingnews.vn/hoc-sinh-lop-1-tuu-truong-som-nhat-truoc-2-tuan-so-voi-khai-giang-post1342738.html?fbclid=IwAR3xPNly_3r1JzoIIvsl9M9sTn9De9-Y-Hd0uSOkcaEpIes5ZcoX7P_sQIg

học sinh

học sinh lớp 1


  • Chuyện chưa kể về clip học trò mang cua tặng cô giáo thu hút 16 triệu lượt xem
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Đoạn clip dài gần 4 phút ghi lại cảnh học trò vùng cao mang những món quà giản dị như cua núi, gừng, hoa lá ven đường... tặng cô giáo, thu hút hơn 16 triệu lượt xem và nhận về nhiều phản hồi tích cực.
  • Loạt trải nghiệm hấp dẫn ở Trung tâm Nhật ngữ Yuki dịp 20/11
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Trung tâm Nhật ngữ Yuki tổ chức nhiều hoạt động và chương trình đặc biệt nhằm tri ân chân thành đến đội ngũ giảng viên tài năng và tận tâm, đồng thời mở rộng cơ hội cho các bạn trẻ.
  • Hiệu trưởng 'ghế nhựa' và ngôi trường 100 tỷ ở vùng biên giới
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Từng là cậu bé đi bán kem dạo ở thành phố Vinh, trở thành thầy giáo đi dạy cũng chỉ có một bộ quần áo lành lặn duy nhất để lên lớp, thầy Khang nói mình như một chiếc "lá rách", nhưng luôn có mục tiêu phấn đấu để trở thành một chiếc "lá lành", không những chỉ có thể lo cho mình mà còn giúp được cho nhiều người khác
  • Những 'cú sốc' du học
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Chuyện về những du học sinh giỏi và thành công luôn vẽ lên bức tranh tươi sáng khiến nhiều người ngưỡng mộ và coi là đích đến. Nhưng có một góc tối - nơi nhiều bạn trẻ không tránh khỏi những cú sốc vì ôm mộng du học nhưng đổi lại là triền miên nợ môn, áp lực chi tiêu đến mức trầm cảm nơi xứ người.
  • 'Lương thấp dễ khiến giáo viên giảm động lực với nghề'
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Nhân dịp 20/11, VietNamNet có cuộc trao đổi với Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch HĐQT Trường Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) - một trong những nữ hiệu trưởng trường tư đầu tiên của cả nước.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.