Học sinh lớp 7 chưa biết đọc, gia đình xin lưu ban không được

Học sinh Nguyễn Đức Dương, sinh năm 2011, năm nay vào lớp 7 Trường THCS Nông Hạ, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn nhưng em chưa biết đọc.

Nguyễn Đức Dương học đúng độ tuổi, không ở lại lớp nào nhưng khi giở cuốn sách giáo khoa tiếng Việt lớp 4, học sinh này không thể đánh vần, không đọc được trơn tru.

Khi được hỏi, không biết chữ vậy các bài kiểm tra em làm như thế nào? Học sinh này nói rằng, bài kiểm tra toán em tự làm, các bài thi khác em được các bạn ngồi gần xung quanh nhắc giúp.

"Chúng tôi mong muốn con đi học để biết chữ, nếu hết cấp 1 con chưa biết đọc thì xin lưu ban nhưng không được", đại diện gia đình học sinh cho biết.

Học sinh lớp 7 chưa biết đọc, gia đình xin lưu ban không được-1
Trường THCS Nông Hạ, huyện Chợ Mới, Bắc Kạn (Ảnh: T. Nguyễn- Q. Linh).

Trả lời phóng viên Dân trí ngày 10/8, Cô Trần Thị Anh Thư, Hiệu trưởng Trường THCS Nông Hạ cho biết, Nguyễn Đức Dương là học sinh khuyết tật trí tuệ, được cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận.

"Thầy cô, nhà trường đều biết điều này ngay khi cháu Dương nhập học năm đầu tiên vào Trường THCS Nông Hạ", cô Thư cho hay.

Về việc tại sao Dương không biết đọc nhưng vẫn được lên tới lớp 7, cô Thư nói rằng, việc lên lớp được kéo dài từ cấp tiểu học.

Nhà trường nhận học sinh này và cho học hòa nhập, đồng thời tạo điều kiện bằng các cách thức kiểm tra khác nhằm hỗ trợ tinh thần cho học sinh Dương.

Khi phóng viên Dân trí liên lạc với Phòng GD&ĐT huyện Chợ Mới, lãnh đạo Phòng cho biết, đơn vị này vẫn đang xác minh thông tin.

Trong khi đó trao đổi với phóng viên Dân trí, một đại diện Sở GD&ĐT Bắc Kạn cho biết Sở đã nắm được thông tin.

Qua xác minh ban đầu, em Dương là học sinh khuyết tật. Chia sẻ về việc vì sao không biết đọc, học sinh Dương vẫn được lên lớp, đại diện này nói rằng, việc kiểm tra đánh giá học sinh khuyết tật phải theo cách riêng, không áp dụng chung như học sinh bình thường.

Vì vậy, cách thức xét cho em lên lớp cũng áp dụng theo cách riêng như vậy để hỗ trợ tinh thần, giúp em Dương nói riêng và học sinh khuyết tật nói chung có thể hòa nhập.

Theo điều 15, thông tư 03/2018/TT-BGDĐT, quy định về giáo dục hòa nhập với người khuyết tật, ngoài các quyền của người học theo quy định, học sinh khuyết tật được hưởng các quyền sau đây:

Được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với độ tuổi nhập học theo quy định; được học tập trong các cơ sở giáo dục phù hợp với trình độ, năng lực.

Người khuyết tật được quan tâm, tôn trọng và bảo vệ, đối xử bình đẳng trong học tập, trong các hoạt động giáo dục để phát triển khả năng cá nhân; được cung cấp thông tin, cấp sách giáo khoa, học phẩm, học bổng theo quy định.

Những học sinh thuộc đối tượng này được học tập, rèn luyện và hỗ trợ trong các giờ học cá nhân về kiến thức, kỹ năng đặc thù để học hòa nhập có hiệu quả…

 

Theo Dân Trí

Xem link gốc Ẩn link gốc https://dantri.com.vn/giao-duc/hoc-sinh-lop-7-chua-biet-doc-gia-dinh-xin-luu-ban-khong-duoc-20230810153634864.htm?fbclid=IwAR16OMbStZVzsPHOxcTbV9Tf7o33Cxpx-D77VARya1Mc8eLs8QxMvlPiu-0

học sinh

lưu ban


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.