- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Học sinh miêu tả người thân: "Bà em không ĐÓNG lại được nên mới TÒI ra bố em", phút cuối bẻ lái nghe mà lạnh sống lưng
Vì quá ngây thơ nên nhiều khi học trò đã tạo ra những bài văn ngoài sức tưởng tượng của mọi người.
- Bài văn lớp 1 tả con chim, viết vài câu mà người lớn phải cười ngất, kiếm mãi không ra con chim nào có hình thù "bá đạo" như vậy!
- Trong bãi có 58 chiếc xe tải, 30 chiếc rời đi, hỏi còn lại bao nhiêu? Học sinh trả lời 28 bị gạch sai, dân tình tranh cãi nảy lửa
- Học sinh lớp 5 viết văn kể về bản thân thời Cô-vi, đọc đến đoạn tả ĐÔI MẮT mà chị em cười sái quai hàm: Sao giống mình đến thế
Tiếng Việt là một môn học căn bản cho học sinh Tiểu học để các học sinh làm quen với mặt chữ, bên cạnh đó là rèn luyện khả năng ngôn từ, diễn đạt làm nền tảng cho sau này. Trong môn học này, "khoai" nhất có lẽ là phần Tập làm văn. Bởi ở độ tuổi này, các bạn nhỏ chưa có suy nghĩ phong phú nên luôn phải vò đầu bứt tai và cho ra những bài văn "bá đạo" không đỡ nổi.
Từ đơn giản đến phức tạp là hướng đi của các dạng bài làm văn để học sinh được làm quen dần dần và phát triển tư duy sáng tạo. Vì thế nên các dạng bài này ở Tiểu học chủ yếu chỉ xoay quanh việc miêu tả, viết ra những gì chính các em chứng kiến. Ấy vậy mà vì quá thật thà nên cũng xảy ra nhiều trường hợp dở khóc dở cười.
Cư dân mạng mới đây lại rầm rộ chia sẻ một bức ảnh chụp bài tập làm văn của một học sinh Tiểu học vì câu từ hết sức ngô nghê, tả thực quá mức và bên cạnh đó là cảm giác... lạnh sống lưng.
Bài làm miêu tả người thân trong gia đình hết sức ngây ngô của học sinh (Nguồn: Internet)
Dạng bài miêu tả người thân hẳn đã quá quen thuộc với các bạn học sinh nên chỉ cần nhìn người và diễn tả bằng lời văn là được. Nhưng oái oăm thay, học trò làm văn này lại có câu chuyện quá sức tưởng tượng nên khi tả thực vừa khiến netizen bật cười và cũng thêm phần sợ hãi.
Học trò này viết: "Bố em tên là Đỗ Văn Đóng. Bà em đẻ ra bố em. Bà em nói ngày xưa muốn đóng cũng không đóng lại được nên mới lòi ra đứa con dốt là bố em. Bố làm nghề phụ hồ, mẹ em làm nghề công ty. Bà em tương đối già nên đã nghỉ hưu. Ông em mất lâu rồi, bị hy sinh do bệnh ung thư".
Chỉ với câu chuyện nguồn gốc cái tên của bố thôi mà học trò này đã khiến ai nấy cười ngả nghiêng vì quá sức thực tế. Có lẽ bà cậu bé chỉ là muốn trêu đùa một chút cho vui nhưng ai ngờ lại bị đứa cháu thật thà mang lên cả bài văn và trở nên viral như thế. Bên cạnh đó còn trần thuật nghề nghiệp của người thân một cách dễ thương như: Nghề phụ hồ, nghề công ty...
Pha bẻ lái khiến người đọc phải hốt hoảng (Nguồn: Internet)
Tuy nhiên, đoạn kể về người ông đã mất của học trò này mới gây hoang mang cho cư dân mạng. Đoạn văn như sau: "Nhưng ban đêm em vẫn thấy ông về suốt. Ông hay đứng ở hồ cá nhìn vào nhà. Ông em không thích bố em vì hay nhậu. Bố em bị ngã xe ở cổng là do ông xô nhưng em nói không ai tin em. Ông rất thích em, em cũng rất thích ông".
Tuy nói ông mình đã mất từ lâu nhưng bé này vẫn khẳng định ông mình thường xuyên về nhà, vì không thích bố đi nhậu nên ông đã xô ngã bố ở cổng. Lời văn ngây thơ này khiến nhiều người không khỏi liên tưởng đến một câu chuyện tâm linh nào đó mà có lẽ học trò này cũng vô tình nghe người lớn nói chuyện.
Khi đọc xong câu chuyện này, nhiều người nhận xét cậu bé thật thà quá mức khiến cho những câu chuyện đi vào trong bài văn trở nên hài hước. Trẻ con thường ngây ngô và chưa biết dùng từ hoa mĩ hay cái gì nên và không nên đưa vào bài văn. Vì vậy, gia đình và cô giáo cần định hướng cho trẻ những gì các bé cần làm. Bên cạnh đó là tạo một môi trường sống lành mạnh thì dù có tả thực cũng không trở nên dở khóc dở cười như học trò trên.
Theo Pháp luật & Bạn đọc
-
Giáo dục1 giờ trướcKhả năng miêu tả chi tiết, chân thật đến từng chân tơ kẽ tóc của cậu bé tiểu học khiến cư dân mạng không khỏi bật cười nghiêng ngả.
-
Giáo dục2 giờ trướcTrong khoảnh khắc chuẩn bị rời xa mái trường phổ thông, rất nhiều bạn học sinh đã không giấu nổi sự xúc động. Đây chắc chắn là một kỷ niệm đáng nhớ, một ký ức không thể nào quên.
-
Giáo dục7 giờ trướcKhi gọi em Đ.A.T., học sinh lớp 1 của 1 trường tiểu học ở Thái Bình, kiểm tra bài nhưng em T. không đọc được, viết sai chính tả nhiều nên cô giáo đã dùng roi đánh tới tấp vào 2 tay.
-
Giáo dục7 giờ trướcNhiều lãnh đạo Phòng GD&ĐT huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) liên tục bị bêu rếu trên xã hội và bị quấy rầy bởi những cuộc điện thoại đòi trả tiền vì chuyện nợ của vợ chồng giáo viên.
-
Giáo dục8 giờ trướcNội dung đề thi dựa theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục cấp THCS hiện hành của Bộ GD-ĐT, chủ yếu thuộc chương trình lớp 9, không bao gồm các nội dung đã được tinh giản.
-
Giáo dục1 ngày trướcÔng Phan Lê Huy, Hiệu trưởng trường THCS Phú Long (TP Thuận An, Bình Dương) bị kiểm điểm, hạ bậc thi đua do con trai để lộ đề thi cuối kỳ. Ông Huy cho biết, đã tổ chức thi lại và nhận trách nhiệm về sự cố do con gây ra.
-
Giáo dục1 ngày trướcNhiều giáo viên, hiệu trưởng trường THPT chia sẻ đang rất nóng lòng chờ quyết định cuối cùng về "số phận" môn Lịch sử để chuẩn bị cho năm học mới đã rất cận kề.
-
Giáo dục1 ngày trướcNếu con bạn đạt điểm tốt, có giải thưởng này kia... mà cứ để con la lớn quá, đắc ý quá cũng không nên. Đó là lòng trắc ẩn, là một phần của EQ. Cần dạy con biết cư xử tinh tế và văn minh
-
Giáo dục1 ngày trướcCà Mau là địa phương kéo dài thời gian năm học đối với giáo dục mầm non đến 30/7 do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trước đó.
-
Giáo dục1 ngày trướcNgay khi bài văn bá đạo này được đăng tải trên mạng xã hội đã nhận được sự chú ý của cộng đồng mạng.
-
Giáo dục2 ngày trướcSáng 22/5, Ủy ban Văn hóa và Giáo dục (VH&GD) của Quốc hội họp phiên toàn thể lần thứ 3 để thảo luận báo cáo chuyên đề về “việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với môn Lịch sử cấp trung học phổ thông (THPT)”. Ủy ban đề nghị Bộ GD&ĐT tiếp thu và quy định Lịch sử cấp THPT là môn học bắt buộc.
-
Giáo dục3 ngày trướcChỉ vì lấy chai nước cho bạn uống mà chưa xin phép, nữ sinh bị một nhóm bạn vây đánh hội đồng rồi quay clip tung lên mạng xã hội. Ban giám hiệu nhà trường sau khi làm việc với phụ huynh đã quyết định kỷ luật 5 em học sinh có hành vi đánh bạn.
-
Giáo dục4 ngày trướcPhương pháp giáo dục của người mẹ tưởng chừng đơn giản, nhưng nó đã giúp 2 trong 3 đứa con trai bà trở thành triệu phú.