- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Học sinh ngày nay dường như không còn kính trọng thầy cô như xưa: Là xã hội hay giáo viên đã thay đổi?
Nét đẹp tôn sư trọng đạo dường như đã có những biến đổi trước thời đại.
Có một sự thật đáng buồn là không ít giáo viên ngày nay từng phải lắc đầu than thở về việc học sinh dường như ngày càng ít tôn trọng thầy cô hơn so với thời trước. Điều này một mặt thể hiện ở tính kỷ luật trong lớp, mặt khác thể hiện ở thái độ đối với giáo viên. Từ những hành vi nhỏ như không vào lớp đúng giờ, làm việc riêng trong lớp, đặt biệt danh cho giáo viên,... cho đến nghiêm trọng hơn là lăng mạ, thậm chí đánh thầy cô.
Những vụ việc học sinh bắt nạt "ngược" thầy cô giáo không phải là hiếm và vẫn được đưa tin thường xuyên trên báo đài. Một số ý kiến cho rằng học sinh ngày nay đã "mạnh dạn" hơn và ít sợ thầy cô hơn trước. Trước đây, thầy cô giáo như cha mẹ thứ hai của trẻ và thường được kính nể, tôn trọng. Nhưng giờ đây, mối quan hệ thầy trò dường như đã được cân bằng hơn. Vậy rốt cuộc đâu là nguyên nhân sâu xa của sự thay đổi này?
Thầy cô giáo đã thay đổi?
Nhà giáo và bác sĩ vẫn luôn được coi là 2 ngành nghề cao quý trong xã hội. Thế nhưng trong thực tế, "địa vị" nhà giáo trong mắt một bộ phận phụ huynh và học sinh đã không còn được như trước. Vấn đề này xảy ra là do một số tin tức tiêu cực trong ngành giáo dục, dù vẫn là số ít nhưng có tác động nhất định đến định kiến của một số người.
Quả thật, "quyền lực" trong tay giáo viên ngày càng ít. Họ không được phép đánh, mắng những học sinh nghịch ngợm, một vài lời chỉ trích gay gắt có thể bị cho là "xúc phạm học sinh", việc dùng thước đánh vào tay - một kiểu phạt học trò khá phổ biến trước đây giờ cũng bị coi là "bạo lực"/ "phản giáo dục". Không ít thầy cô giáo đã phải chịu kiểm điểm và hình phạt vì có những "can thiệp" quá mức tới học sinh của mình trong quá trình giảng dạy.
Đã có những vụ việc bất cập học sinh đánh mắng "ngược" lại giáo viên
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là cách giáo dục cũ được đánh mắng học sinh là đúng và hiện tại là sai. Nhận thức của xã hội đã thay đổi và có những góc nhìn đa chiều hơn về mối quan hệ giữa thầy - trò. Đúng sai chỉ là tương đối và đây vẫn luôn là câu chuyện bị tranh cãi rất lâu mà chưa thể có hồi kết.
Xã hội đã thay đổi?
Vài chục năm trước, sau khi xã hội bắt đầu ổn định về mặt kinh tế hơn, sự chú trọng vào giáo dục cũng ngày càng tăng. Ngày nay, tầm quan trọng của giáo dục đã được mọi người nhất trí công nhận. Hầu hết mọi người đều có tư tưởng học tập và thi đại học là con đường duy nhất trong tương lai của hầu hết trẻ em, do đó địa vị xã hội của giáo viên cũng đồng thời được nâng cao.
Nhưng đến ngày nay, kiến thức không còn là"“hàng hóa" khan hiếm. Khi trình độ học vấn của người dân nhìn chung được nâng cao, giáo dục chuyển từ "sản phẩm" xa xỉ sang "sản phẩm" tiêu dùng thông thường. Học sinh có thể học tập từ rất nhiều nguồn đa dạng khác nhau, không chỉ từ thầy cô giáo trên lớp. Trẻ cũng thường được bố mẹ cho đi học phụ đạo bên ngoài. Giáo dục càng ngày càng có nhiều lựa chọn. Thế nên lợi thế về kiến thức và khả năng truyền bá kiến thức của giáo viên không còn là "độc tôn" nữa.
Trong mắt một số người, quá trình "công nghiệp hóa" giáo dục đã biến kiến thức thành hàng hóa có thể mua bán, và mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh đã trở thành mối quan hệ giữa người bán và người mua. Học sinh và phụ huynh trả tiền để tham gia lớp học và nghĩ rằng những kiến thức, kỹ năng mình nắm được là do chính mình nỗ lực, còn người dạy đã được trả công lao tương xứng nên không cần phải biết ơn như được giúp đỡ.
Địa vị của nghề giáo phải chăng đã không còn như xưa?
Việc giáo viên có được học sinh và phụ huynh tôn trọng hay không, cũng như các ngành nghề khác, cần được đánh giá dựa trên phẩm chất và năng lực chuyên môn của riêng họ. Dẫu vậy, dù thế nào tôn sư trọng đạo vẫn là một đức tính cần được coi trọng và gìn giữ trong bất kỳ thế hệ nào. Một ngôi trường luôn có những giáo viên được học sinh kính trọng mới có thể trở thành môi trường giáo dục tốt cho thế hệ tương lai.
Theo Phụ nữ mới
-
Giáo dục9 giờ trướcTại một số bộ phận một cửa của UBND các quận trên địa bàn Hà Nội, lượng giáo viên đến đăng ký hộ kinh doanh dạy thêm khá đông.
-
Giáo dục9 giờ trướcViệc các trường dừng học tăng cường có thu tiền sau khi Thông tư 29 có hiệu lực khiến không ít phụ huynh loay hoay khi phải đón con sớm hơn.
-
Giáo dục14 giờ trướcTrong những năm gần đây, ngành Công nghệ thông tin được xem là "vua của mọi nghề" khi có số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển lớn và mức lương cao ngất ngưỡng.
-
Giáo dục18 giờ trướcThông tư 29 của Bộ GD-ĐT về quản lý việc dạy thêm, học thêm đã có hiệu lực, đặt ra nhiều quy định chặt chẽ đối với hoạt động này. Vậy nếu vi phạm các quy định về dạy thêm, giáo viên có thể phải đối mặt với những hình thức xử lý nào?
-
Giáo dục18 giờ trướcNhiều giáo viên, phụ huynh, học sinh thắc mắc, hoạt động dạy thêm học thêm online có thu tiền liệu vi phạm quy định Thông tư 29/2024 của Bộ GD&ĐT.
-
Giáo dục20 giờ trướcHàng nghìn giáo viên Hà Nội vẫn thấp thỏm, trông ngóng tiền thưởng theo Nghị định 73/2024, dù có thông tin chi trả sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
-
Giáo dục21 giờ trướcNăm nay, trường Đại học Phòng cháy chữa cháy được giao tuyển 200 chỉ tiêu hệ, tăng 60 chỉ tiêu so với năm ngoái.
-
Giáo dục1 ngày trướcHiện có nhiều trường đại học trên cả nước đào tạo ngành Y với đội ngũ giảng viên có nhiều năm kinh nghiệm và chương trình học chất lượng.
-
Giáo dục1 ngày trướcTrường THPT Nông Cống 2 (Thanh Hóa) vừa có quyết định đuổi học 1 năm đối với 4 nữ sinh "đánh hội đồng" bạn học cùng trường gãy đốt sống cổ.
-
Giáo dục1 ngày trướcKhông chỉ có thầy cô giáo dạy thêm, nhiều sinh viên tại các trường đại học cũng lựa chọn đi làm gia sư để kiếm thêm thu nhập.
-
Giáo dục1 ngày trướcTính đến nay có 15 trường ngành Quân đội được Bộ Quốc phòng giao tuyển sinh hệ dân sự trở lại sau nhiều năm tạm dừng.
-
Giáo dục1 ngày trướcỞ tuổi 11, Nghiêm Hoằng Sâm, học sinh một trường tiểu học ở Thiệu Hưng (Chiết Giang, Trung Quốc), gây ấn tượng vì khả năng tự viết code (mã) để chế tạo tên lửa.
-
Giáo dục1 ngày trướcNgay khi trường thông báo dừng dạy thêm, không tổ chức học thêm các buổi chiều, phụ huynh chật vật tìm đủ cách để gửi con.
-
Giáo dục2 ngày trướcViệc ra đề kiểm tra, đánh giá thường xuyên định kỳ phải phù hợp chương trình giáo dục phổ thông mới, không gây áp lực học thêm cho học sinh.