- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Học sinh tiểu học có thể học vượt lớp
Một trong những điểm mới của Thông tư mới về Điều lệ trường tiểu học mà Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến rộng rãi là học sinh tiểu học có thể học vượt lớp trong phạm vi cấp học.
Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến dư luận về Dự thảo Thông tư Điều lệ trường tiểu học, để thay thế cho thông tư hiện hành.
Kế thừa quy định trong Điều lệ trường tiểu học hiện hành, thực hiện Luật Giáo dục 2019, dự thảo thông tư mới cho phép học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ được học vượt lớp trong phạm vi cấp học.
So với thông tư hiện hành, dự thảo có nhiều điểm mới, trong đó tập trung đổi mới quản lý nhà trường. Theo đó, nhà trường tiểu học được trao quyền tự chủ và chịu trách nhiệm xã hội nhiều hơn; các yêu cầu về hồ sơ sổ sách được giảm tải, tăng ứng dụng công nghệ trong quản lý nhà trường…
Học sinh tiểu học được vượt lớp
Thủ tục xem xét đối với từng trường hợp cụ thể được thực hiện theo 3 bước. Thứ nhất, cha mẹ học sinh có đơn đề nghị với nhà trường.
Bước thứ hai, hiệu trưởng nhà trường thành lập hội đồng khảo sát, tư vấn, gồm: hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng và Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường; giáo viên dạy lớp học sinh đang học, giáo viên dạy lớp trên, nhân viên y tế, tổng phụ trách Đội. Cuối cùng, căn cứ kết quả khảo sát của hội đồng tư vấn, hiệu trưởng xem xét quyết định.
Về điểm mới của “Nhiệm vụ của học sinh” là các em phải “biết cách tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên”. Các em cần chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm. Đặc biệt, dự thảo nhấn mạnh nhiệm vụ: vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn cuộc sống. Đây là yêu cầu quan trọng, là “đích đến” của việc thực hiện chương trình GDPT mới.
Đẩy mạnh văn hoá đọc trong trường
Dự thảo Thông tư Điều lệ trường tiểu học bổ sung Điều khoản “xây dựng và phát triển văn hoá đọc” (Điều 26). Theo đó, việc xây dựng và phát triển văn hoá đọc, thói quen đọc sách được áp dụng cho tất cả cán bộ, giáo viên và học sinh trong nhà trường tiểu học.
Để thực hiện quy định này, các nhà trường có thể sử dụng đa dạng và sáng tạo các hình thức, như tổ chức cho học sinh đọc tại thư viện, lớp hoặc mượn tài liệu về nhà; tổ chức các tiết đọc ở thư viện; tổ chức các hoạt động khuyến đọc và các hoạt động giáo dục có sử dụng thông tin từ thư viện.
Các nhà trường cũng cần thường xuyên bổ sung sách, báo và các nguồn học liệu bao gồm cả bằng tiếng nước ngoài phù hợp với nhu cầu, điều kiện thực tế tại nhà trường; khuyến khích xây dựng thư viện điện tử ở những nơi có điều kiện và nhu cầu. Điều này nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho cán bộ, giáo viên, học sinh dễ dàng tiếp cận với sách và nguồn học liệu. Trong xây dựng và tổ chức hoạt động của thư viện, các nhà trường có thể huy động sự tham gia hỗ trợ của cộng đồng và thực hiện công tác xã hội hoá.
Một số nội dung khác trong dự thảo thông tư, như quy định về “Thực hiện chương trình giáo dục và xây dựng kế hoạch giáo dục”, “Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo”, “Hoạt động giáo dục”, “Đánh giá và xếp loại kết quả giáo dục”, đã chỉnh sửa, bổ sung, để phù hợp với các quy định mới trong Luật Giáo dục 2019, đáp ứng các yêu cầu của chương trình GDPT 2018.
Theo Tiền Phong
- Giáo dục9 giờ trướcNgười ta bảo trẻ con như tờ giấy trắng nên "biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan", nhưng giờ trẻ em còn phải thêm 1 thứ biết, biết bảo vệ bản thân mình nữa. Cuộc đời nào ai cho phép chỉ cho con học nhạc, học múa, học lịch sử, văn học...
- Giáo dục16 giờ trướcDự kiến năm 2021, các trường sẽ công bố kết quả trúng tuyển đợt 1 trước 17 giờ ngày 23/8. Sau khi có thông báo trúng tuyển của trường, thí sinh phải xác nhận nhập học đợt 1 trước ngày 1/9.
- Giáo dục1 ngày trướcTừ ngày 27/4 đến ngày 11/5, thí sinh cả nước bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Dưới đây là những điều quan trọng thí sinh năm nay cần ghi nhớ.
- Làm mẹ2 ngày trướcNhật Bản không chỉ được biết đến là đất nước có nền kinh tế nằm trong top phát triển nhất thế giới, giáo dục Nhật cũng được các nước trên thế giới nhắc đến như là một biểu tượng về hệ thống giáo dục chất lượng khiến nhiều quốc gia khác khâm phục và học tập.
- Giáo dục3 ngày trướcNăm 2021, dự kiến Đại học Sư phạm Hà Nội tuyển 7.094 chỉ tiêu theo 4 phương thức.
- Sao3 ngày trướcPax Thiên hiện tại đã trở thành một chàng trai cá tính, vạm vỡ và rắn rỏi.
- Giáo dục4 ngày trướcNhà ở khu vực Cầu Giấy nhưng lại thuộc quản lý của Nam Từ Liêm, nhóm phụ huynh đã viết đơn cầu cứu, hy vọng cho con học trái tuyến tại trường gần nhà.
- Giáo dục4 ngày trướciSMART Edtech (thành viên của Tập đoàn Giáo dục EQuest) cho biết, đơn vị này vừa ký kết với FPT Software (FSOFT) về việc đào tạo, nâng cấp tiếng Anh cho nhân viên của FSOFT ở cả Hà Nội, Đà Nẵng và TP. HCM, theo chuẩn đầu ra TOEIC.