Khi thầy cô đến trường quá áp lực

"Thế hệ 6X được đến trường là hạnh phúc nhưng cuộc sống càng cao, mưu cầu hạnh phúc càng lớn. Giờ đây trẻ em, thầy cô đến trường đều quá áp lực. Hành vi của thầy cô dù nhỏ cũng gây bão mạng".

Trên đây là chia sẻ của TS Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục nhà giáo và Cán bộ Quản lý Giáo dục (Bộ GD&ĐT), tại Tọa đàm "Trường học hạnh phúc", do Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phối hợp với Quỹ Hỗ trợ & Phát triển trường học hạnh phúc (Happy Lof Schools) tại Việt Nam tổ chức ngày 25/10 tại Hà Nội.

Tọa đàm hướng đến mục tiêu xây dựng mô hình trường học hạnh phúc không chỉ là những "mô hình trường học mơ ước" mà còn tạo ra môi trường học tập, giúp mọi học sinh được nuôi dưỡng những giá trị về cả phẩm chất tinh thần lẫn hành vi tốt đẹp.

Khi thầy cô đến trường quá áp lực - 1

Trường học hạnh phúc giúp mọi học sinh được nuôi dưỡng những giá trị về cả phẩm chất tinh thần lẫn hành vi tốt đẹp (Ảnh: Mỹ Hà).

Không biến hạnh phúc thành tiêu chí gây áp lực cho giáo viên

Theo TS Vũ Minh Đức, thế hệ 6X được đến trường đã là hạnh phúc. Thế nhưng càng ngày, nhu cầu cuộc sống ngày càng cao, mưu cầu hạnh phúc càng lớn. Giờ trẻ em, thầy cô đến trường đều quá áp lực.

Đặc biệt trong thời kỳ bùng nổ công nghệ và mạng xã hội, mỗi hành vi của thầy cô dù chỉ sơ suất rất nhỏ nhưng cũng có thể trở thành cơn bão trên mạng xã hội. Điều đó khiến các thầy cô e dè, không dám bộc lộ cảm xúc thực sự.

Cũng theo ông Đức, trường học hạnh phúc phải gồm 3 tiêu chí cốt lõi là yêu thương, an toàn và tôn trọng.

Hiện nay, trường học hạnh phúc đã trở thành hoạt động được mở rộng trên phạm vi toàn quốc với nhiều mô hình, nhiều con đường đi đến mục tiêu làm cho giáo viên, học sinh cảm thấy hạnh phúc, từ đó phụ huynh, xã hội hạnh phúc.

Khi thầy cô đến trường quá áp lực - 2

TS Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục nhà giáo và Cán bộ Quản lý Giáo dục (Ảnh: Mỹ Hà).

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai trường học hạnh phúc, nhiều xu hướng không phù hợp với mục tiêu giáo dục, kể cả việc thương mại hóa những hoạt động liên quan đến xây dựng trường học hạnh phúc.

"Bộ GD&ĐT tôn trọng sự khác biệt đa dạng trong cách xây dựng mô hình trường học hạnh phúc của mỗi nhà trường nhưng vẫn phải đi theo mục tiêu, giá trị cốt lõi.

Việc xây dựng trường học hạnh phúc phải xuất phát từ nhu cầu tự thân của mỗi giáo viên, nhà trường, vì mục tiêu mang lại hạnh phúc cho học sinh chứ không biến thành phong trào, tiêu chí thi đua bắt các trường phải tổ chức thực hiện.

Điều này vô hình tạo thêm áp lực cho giáo viên và học sinh. Do vậy, tôi mong muốn điều này là nhu cầu tự thân, việc xây dựng nội dung, cách đi, mô hình cũng cần phải tôn trọng sự khác biệt của từng đối tượng", ông Đức nói.

GS.TS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (Bộ GD&ĐT) nói rằng, thế hệ 8X như ông không được nghe nhiều về ngôi trường hạnh phúc.

Còn hôm nay, nói về ngôi trường hạnh phúc, không ai còn nói đó là mơ mộng nữa. Trường học hạnh phúc hướng đến việc học sinh được là chính mình, được phát triển theo khả năng.

Khi thầy cô đến trường quá áp lực - 3

GS.TS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (Ảnh: Mỹ Hà).

Không có lời giải chung về hạnh phúc

Bà Đặng Phạm Minh Loan, Giám đốc Quỹ Hỗ trợ & Phát triển trường học hạnh phúc cho biết, chương trình trường học hạnh phúc được thiết kế với những kế hoạch hành động cụ thể dành cho giáo viên và học sinh với hai mô hình căn bản và toàn diện để có thể ứng dụng cả về chiều sâu và chiều rộng.

Trong điều kiện hiện nay, trường học hạnh phúc là nhu cầu cực kỳ cần thiết của xã hội.

Tại tọa đàm, TS Lê Thị Quỳnh Nga, Trưởng phòng nghiên cứu Giáo dục học, Trung tâm nghiên cứu Tâm lý học và Giáo dục học (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) cho rằng, để học sinh hạnh phúc, phải đảm bảo hài hòa yếu tố bên ngoài và bên trong.

Bên ngoài ở đây liên quan đến cảnh quan, cơ sở vật chất sạch đẹp, như vậy các em sẽ háo hức đến trường. Nếu học tập ở những nơi mà quạt trần rơi, bạo hành, đánh nhau, chắc hẳn các em sẽ nơm nớp lo sợ.

Còn ở bên trong là mối quan hệ con người trong nhà trường, ở đó thầy trò phải tích cực, quan tâm lẫn nhau, tin tưởng, thấu cảm, chia sẻ và tin cậy.

Các em phải có tư duy tích cực, hành động tích cực từ đó đem lại cảm xúc tích cực chính là hạnh phúc.

Khi thầy cô đến trường quá áp lực - 4

Bà Lê Thị Mai Hương, Hiệu trưởng Trường Thực nghiệm (Ảnh: Mỹ Hà).

Chia sẻ từ câu chuyện ở trường mình, bà Lê Thị Mai Hương, Hiệu trưởng Trường Thực nghiệm (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) cho hay, các trường hoàn toàn có quy tắc ứng xử riêng tùy thuộc giá trị mà nhà trường đang theo đuổi. Việc xây dựng quy tắc và cách làm sẽ thể hiện sự hạnh phúc hay không.

Ví dụ ở Trường Thực nghiệm, quy tắc ứng xử là do học sinh cùng giáo viên xây dựng. Khi học sinh được hỏi ý kiến, các con sẽ có trách nhiệm thực hiện. Nếu quy tắc này do nhà trường "áp" xuống, chưa chắc các con đã muốn thực hiện.

"Giáo viên cần hiểu đứa trẻ ở tuổi này tính cách như thế nào, phát triển những gì để lên kế hoạch dạy phù hợp.

Tại sao khoảng 20 phút, giáo viên phải dừng lại chơi trò chơi mà không phải học liên tục, điều đó chứng tỏ tâm lý trong nhà trường rất quan trọng và trường chúng tôi đang hướng đến điều đó", bà Hương nói.

Theo GS.TS Lê Anh Vinh, sẽ không có một lời giải duy nhất áp dụng cho các trường về trường học hạnh phúc nhưng chúng ta sẽ có những giá trị chung, áp dụng trên toàn quốc.

Để xây dựng được một ngôi trường hạnh phúc không phải ở vai trò của riêng ai mà là của tất cả mọi người, để tạo ra một không gian, môi trường giúp trẻ con được là chính mình, phát triển theo năng lực và ước mơ của học sinh.

 Theo Dân Trí

Xem link gốc Ẩn link gốc https://dantri.com.vn/giao-duc/khi-thay-co-den-truong-qua-ap-luc-20231025171657618.htm

giáo viên


  • Loạt trải nghiệm hấp dẫn ở Trung tâm Nhật ngữ Yuki dịp 20/11
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Trung tâm Nhật ngữ Yuki tổ chức nhiều hoạt động và chương trình đặc biệt nhằm tri ân chân thành đến đội ngũ giảng viên tài năng và tận tâm, đồng thời mở rộng cơ hội cho các bạn trẻ.
  • Hiệu trưởng 'ghế nhựa' và ngôi trường 100 tỷ ở vùng biên giới
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Từng là cậu bé đi bán kem dạo ở thành phố Vinh, trở thành thầy giáo đi dạy cũng chỉ có một bộ quần áo lành lặn duy nhất để lên lớp, thầy Khang nói mình như một chiếc "lá rách", nhưng luôn có mục tiêu phấn đấu để trở thành một chiếc "lá lành", không những chỉ có thể lo cho mình mà còn giúp được cho nhiều người khác
  • Những 'cú sốc' du học
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Chuyện về những du học sinh giỏi và thành công luôn vẽ lên bức tranh tươi sáng khiến nhiều người ngưỡng mộ và coi là đích đến. Nhưng có một góc tối - nơi nhiều bạn trẻ không tránh khỏi những cú sốc vì ôm mộng du học nhưng đổi lại là triền miên nợ môn, áp lực chi tiêu đến mức trầm cảm nơi xứ người.
  • 'Lương thấp dễ khiến giáo viên giảm động lực với nghề'
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Nhân dịp 20/11, VietNamNet có cuộc trao đổi với Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch HĐQT Trường Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) - một trong những nữ hiệu trưởng trường tư đầu tiên của cả nước.
  • Những món quà 20/11 độc đáo khiến dân mạng vừa bật cười vừa xúc động
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Cư dân mạng đua nhau chia sẻ những clip quà độc đáo dịp 20/11 khiến họ vừa bật cười vừa xúc động, như củ gừng, vài chú cua đựng trong chai nhựa, chai nước mắm...
Hà Nội: Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhồi máu cơ tim vì lý do bất ngờ
Các bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.