Không chịu nổi khi học online ở nhà với mẹ, cậu bé 10 tuổi đã làm điều không ai ngờ tới

Quá áp lực khi bị mẹ kè kè trong mỗi giờ học trực tuyến, cậu bé đã cảm thấy không chịu nổi và có hành động bất ngờ.

Vài tháng nghỉ học ở nhà vì dịch Covid-19 và cũng ngần đó thời gian trẻ phải làm quen với việc học trực tuyến. Để các con tập trung học, không mượn cớ học trực tuyến để tranh thủ chơi, ngủ, nhiều bậc cha mẹ đã dành thời gian để ngồi kèm con học.

Tuy nhiên, việc bị bố mẹ kè kè ngồi cạnh giám sát với nhiều trẻ sẽ là một cực hình. Thậm chí, quan hệ của bố mẹ và con cái cũng bị "sứt mẻ" ít nhiều trong thời gian học online này.

Không chịu nổi khi học online ở nhà với mẹ, cậu bé 10 tuổi đã làm điều không ai ngờ tới-1Đa số học sinh phải học online trong đại dịch Covid-19 (Ảnh minh họa).

Một cậu bé ở Trung Quốc, chỉ vì không chịu nổi sức ép khi ngồi học trực tuyến cùng mẹ đã bộc phát làm điều không ai nghĩ tới.

Chiều 1/4, Sở Cảnh sát Taiping thuộc Văn phòng Công an thành phố Ôn Ninh, tỉnh Chiết Giang nhận được cuộc điện thoại cầu cứu của một cậu bé 10 tuổi. Trên điện thoại, cậu bé vừa khóc, vừa nói. Cảnh sát đã vừa cố gắng nói chuyện vừa di chuyển thật nhanh tới nơi cậu bé ở vì lo lắng cậu bé đang gặp nguy hiểm.

Không chịu nổi khi học online ở nhà với mẹ, cậu bé 10 tuổi đã làm điều không ai ngờ tới-2Nhiều phụ huynh chọn cách cùng ngồi học với con khi học trực tuyến (Ảnh minh họa)

Khi cảnh sát tới nhà riêng của cậu bé, ra mở cửa là cô Trương, mẹ cậu bé đã liên tục nói lời xin lỗi: "Xin lỗi vì đã để các anh phải tới đây. Chỉ vì con trai tôi không chịu làm bài tập và đã bí mật ra ban công để gọi cảnh sát để cầu cứu".

Cảnh sát yêu cầu cô Trương giáo dục con thật tốt để không xảy ra tình huống tương tự nữa. Khi cảnh sát chuẩn bị rời đi thì bất chợt cô Trương lại đề xuất: "Vì các anh đã đến đây rồi, hãy giúp tôi nói với cậu con trai vài câu được không?".

Suy nghĩ một lúc, các sĩ quan cảnh sát đồng ý theo cô Trương ra cửa chỗ ban công. "Con gọi cảnh sát tới đây, con muốn nói gì với các chú thì nói đi" – cô Trương nói với con trai.

Cậu bé vừa nói vừa khóc: "Cháu nghĩ các chú nên đưa mẹ cháu đi vì cháu không thể sống nổi nữa".

Rất ngạc nhiên với lời đề nghị của cậu bé 10 tuổi nhưng cảnh sát vẫn cố gắng giải thích cho cậu bé hiểu: "Chú đưa mẹ cháu đi thì ai chăm sóc cháu? Có kẻ xấu tới, ai bảo vệ cháu? Ở nhà cháu phải nghe lời bố mẹ nghe chưa!".

Làm thế nào để trẻ học trực tuyến hiệu quả?

Đặt mục tiêu rõ ràng cho con

Cha mẹ nên nắm rõ thời khóa biểu của con để có thể giám sát thời gian học của con một cách chính xác nhất. Tiếp đó cha mẹ nên đặt mục tiêu cho con với mỗi môn học và bài học thật rõ ràng để cải thiện hiệu quả lẫn hiệu suất học tập.

Nhắc nhở con về tinh thần tự giác khi học trực tuyến

Học trực tuyến ở nhà nghĩa là không có thầy cô giáo giám sát trực tiếp như khi học trên lớp nên bố mẹ phải là người cùng con đề ra lịch học sao cho phù hợp nhất.

Ngoài thời gian học trực tuyến, lúc nào con sẽ phải làm bài tập về nhà, làm bài trong bao lâu thì sẽ nghỉ giải lao… phải được bố mẹ thống nhất với con cụ thể và áp dụng nghiêm chỉnh.

Tạo tinh thần sảng khoái cho con

Vì các con đã quá bí bách vì nghỉ học ở nhà lâu, lại thêm bố mẹ kè kè sát bên khi học trực tuyến, vậy nên, phụ huynh cũng đừng quá khắt khe trong mỗi giờ học. Hãy cho con có động lực học tập hơn bằng những phần thưởng tinh thần như sau khi hoàn thành bài học sẽ được xem phim hoặc sử dụng điện thoại.

Không gian yên tĩnh khi học

Hãy tạo điều kiện để con có được một không gian yên tĩnh nhất khi con học tại nhà để trẻ có thể tập trung lắng nghe bài giảng của giáo viên và không bị sao nhãng vào các hoạt động của những thành viên khác trong gia đình.

Theo Nhịp Sống Việt

Xem link gốc Ẩn link gốc http://nhipsongviet.toquoc.vn/khong-chiu-noi-khi-hoc-online-o-nha-voi-me-cau-be-10-tuoi-da-lam-dieu-khong-ai-ngo-toi-222020134153224762.htm

Covid-19

dạy học trực tuyến

học online


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.