Lập đường dây nóng, tư vấn tâm lý phòng chống bạo lực học đường

Cùng với việc triển khai đường dây nóng, đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, Hà Nội đang triển khai bộ phận tham vấn học đường tại các trường, tư vấn tâm lý cho học sinh, phòng chống các hình thức bạo lực học đường.

Cùng với việc triển khai đường dây nóng, đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, Hà Nội đang triển khai bộ phận tham vấn học đường tại các trường, tư vấn tâm lý cho học sinh, phòng chống các hình thức bạo lực học đường.

Trao đổi với phóng viên, ông Kiều Cao Trinh, Phó trưởng phòng Chính trị tư tưởng (Sở GD&ĐT Hà Nội) cho biết, hiện Hà Nội có 2.700 trường học, chính vì vậy việc kiểm soát bạo lực học đường cũng có khó khăn riêng. Ngoài đường dây nóng 111 của Bộ LĐ,TB&XH trực 24/24, Sở GD&ĐT Hà Nội có hai đường dây nóng, một của văn phòng Sở và hai là của Phòng Chính trị tư tưởng (0243 941 1230/ 0243 941 1232). Ngoài ra, còn địa chỉ email công khai để các nhà trường, học sinh biết, gửi thông tin phản ánh. 

“Sở sẽ có văn bản hướng dẫn các nhà trường xây dựng kế hoạch phòng chống bạo lực học đường. Bây giờ không phải phòng chống cho học sinh mà còn phòng chống cho giáo viên, cán bộ công nhân viên, bạo lực học đường không chỉ dừng ở việc đấm đá mà còn có bạo lực về tinh thần, thể chất”, ông Trinh nhấn mạnh. Tuy nhiên, cũng theo ông Trinh, đường dây nóng thông tin về bạo lực học đường nhưng không hẳn chỉ được nhận thông tin về vấn đề đó. Đường dây nóng tiếp nhận tất cả những gì diễn ra hàng ngày diễn ra của các nhà trường. Đó có thể là thông tin về ùn tắc giao thông ở cổng trường, thậm chí những thông tin nặc danh…

Trao đổi thêm, ông Trinh cho biết, trong thời gian qua, những vụ việc bạo lực học đường như học sinh đánh nhau quay clip, tung lên mạng đã giảm đi rất nhiều so với thời điểm năm 2012 trở về trước. Cùng với việc triển khai đường dây nóng, ông Trinh cũng cho biết, Hà Nội đang triển khai bộ phận tham vấn học đường tại các trường.

Từ các trường tiểu học đến THPT đều có bộ phận tham vấn tâm lý trong nhà trường với đầy đủ phòng tham vấn, cán bộ giáo viên. Thậm chí, có những nơi có phòng ngăn cách riêng để học sinh có thể trình bày các vấn đề khó nói, thầm kín... Ngoài ra, Sở GD&ĐT Hà Nội cũng đã phối hợp với trường ĐH Sư phạm tập huấn để cấp chứng chỉ theo đúng Thông tư 31 của Bộ GD&ĐT. Cũng theo ông Trinh, hiện tại, toàn Hà Nội có 1577 phòng tham vấn tâm lý trong các nhà trường và gắn nội dung về chống bạo lực học đường với hoạt động của học sinh.


Theo Tiền Phong


bạo lực học đường

bạo lực


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.