Loạt câu hỏi Olympia bị tố sai kiến thức nghiêm trọng: Làm mất ngôi Quán quân và học bổng du học Úc của thí sinh

Trong suốt 20 năm phát sóng, nhiều lần chương trình Đường Lên Đỉnh Olympia bị dân tình soi ra lỗi sai kiến thức.

Đường Lên Đỉnh Olympia là chương trình thi đấu kiến thức dành cho học sinh THPT nổi tiếng suốt hơn 20 năm qua. Song không ít lần, khán giả đã phát hiện lỗi sai kiến thức bên trong những câu hỏi.

Đáng chú ý, thái độ đính chính và xin lỗi của BTC Olympia nhiều lần khiến dân tình tranh cãi khi gián tiếp loại thí sinh trong chương trình.

Thí sinh mất quyền vào thi Tháng ở phút chót

Trong cuộc thi tuần 2 - tháng 3 - quý IV của Olympia xuất hiện câu hỏi: "Nước chứa hàm lượng cao của hai ion kim loại nào thì được gọi là nước cứng?".

Nam sinh Đức Đăng (THPT chuyên Hạ Long, Quảng Ninh) đưa ra đáp án: "Kali và Magie" và được tính 10 điểm. Tuy nhiên, đáp án chính xác nhất phải là: "Canxi và Magie".

Đáng lẽ câu trả lời này của Đức Đăng không được tính điểm. Tuy nhiên, BTC Olympia lại lý giải rằng: Trong quãng thời gian 60 giây thi đấu, toàn bộ ekip chương trình cũng như 4 thí sinh không phát hiện lỗi sai này, không thắc mắc về vấn đề trên.

Trước khi ghi hình, 4 thí sinh đều đã đồng ý và ký tên vào bản cam kết trong đó có nội dung: "Khiếu nại của tôi chỉ được ban tổ chức xem xét trong thời gian diễn ra phần thi đó tại thời điểm ghi hình. Ngoài thời gian này, khiếu nại của tôi không còn giá trị và chương trình không thay đổi kết quả chung cuộc".

Loạt câu hỏi Olympia bị tố sai kiến thức nghiêm trọng: Làm mất ngôi Quán quân và học bổng du học Úc của thí sinh-1

Tuy nhiên, lời giải thích này vẫn tạo nên nhiều ý kiến tranh cãi dữ dội. Bởi suốt thời gian thi đấu chỉ vỏn vẹn có 20 - 30 phút cho cả 4 vòng thi. Cả 4 thí sinh phải tập trung cho phần thi của mình là căng thẳng lắm rồi, không thể nào để ý đáp án từng câu một được.

Kết quả này càng gây phẫn nộ khi nhờ 10 điểm câu hỏi này, Đức Đăng chính thức trở thành thí sinh có số điểm Nhì cao nhất Tháng với 290 điểm, có cơ hội thi vòng Tháng. Trong khi đó, thí sinh có số điểm Nhì cao nhất tháng vừa qua thuộc về Phạm Bùi Hải Đăng (THPT Gia Viễn A, Ninh Bình) với 280 điểm.

Câu hỏi cả BTC lẫn thí sinh đều trả lời sai: Con của con la gọi là gì?

Trong cuộc thi tuần cuối cùng của năm 2020, xuất hiện câu hỏi trong phần thi Về đích: "Con lai giữa con lừa và con ngựa là con la. Hỏi con của con la gọi là gì?".

Loạt câu hỏi Olympia bị tố sai kiến thức nghiêm trọng: Làm mất ngôi Quán quân và học bổng du học Úc của thí sinh-2

Thí sinh Hồng Lam đã đưa ra câu trả lời: "Con la". Nhưng bị BTC Olympia gạt bỏ, với lời giải thích: Con la không có khả năng sinh con.

Tuy nhiên, netizen đã chỉ ra điểm mâu thuẫn của đáp án này: Do đột biến nhiễm sắc thể nên con la chỉ có 63 NST. Con số lẻ này không cho phép các NST phân chia thành cặp, nên con la hầu như không có khả năng sinh sản. Song, trên thế giới vẫn ghi nhận có đến 60 con la mẹ vẫn sinh con trong đó gần nhất là trường hợp ở Marốc và Trung Quốc. Vậy nên đáp án của Hồng Lam có lẽ vẫn được tính điểm chứ?!

Thí sinh trả lời sót ý nhưng vẫn được tính điểm

Trong cuộc thi quý IV năm 2020, trong phần thi Về đích của thí sinh Dũng Trí xuất hiện câu hỏi: "Kỳ họp Quốc hội khóa VI ngày 2/7/1976 đưa ra bốn quyết định quan trọng: Đổi tên nước thành CHXHCN Việt Nam; Thủ đô là Hà Nội; Quyết định quốc huy, quốc kỳ, quốc ca và quyết định nào nữa?".

Loạt câu hỏi Olympia bị tố sai kiến thức nghiêm trọng: Làm mất ngôi Quán quân và học bổng du học Úc của thí sinh-3

Dũng Trí đã trả lời: "Đổi tên Sài Gòn thành TP.HCM", qua đó giành được 60 điểm do lựa chọn câu hỏi có ngôi sao hi vọng. Tuy nhiên, khán giả cho rằng đáp án đúng nhất phải là: "Đổi tên Sài Gòn - Gia Định thành TP.HCM" mới chính xác. Đây cũng là thông tin được đăng tải tại trang 202 (SGK Lịch sử 12 do Bộ GD-ĐT phát hành).

Sau đó, BTC Olympia đã lên tiếng đính chính và cho biết ý kiến của nhà Sử học Lê Văn Lan (thành viên ban cố vấn) như sau: "Dù không nói đầy đủ như sách giáo khoa là 'thành phố Sài Gòn - Gia Định đổi tên là thành phố Hồ Chí Minh', nhưng câu trả lời của Dũng Trí vẫn đảm bảo chính xác, không gây hiểu lầm, thể hiện được sự hiểu biết về một quyết định lịch sử, ý nghĩa của kỳ họp thứ I, khóa VI, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất. Vì vậy đây là câu trả lời hoàn toàn xứng đáng giành được điểm".

Đáp án Quán quân sai, nếu trừ điểm còn thấp hơn cả Á quân

Trong trận chung kết năm Đường Lên Đỉnh Olympia năm thứ 12 xuất hiện câu hỏi: "3 mặt trời = 2 ngôi sao, 1 ngôi sao + 4 mặt trăng = 1 mặt trăng + 5 mặt trời. Hỏi sẽ có bao nhiêu mặt trời để cán cân thăng bằng: 2 mặt trăng + 4 ngôi sao = 1 mặt trăng + 1 ngôi sao + ? mặt trời” có các lựa chọn từ A-F tương ứng 4-9.

Loạt câu hỏi Olympia bị tố sai kiến thức nghiêm trọng: Làm mất ngôi Quán quân và học bổng du học Úc của thí sinh-4

Quán quân Olympia Đặng Thái Hoàng

Quán quân Đặng Thái Hoàng đã đưa ra đáp án C, tương ứng với "đáp án 6". Song khán giả phân tích rằng BTC đã đưa sai câu trả lời, bởi đáp án chính xác nhất phải là: 5 + 2/3 (5,666...) - chứ không phải 6.

Đồng nghĩa với việc nếu trừ điểm, Thái Hoàng sẽ không nhận được chức Quán quân và học bổng du học Úc. Mà người đạt được phải là Á quân Thân Ngọc Tĩnh. Tuy nhiên sau cùng, BTC Đường Lên Đỉnh Olympia vẫn quyết định giữ nguyên kết quả thi năm đó.

Quán quân Thu Hằng bị trừ 10 điểm trận Chung kết năm do... BTC tính sai giờ

Trong phần thi Khởi động trận chung kết Đường Lên Đỉnh Olympia năm thứ 20, nữ sinh Thu Hằng (trường THPT Kim Sơn A, Ninh Bình) đã trả lời đúng 7 câu hỏi và giành được 70 điểm. Tuy nhiên lúc sau, MC Diệp Chi đã công bố Thu Hằng chỉ được 60 điểm vì bị trừ điểm câu hỏi cuối do ngoài thời gian trận đấu.

Thông báo này ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý thí sinh, tuy nhiên thật may lúc sau Thu Hằng vẫn giữ được phong độ và giành ngôi Quán quân. Bên cạnh đó, ở câu số 2 phần thi Tăng tốc cũng xuất hiện lỗi kỹ thuật khiến màn hình câu hỏi đang chạy thì bị tạm dừng.

Loạt câu hỏi Olympia bị tố sai kiến thức nghiêm trọng: Làm mất ngôi Quán quân và học bổng du học Úc của thí sinh-5

Theo Pháp luật & Bạn đọc


Đường lên đỉnh Olympia


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.