- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Loay hoay chờ 'chốt' phương án thi vào lớp 10 năm 2025
Việc Bộ GD&ĐT vẫn chưa "chốt” phương án thi vào lớp 10 khiến cả giáo viên, phụ huynh và học sinh đều mong ngóng, căng thẳng.
Bộ GD&ĐT đã công bố dự thảo quy chế tuyển sinh THCS và THPT để lấy ý kiến góp ý đến hết ngày 18/12/2024. Theo dự thảo quy chế tuyển sinh THCS và THPT của GD&ĐT, học sinh thi vào lớp 10 sẽ thực hiện 3 môn thi gồm Toán, Ngữ văn và một môn thứ 3 hoặc bài thi tổ hợp do Sở GD&ĐT, cơ cở giáo dục đại học có trường THPT lựa chọn và được công bố trước ngày 31/3 hàng năm.
Năm 2025 cũng là năm đầu tiên kỳ thi tuyển sinh lớp 10 thực hiện theo chương trình GDPT 2018, nhưng đến cuối kỳ 1 của năm học, phương án thi vẫn chưa “ngã ngũ” khiến cả học sinh và giáo viên đều loay hoay, nhất là trong bối cảnh kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại các địa phương ngày càng căng thẳng như hiện nay.
Chị Nguyễn Thị Hà (Thanh Xuân, Hà Nội) có con trai dự định thi vào cả trường chuyên và trường công lập chia sẻ, vì chưa biết rõ phương án thi, nên việc học càng áp lực hơn, thiếu định hướng rõ ràng.
“Ngoài việc học thêm 3 môn Toán, Văn, Tiếng Anh, con còn tập trung ôn thi môn chuyên Lịch sử. Không có thế mạnh ở môn Khoa học tự nhiên, nên con vẫn tranh thủ học thêm môn này 1 tuần 2 buổi kết hợp với tự học online ở nhà. Lịch học của con ngày nào cũng dày kín, thậm chí cuối tuần cũng không được nghỉ", chị Hà nói.
Giáo viên, phụ huynh và học sinh đều mong ngóng phương án thi vào lớp 10. (Ảnh minh hoạ)
Lo lắng, áp lực là tâm trạng chung của nhiều phụ huynh, học sinh chuẩn bị thi vào lớp 10 trong năm tới. Trên nhiều hội nhóm chia sẻ kinh nghiệm thi vào lớp 10, mỗi ngày có đến hàng chục bài viết của các phụ huynh đăng thông tin tìm lớp học thêm, tìm gia sư, giáo viên ôn thi cho con.
Chị Lương Thanh Trúc (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, vì chưa biết phương án thi ra sao, nên gia đình chị đầu tư cho con học thêm tất cả các môn có thể thi.
"Đến thời điểm này vẫn chưa biết sẽ thi cố định 3 môn hay môn thi thứ 3 sẽ thay đổi hàng năm, do đó gia đình tôi cho con học thêm đều tất cả các môn ngoài thời gian học trên lớp. Cách học này gây mệt mỏi, dàn trải và áp lực, nhưng nếu không cố gắng chuẩn bị kỹ, đến gần ngày thi sẽ rất khó để bù đắp kiến thức”, chị Trúc chia sẻ.
Phụ huynh này cũng hy vọng Bộ GD&ĐT sẽ sớm chốt phương án thi để học sinh yên tâm học tập.
Thầy Đinh Đức Hiền, Phó hiệu trưởng trường THCS-THPT FPT Bắc Giang cho biết, đến thời điểm này Bộ GD&ĐT vẫn chưa ban hành quy chế tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2025-2026, do đó các Sở GD&ĐT cũng chưa thể có kế hoạch cụ thể cho địa phương. Điều này gây hoang mang cho các trường, phụ huynh, học sinh và cả giáo viên.
Kế hoạch tuyển sinh mới liên quan trực tiếp đến định hướng ôn tập vào lớp 10 của học sinh ra sao, do đó rất cần Bộ GD&ĐT nhanh chóng ban hành để các Sở GD&ĐT cũng như các trường sớm xây dựng kế hoạch ôn tập cụ thể cho học sinh.
“Đáng ra việc ban hành quy chế tuyển sinh cần sớm hơn, bởi lẽ với chương trình GDPT 2018 việc học tập, phân loại, đánh giá học sinh đã rất mới, việc công bố phương án tuyển sinh lại chậm trễ, càng khiến học sinh cũng như các nhà trường trong trạng thái hoang mang, tự mình phải đưa ra nhiều phương án dự phòng khác nhau trong phương pháp dạy và học, ôn tập cho học sinh".
Tại trường THCS-THPT FPT Bắc Giang, hiện nay các môn chắc chắn nằm trong môn thi lớp 10 như Toán, Ngữ văn đều được ôn thi như thường lệ, bám sát chương trình phổ thông mới. Riêng môn thứ 3, hiện chưa có quyết định chính thức từ Bộ, nên đến thời điểm này học sinh vẫn học đều trên lớp, ngoài ra, nhà trường cũng tổ chức các lớp học tăng cường luân phiên giữa các môn khác nhau để ôn tập kiến thức cho các em.
Cô Hoàng Thanh Nga, giáo viên THCS tại Hà Nội cũng cho rằng, đây là năm đầu tiên thi vào lớp 10 theo chương trình mới, bởi vậy không chỉ học sinh và giáo viên cũng rất lo lắng. Hiện các trường đã gần kết thúc học kỳ 1, nhưng vẫn chưa biết phương án tuyển sinh lớp 10 là rất chậm. Ngoài việc dạy kiến thức theo đúng chương trình, giáo viên vẫn kết hợp để giúp học sinh vừa học, vừa ôn.
Cô Nga hy vọng phương án tuyển sinh lớp 10 sẽ được ổn định qua các năm về số môn thi, phương thức tổ chức kỳ thi. Về việc lo học sinh học lệch, sao nhãng các môn học khác nếu biết trước 3 môn thi vào lớp 10, giáo viên này cho rằng, trong quá trình học, học sinh đều phải hoàn thành các bài kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ, đáp ứng yêu cầu của chương trình mới.
Mới đây, Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Lê Thành Long xử lý thông tin báo chí phản ánh liên quan đến dự thảo quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Văn bản nêu rõ, thời gian qua, báo chí đã có thông tin phản ánh liên quan dự thảo quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Theo đó, dự thảo quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông đề xuất quy định thi lớp 10 thực hiện 3 môn thi gồm toán, ngữ văn và một môn thứ 3 hoặc bài thi tổ hợp do Sở Giáo dục và Đào tạo, cơ cở giáo dục đại học có trường trung học phổ thông lựa chọn và được công bố trước ngày 31/3 hằng năm.
Trên các diễn đàn, nhiều phụ huynh đồng tình với phương án thi 3 môn vào lớp 10 trung học phổ thông tuy nhiên băn khoăn, lo lắng về môn thi thứ 3 "bí mật" được công bố sát kỳ thi là rất gấp gáp. Phụ huynh cho rằng, Bộ GD&ĐT nên điều chỉnh thời gian công bố môn thi sớm hơn để học sinh ôn tập.
Trước thông tin phản ánh nêu trên, Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ GD&ĐT rà soát kỹ, nghiên cứu, tiếp thu ý kiến góp ý của Nhân dân để hoàn thiện, ban hành Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông theo thẩm quyền, trong đó xem xét quy định thời gian công bố đối với phương án thi sớm để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà trường và các em học sinh, nhất là trong việc chủ động có kế hoạch dạy và học, ôn tập phù hợp, hiệu quả.
Theo VTC News
-
Giáo dục7 giờ trướcLiên quan đến quy định mới về dạy thêm, học thêm, Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu Bộ GD&ĐT rà soát để kịp thời có giải pháp.
-
Giáo dục8 giờ trướcViệc phụ huynh cho con tham gia lớp tiền tiểu học ngày càng trở nên phổ biến, nhưng liệu giáo viên dạy thêm tiền tiểu học này có đúng quy định?
-
Giáo dục12 giờ trướcNgoài việc sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT để tuyển sinh, một số đại học top đầu xu hướng mở rộng các kỳ thi riêng trong năm 2025.
-
Giáo dục18 giờ trướcĐể tăng thêm nguồn thu nhập, nhiều giáo viên quyết định lựa chọn tham gia vào các lớp dạy thêm ngoài nhà trường.
-
Giáo dục20 giờ trướcNăm nay, trường Đại học Ngoại thương dự kiến tuyển 4.150 chỉ tiêu (tăng 20 chỉ tiêu so với năm ngoái) ở cả 3 cơ sở Hà Nội, TP.HCM và Quảng Ninh).
-
Giáo dục1 ngày trướcNăm 2025 trường Đại học Sư phạm Hà Nội dự kiến tăng chỉ tiêu tuyển sinh với 5 ngành đào tạo mở mới.
-
Giáo dục1 ngày trướcHoạt động kinh doanh được xem là điều kiện bắt buộc với tổ chức hoặc cá nhân tổ chức dạy thêm bên ngoài nhà trường.
-
Giáo dục1 ngày trướcTrong năm 2025, thêm một số trường dự kiến tổ chức kỳ thi riêng như Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 hay khối trường quân sự.
-
Giáo dục1 ngày trướcCác quy định với hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường ngày càng được siết chặt nhằm hạn chế xảy ra vấn đề tiêu cực trong môi trường giáo dục.
-
Giáo dục1 ngày trướcỨng dụng (app) phần mềm kết nối học sinh với nhà trường đang được triển khai sâu rộng. Tuy nhiên, do cách thức triển khai không hợp lí nên phụ huynh “đau ví” mà không hiệu quả.
-
Giáo dục1 ngày trướcSau hơn 10 năm nỗ lực không nghỉ, thiên tài Toán học Chu Vĩ - cậu bé bại não từng bị các trường tiểu học từ chối giờ đã có công việc ổn định với mức thu nhập tốt.
-
Giáo dục2 ngày trướcSau khi về hưu, không ít giáo viên lựa chọn chọn dạy thêm tại nhà để nâng cao thu nhập cũng như giúp kiến thức sẵn có không bị lãng quên.
-
Giáo dục2 ngày trướcMỗi khi bước vào năm học mới hay học kỳ mới, vấn đề học phí được xem là mối lo lắng của nhiều gia đình.