Lưu ý đối với học sinh Hà Nội trước kỳ tuyển sinh vào lớp 10

Đây là kỳ tuyển sinh khá 'cam go' với học sinh cuối cấp THCS tại Hà Nội. Phóng viên tổng hợp 20 mốc thời gian gắn với các bước thí sinh thường thực hiện trong các kỳ thi vào lớp 10, các em có thể tham khảo để chuẩn bị cho kỳ tuyển sinh năm nay.

Lưu ý đối với học sinh Hà Nội trước kỳ tuyển sinh vào lớp 10-1

Cụ thể, học sinh lưu ý:

1. Tháng 2 & 3: Theo dõi công bố về Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 THPT (theo phê duyệt của UBND TP) và văn bản Hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 THPT của Sở GD&ĐT để có sự chuẩn bị tốt nhất.

2. Từ tháng 3 (đến tháng 6): Tập trung ôn tập các môn học theo chương trình quy định sẽ thi trong Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 (chuyên và không chuyên) để tự tin làm các bài thi.

3. Từ tháng 3 (đến tháng 5): Có thể lựa chọn đăng ký xét tuyển sớm, tham gia đợt thi đánh giá năng lực riêng của một số CSGD ngoài công lập có phương án xét tuyển vào lớp 10 căn cứ theo kết quả rèn luyện, học tập của học sinh ở bậc THCS.

4. Tháng 4: Nhận Giấy chứng nhận tốt nghiệp THCS tạm thời cùng với hồ sơ (trong đó có mã học sinh, mật khẩu,...) do trường THCS cấp để lập Hồ sơ dự tuyển vào lớp 10.

5. Tháng 4 & 5: Theo dõi công bố của Sở GD&ĐT về quyết định Giao chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh lớp 10 và phê duyệt Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 của các CSGD để tham khảo lựa chọn nguyện vọng dự tuyển vào trường THPT.

6. Tháng 4 & 5: Lựa chọn trường THPT công lập để đăng ký dự thi vào lớp 10 (theo 3 nguyện vọng) và nộp Hồ sơ dự tuyển vào lớp 10 tại trường THCS hoặc Phòng GD&ĐT.

7. Tháng 5: Theo dõi công bố của Sở GD&ĐT về Số lượng học sinh dự tuyển vào lớp 10 của từng trường THPT công lập (thống kê theo Phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 đã nộp).

8. Tháng 5 hoặc 6: Nhận Phiếu báo thi vào lớp 10 (do Phòng GD&ĐT cấp) tại trường THCS hoặc Phòng GD&ĐT.

9. Tháng 6: Tập trung tại Điểm thi (1 ngày trước khi làm bài thi) để kiểm tra Danh sách thí sinh đăng ký dự thi và trực tiếp nghe phổ biến quy chế thi.

10. Tháng 6: Thực hiện các bài thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Điểm thi trong 2 ngày và thêm ngày thi thứ 3 (đối với hệ chuyên, song bằng, song ngữ) hoặc tham gia Thi năng khiếu để làm căn cứ xét tuyển (theo quy định của trường đặc thù về TDTT, Nghệ thuật).

11. Tháng 7: Tra cứu trực tuyến Điểm bài thi của từng thí sinh do Sở GD&ĐT công bố trên cổng thông tin điện tử (sau khi kết thúc các ngày thi khoảng 3 tuần).

12. Tháng 7: Theo dõi công bố của Sở GD&ĐT về Điểm chuẩn trúng tuyển vào lớp 10 THPT công lập (Đợt 1) dành cho các hệ chuyên, không chuyên, song ngữ và song bằng.

13. Tháng 7: Thực hiện Xác nhận nhập học trực tuyến hoặc trực tiếp tại trường THPT công lập đã trúng tuyển Đợt 1 (theo Nguyện vọng 1) trong khoảng 3 ngày.

14. Tháng 7: Đối chiếu Danh sách kết quả thi tuyển sinh vào lớp 10 và Điểm chuẩn trúng tuyển (đã niêm yết) và nhận Phiếu báo kết quả thi tuyển sinh vào lớp 10 (do Sở GD&ĐT cấp) cùng Hồ sơ của thí sinh tại trường THPT.

15. Tháng 7: Lựa chọn một cơ sở giáo dục khác (nếu không trúng tuyển Đợt 1 hoặc không đăng ký vào THPT công lập) để trực tiếp làm thủ tục Xác nhận nhập học và Nộp hồ sơ trúng tuyển.

16. Tháng 7: Nếu chưa trúng tuyển Đợt 1, thí sinh tiếp tục theo dõi công bố của Sở GD&ĐT về Điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 THPT công lập (Đợt 2) cho một số trường nếu số lượng học sinh đã xác nhận nhập học (trong Đợt 1) chưa đủ chỉ tiêu tuyển sinh.

17. Tháng 7: Nếu có nguyện vọng phúc khảo lại điểm bài thi, thí sinh nộp Đơn phúc khảo điểm bài thi tại trường THPT công lập đã dự thi để thông báo lên Sở GD&ĐT.

18. Tháng 7: Thí sinh đã trúng tuyển Đợt 1, trúng tuyển bổ sung (Đợt 2 và theo Nguyện vọng 2 hoặc 3) hoàn thành Xác nhận nhập học và trực tiếp Nộp hồ sơ trúng tuyển tại trường THPT công lập trong khoảng 4 ngày.

19. Tháng 7: Thí sinh không trúng tuyển vào lớp 10 THPT công lập lựa chọn một cơ sở giáo dục.

Theo Báo pháp luật

 

Xem link gốc Ẩn link gốc https://baophapluat.vn/luu-y-doi-voi-hoc-sinh-ha-noi-truoc-ky-tuyen-sinh-vao-lop-10-post467694.html

lớp 10


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.