- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Lý do Bộ GD-ĐT chưa trao quyền ra đề thi tốt nghiệp THPT cho các tỉnh
Liên quan đến dự thảo tổ chức thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, đại diện Bộ GD-ĐT lý giải về việc tại sao chưa trao quyền ra đề thi tốt nghiệp THPT cho các địa phương.
Trao đổi với VietNamNet, PGS.TS Huỳnh Văn Chương - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) cho hay, đến thời điểm này, Bộ GD-ĐT nhận được nhiều ý kiến về dự thảo Phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Trước đó, để xây dựng dự thảo phương án này, Bộ đã có nhiều cuộc họp với chuyên gia, xin ý kiến các sở GD-ĐT, các thầy cô giáo.
Thưa ông, phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 đang được Bộ GD-ĐT lấy ý kiến dư luận. Ông có thể chia sẻ những điểm mới mà Bộ GD-ĐT muốn hướng đến ở dự thảo phương án này?
Bộ GD-ĐT muốn nhấn mạnh 3 điểm mới được thể hiện trong dự thảo phương án. Thứ nhất, việc xây dựng ngân hàng câu hỏi thi và ra đề thi theo hướng đánh giá năng lực phù hợp chương trình GDPT năm 2018.
Thứ hai, Bộ muốn nhấn mạnh việc định hướng nghề nghiệp qua các môn thi tự chọn từ các môn chọn học của học sinh, điều này giúp sớm định hướng nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích các em. Thứ ba, theo lộ trình từ năm 2025-2030, từng bước, Bộ GD-ĐT sẽ đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin để tổ chức kỳ thi trên máy tính.
Chúng tôi kỳ vọng, phương án này vừa đáp ứng được yêu cầu xét công nhận tốt nghiệp; đánh giá chất lượng dạy và học theo sự tiến bộ của người học; đồng thời kết quả thi đủ độ tin cậy để các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp tham khảo xét tuyển sinh và học sinh được định hướng nghề nghiệp ngay từ sớm.
Một trong những điểm đáng lưu ý của phương án là môn Lịch sử trở thành 1 trong 4 môn thi bắt buộc. Trước đó, Lịch sử là môn học lựa chọn hay bắt buộc là đề tài nóng của dư luận. Đến thời điểm này, Bộ GD-ĐT đang nhận những ý kiến góp ý ra sao về vấn đề này?
Trước khi quyết định đưa môn Lịch sử thành 1 trong 4 môn thi bắt buộc trong dự thảo, Bộ đã cân nhắc rất kỹ và xin ý kiến đa chiều. Đây là nhiệm vụ triển khai thực hiện Nghị quyết 63/2022/QH15 của Quốc hội khóa XV, chỉ rõ “thiết kế môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục THPT, bao gồm cả phần bắt buộc và phần lựa chọn một cách hợp lý, khoa học, bảo đảm hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục truyền thống và phát triển nhân cách học sinh”.
Hiện, Bộ đang nhận được khá nhiều ý kiến đồng thuận, đặc biệt từ các thầy cô giáo giảng dạy và học sinh trong trường phổ thông. Song, bên cạnh đó cũng có một số ý kiến khác nhau, nhất là ủng hộ việc thi môn Lịch sử nhưng cần thay đổi nhiều hơn cách ra đề cho môn học này. Những ý kiến góp ý này, Bộ sẽ tiếp thu cầu thị, lắng nghe, tổng hợp và phân tích đa chiều.
PGS.TS Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT). Ảnh: Thanh Hùng.
Một số ý kiến dư luận cho rằng kỳ thi tốt nghiệp THPT nên nhẹ nhàng; cụ thể, nên trao quyền tối đa cho các Sở GD-ĐT từ việc tổ chức thi đến ra đề thi. Quan điểm của Bộ GD-ĐT ra sao, thưa ông?
Hiện nay, Bộ đã phân cấp khá mạnh và rõ cho các địa phương trong việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT. Các địa phương, cụ thể là UBND các tỉnh/thành phố chịu trách nhiệm chính về tổ chức kỳ thi trên địa bàn.
Bộ GD-ĐT thực hiện công tác ban hành quy chế, xây dựng đề thi và thanh tra, kiểm tra, giám sát. Những kỳ thi gần đây, đặc biệt các năm 2020, 2021, 2022, mô hình này ghi nhận nhiều ưu điểm, sự phân cấp ngày một cụ thể và rõ trách nhiệm.
Như chúng ta đã biết, hiện đang có sự khác nhau giữa các tỉnh thành, từ năng lực ra đề thi đến việc tổ chức đánh giá, xây dựng đề, trong khi bảo đảm được tính đồng đều về chất lượng, phổ quát và tương đồng giữa các địa phương là việc cần làm thận trọng và có lộ trình.
Để đáp ứng được tính đồng bộ, Bộ vẫn chịu trách nhiệm ban hành quy chế thi, ra đề thi, thanh tra, kiểm tra; các công việc khác, địa phương hoàn toàn chủ động và chịu trách nhiệm. Bộ sẽ tiếp tục tập trung hoàn thiện quy định, quy chế và thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra ở cả cấp Bộ và cấp địa phương để kết quả kỳ thi được an toàn, khách quan, minh bạch nhất.
Liên quan đến đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, theo các chuyên gia, nhiều trường đại học sẽ vẫn sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển sinh. Vậy, với đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, Bộ có xác định sẽ tăng độ phân hóa hơn so với hiện nay để các trường có thể dựa vào đó tuyển sinh?
Đề thi sẽ bám sát chương trình GDPT năm 2018, định hướng chú trọng đánh giá năng lực, có sự phân hóa phù hợp để bảo đảm vừa xét công nhận tốt nghiệp, kết hợp đạt nhiều mục tiêu khác nhau.
Theo thông lệ hằng năm, ngay trước mỗi kỳ thi, Bộ GD-ĐT sẽ công bố đề thi tham khảo để làm cơ sở cho giáo viên và học sinh định hướng ôn tập. Đối với kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cũng vậy, trước khi tổ chức thi, Bộ sẽ công bố đề thi tham khảo để giáo viên và học sinh chủ động trong dạy học và ôn thi.
Trong phương án dự thảo, Bộ GD-ĐT đặt ra lộ trình từ năm 2025-2030 từng bước tổ chức thi tốt nghiệp THPT trên máy tính. Bộ chuẩn bị thế nào với lộ trình này, thưa ông?
Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả từng bước tổ chức kỳ thi trên máy tính phù hợp với xu hướng quốc tế và việc đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia hiện nay, trong đó có ngành giáo dục. Đây là vấn đề Bộ đã bàn thảo rất nhiều, xin ý kiến các chuyên gia và được xây dựng theo lộ trình phù hợp, chắc chắn.
Các năm 2025, 2026, 2027, kỳ thi vẫn tiếp tục được tổ chức trên giấy; song song với đó, Bộ sẽ thử nghiệm diện hẹp thi trên máy tính tại một số địa phương đủ điều kiện. Sau khi thử nghiệm đồng bộ, có đánh giá tác động, các điều kiện đều đáp ứng cho mỗi địa phương, Bộ mới tính toán triển khai đồng loạt.
Vì vậy, nhà trường và học sinh yên tâm học và ôn tập để tham gia các kỳ thi đạt kết quả cao nhất, mọi chủ trương đều có các bước đi chắc chắn, không gây xáo trộn.
Theo vietnamnet.vn
-
Giáo dục1 giờ trướcLãnh đạo phòng GD&ĐT huyện An Lão cho biết, đơn vị sẽ làm báo cáo Sở GD&ĐT xin đặc cách cho nữ sinh bị ngạt khi ngủ trong ô tô, không thể tham dự kỳ thi vào lớp 10.
-
Giáo dục5 giờ trướcThiết bị trợ thính của thí sinh thi vào lớp 10 tại Hải Phòng được chuyển đến công an kiểm tra an ninh, kết quả thiết bị chỉ có chức năng khuếch đại âm thanh.
-
Giáo dục6 giờ trướcKhông chỉ đầu năm học mới, dịp tổng kết năm học phụ huynh cũng kêu trời vì phát sinh các khoản thu lên đến tiền triệu chi quà cho nhà trường, thầy cô, chụp ảnh kỷ yếu, liên hoan.
-
Thi vào lớp 10 tin tức mới nhấtGiáo dục7 giờ trướcHình ảnh một CSGT ở Hải Phòng nói cười vui vẻ, tay cầm quạt ‘hạ nhiệt’ cho các phụ huynh tại điểm thi Trường THPT Thái Phiên gây thích thú cho nhiều người.
-
Thi vào lớp 10 tin tức mới nhấtGiáo dục7 giờ trướcHình ảnh VĐV Bou Samnang (Campuchia) về đích cuối cùng trong mưa và nước mắt đã được đưa vào đề thi Ngữ văn lớp 10 ở Hải Phòng.
-
Giáo dục7 giờ trướcPhụ huynh một trường tiểu học tại Thanh Hóa đã hóa thân thành DJ chuyên nghiệp tổ chức bữa tiệc âm nhạc cuối năm sôi động cho lớp con.
-
Giáo dục9 giờ trướcKỳ thi vào lớp 10 THPT Hải Phòng (2023-2024) diễn ra từ 1/6-6/6 ở 2 hệ Chuyên và công lập với 3 môn thi Ngữ văn - Toán - Ngoại ngữ. Trong sáng nay, rất đông giáo viên dạy khối 9 đã đến các điểm thi động viên học sinh của mình khiến nhiều người xúc động.
-
Giáo dục10 giờ trướcTrên đường đến điểm thi vào lớp 10, một thí sinh không may gặp nạn gãy chân. Sau khi chăm sóc y tế, nam sinh được Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh hỗ trợ vào phòng thi.
-
Giáo dục11 giờ trướcHọc bạ đa số toàn điểm 10 nhưng vì môn phụ xếp loại "Hoàn thành", hồ sơ vào lớp 6 trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam của nhiều học sinh bị từ chối.
-
Giáo dục12 giờ trướcCác trường tại TP.HCM không được tổ chức dạy kiến thức văn hóa trong hè, việc ôn tập văn hóa trong hè chỉ dành cho học sinh học lực yếu, kém.
-
Giáo dục14 giờ trướcMột cô giáo chủ nhiệm lớp 12 tại tỉnh Thừa Thiên - Huế đã bật khóc nức nở, ôm chầm lấy học sinh sau khi chứng kiến các em 'diễn' màn ẩu đả ngay tại lớp học.
-
Giáo dục1 ngày trướcCông an huyện Đắk Glong (tỉnh ĐắK Nông) vừa ra quyết định xử phạt thầy giáo L.M.D (giáo viên Trường THCS Hoàng Văn Thụ) vì hành vi hành hung nữ đồng nghiệp.
-
Giáo dục1 ngày trướcNăm 2023, mức học phí của ĐH Bách khoa Hà Nội dự kiến từ 23 – 90 triệu đồng/năm tùy từng ngành.
-
Giáo dục1 ngày trướcChiều 1/6, các thí sinh dự thi vào lớp 10 chuyên Toán của Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội năm 2023 đã hoàn thành bài thi môn Toán vòng 2 với thời gian làm bài 120 phút.