- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
MC "mát tay nhất" Đường lên đỉnh Olympia, 3 năm liền dẫn ở đâu, trường đó có nhà vô địch
MC Trần Ngọc là cái tên không còn quá xa lạ với khán giả Việt. Mỗi mùa Chung kết Đường lên đỉnh Olympia, anh lại được người hâm mộ mong chờ xuất hiện.
MC mát tay với kỷ lục ở Đường lên đỉnh Olympia
Với chặng đường hơn 20 năm phát sóng, Đường lên đỉnh Olympia được mệnh danh là Gameshow "già đời" nhất VTV. Chương trình không chỉ là sân chơi trí tuệ, món ăn tinh thần vào mỗi chiều Chủ nhật hàng tuần mà còn ghi dấu công sức của rất nhiều MC, BTV và ekip của VTV.
Ngày 2/10 tới đây, trận Chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 22 sẽ chính thức được diễn ra. 4 gương mặt nhà leo núi góp mặt trong trận Chung kết cũng đã lộ diện. Đó là 4 nam sinh: Đặng Lê Nguyên Vũ (lớp 12, trường THPT Bắc Duyên Hà, tỉnh Thái Bình), Vũ Bùi Đình Tùng (lớp 12 chuyên Toán, trường THPT chuyên Trần Phú, TP Hải Phòng), Bùi Anh Đức (lớp 11 Anh, trường THPT chuyên Sơn La, tỉnh Sơn La) và Vũ Nguyên Sơn (trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam).
Trước trận chung kết năm thứ 22, MC Trần Ngọc lại được nhắc đến vì thành tích dẫn chương trình cực “mát tay”.
MC Trần Ngọc tại Chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2021 (Ảnh: FBNV)
Cụ thể, sau Chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2015, khán giả truyền hình đã vô tình phát hiện một sự trùng hợp khá bất ngờ. Trong 3 trận chung kết liên tiếp từ năm 2013 - 2015, MC Trần Ngọc đều dẫn trực tiếp ở các đầu cầu có thí sinh giành được chiến thắng, gồm Bắc Giang (2013), Tiền Giang (2014), Quảng Trị (2015). Sự trùng hợp cực thú vị này khiến người xem thích thú và đặt biệt danh cho MC Trần Ngọc là nam MC mát tay nhất các cuộc thi hay MC dẫn đâu thắng đó của Đường lên đỉnh Olympia…
MC Trần Ngọc tên thật là Trần Hồng Ngọc, sinh năm 1987 tại Hà Nội. Anh gây ấn tượng vì có gương mặt điển trai, nụ cười duyên và giọng nói trầm ấm đã gắn bó với nhiều chương trình truyền hình như Cafe Sáng, Đường lên đỉnh Olympia, Rung chuông vàng...
Dù ở chương trình nào, MC Trần Ngọc cũng gây ấn tượng với cách dẫn dắt trẻ trung, nụ cười tươi rói và sự "nhắng nhít" vô cùng thân thiện, dí dỏm.
Sinh viên khoa vật lý chuyển sang làm truyền hình
Là một trong những MC thành công, ít ai biết rằng Trần Ngọc từng là sinh viên Khoa Vật lý - Công nghệ hạt nhân, Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQGHN. Trong chương trình IELTS Face-Off, anh chia sẻ: “Khi còn học cấp 3, tôi học không giỏi và tôi nhớ bố tôi đã bảo rằng tôi có thể không học Đại học miễn là không làm điều gì sai trái.
Nhưng tôi vẫn quyết tâm muốn học Đại học, tôi học Vật lý giỏi nhất nên tôi đã chọn học ngành đó. Còn câu chuyện vào Đài truyền hình cũng rất thú vị, hôm đó một người bạn của tôi đến mượn xe đạp và bạn ấy rủ tôi đi đến Đài truyền hình để phỏng vấn, thế là chúng tôi đạp xe đạp đi cùng nhau đến đó. Tôi không hiểu tại sao nhưng họ đã chấp nhận tất cả chúng tôi”.
Anh "bén duyên" với nghề khi cộng tác với VTV3 từ khi là sinh viên năm thứ 2. Công việc của anh khi đó là bê đạo cụ, hướng dẫn khán giả…
Nam MC tham gia nhiều chương trình của Đài truyền hình (Ảnh: VTV)
Năm đầu đại học, anh xin làm cộng tác viên ở Đài truyền hình. Nửa năm sau, cấp trên đánh giá Trần Ngọc có tố chất làm MC nên đã tạo điều kiện cho anh thử sức.
Năm 21 tuổi, anh được gia đình định hướng đi du học Nhật Bản. Tuy nhiên, anh quyết định từ bỏ để ở lại nhà đài. Nhiều cơ quan truyền thông gửi lời mời làm việc, Trần Ngọc cũng không đi.
"VTV cho tôi mọi thứ tôi có ở hiện tại: công việc, cơ hội, mối quan hệ, sự yêu mến của khán giả... Những người làm MC như chúng tôi luôn cần có một nền tảng, một nơi để khán giả nhìn thấy và công nhận, và VTV cho tôi điều đó. Nếu không có VTV, tôi sẽ không nhận ra năng lực của mình thuộc về công việc nào bởi tôi vốn học kỹ sư".
Hiện tại, MC Trần Ngọc là gương mặt quen thuộc của nhiều chương trình như Khởi nghiệp công nghệ VTV3, Khám phá Khoa học VTV7, Không thì thầm VTV7, Trường teen VTV7. Ngoài ra, anh đảm nhận vị trí MC cho các chương trình Tết như Alo Tết, Gặp gỡ diễn viên truyền hình, hay các chương trình tường thuật trực tiếp như chung kết Olympia…
Bên cạnh đó, Trần Ngọc là nhà sản xuất của kênh VTV7. Anh cũng tham gia đào tạo kĩ năng nói và dẫn chương trình cho câu lạc bộ M.V.P. (Master of Voice Power), đồng thời quản lý công việc tại studio ảnh cưới của vợ.
17 năm gắn bó với nghề
Khi mới bắt đầu, anh chưa từng nghĩ mình sẽ làm phóng viên hiện trường, dẫn game show, talk show và nhiều chương trình nội bộ nhỏ. Tính đến nay, MC sinh năm 1987 đã có 17 năm trong nghề với biết bao kỷ niệm vui, buồn...
Nhiều người vẫn cho rằng làm MC là công việc nhàn hạ và hào nhoáng. Tuy nhiên, Trần Ngọc tiết lộ bản thân đã từng ngất xỉu, đi cấp cứu ngay trong trường quay vì làm việc quá sức trong thời gian dài. Có một lần thức đêm làm bản tin Cà phê sáng với VTV3 nhiều quá, tới khi lên sóng chào khán giả thì cắn vào lưỡi đau phát khóc.
Với 17 năm trong nghề, nam MC đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau khi đứng trên sâu khấu. Anh quan niệm, MC không đơn giản chỉ là người dẫn mà là bạn của khán giả. Chính vì thế, anh chọn cách chia sẻ cảm xúc của bản thân với người xem. Sau cùng, MC phải giữ được trạng thái tốt nhất dù có điều khách quan xảy đến.
Từ năm 2016, Trần Ngọc chuyển sang công tác tại Trung tâm Sản xuất các Chương trình Giáo dục, Đài Truyền hình Việt Nam. "Truyền hình là công việc đòi hỏi sự đầu tư lớn về mặt thời gian, sau đó là rèn luyện, chứ không thể ra tiền ngay được. Tôi nghĩ làm truyền hình không dễ giàu. Công việc của tôi mang lại thu nhập tốt, còn giàu hay nghèo tùy thuộc vào góc nhìn của mỗi người", anh nói.
Theo Tổ quốc
-
Giáo dục1 giờ trước"Khi thấy thầy, các con luôn miệng: "Chúng con chào cô giáo thầy Tú” khiến tôi phì cười. Thậm chí, trẻ bé hơn còn khoanh tay: "Con chào ông", thầy Đỗ Quang Tú - giáo viên mầm non duy nhất của huyện Thái Thuỵ (tỉnh Thái Bình), kể lại.
-
Giáo dục15 giờ trướcMức thu nhập tăng thêm hiện nay đối với giáo viên TPHCM cao nhất lên tới hơn 22 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, có 7 nhiệm vụ mà khi thực hiện giáo viên sẽ không được nhận khoản này.
-
Giáo dục17 giờ trướcChủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa kí quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2024 cho 614 ứng viên, trong đó có 45 Giáo sư và 569 Phó giáo sư.
-
Giáo dục20 giờ trướcLiên quan đến sự việc một nữ sinh bị đánh hội đồng dẫn đến gãy đốt sống cổ ở Thanh Hoá, phía nhà trường đã họp hội đồng kỷ luật, đình chỉ học đối với những học sinh đánh bạn.
-
Giáo dục21 giờ trướcMỗi học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Thái Sơn (TPHCM) đóng 20 nghìn đồng/tháng tiền nước uống. Sau 2 năm, nhà trường dư gần 200 triệu đồng ở khoản thu - chi này.
-
Giáo dục21 giờ trướcĐại diện Trường THPT Tô Hiến Thành cho biết, hiện Sở GD-ĐT Hà Nội đã mở cổng thông tin điện tử và thêm thông tin của 174 học sinh bị tuyển sinh "chui" vào cơ sở dữ liệu của Trường THPT Văn Lang.
-
Giáo dục22 giờ trướcSong hành cùng cây nạng mỗi giờ lên lớp từng khiến thầy Bửu mặc cảm tự ti về bản thân, giờ trở thành nguồn động lực cho nhiều thế hệ học trò phấn đấu vươn lên.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐại biểu Quốc hội đề xuất bổ sung quy định nhà giáo không được chia sẻ điểm số của người học lên mạng xã hội, hay bình luận về những khuyết điểm của người học trước lớp.
-
Giáo dục1 ngày trướcDù đã hết thời gian tạm đình chỉ công tác nhưng hiệu trưởng Trường THCS Lê Văn Tám (Chư Prông, Gia Lai) vẫn không đến trường làm việc, khiến lương và các chế độ của giáo viên không được giải quyết.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐoạn clip dài gần 4 phút ghi lại cảnh học trò vùng cao mang những món quà giản dị như cua núi, gừng, hoa lá ven đường... tặng cô giáo, thu hút hơn 16 triệu lượt xem và nhận về nhiều phản hồi tích cực.
-
Giáo dục1 ngày trướcNhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Trung tâm Nhật ngữ Yuki tổ chức nhiều hoạt động và chương trình đặc biệt nhằm tri ân chân thành đến đội ngũ giảng viên tài năng và tận tâm, đồng thời mở rộng cơ hội cho các bạn trẻ.
-
Giáo dục1 ngày trướcTừng là cậu bé đi bán kem dạo ở thành phố Vinh, trở thành thầy giáo đi dạy cũng chỉ có một bộ quần áo lành lặn duy nhất để lên lớp, thầy Khang nói mình như một chiếc "lá rách", nhưng luôn có mục tiêu phấn đấu để trở thành một chiếc "lá lành", không những chỉ có thể lo cho mình mà còn giúp được cho nhiều người khác
-
Giáo dục1 ngày trướcChuyện về những du học sinh giỏi và thành công luôn vẽ lên bức tranh tươi sáng khiến nhiều người ngưỡng mộ và coi là đích đến. Nhưng có một góc tối - nơi nhiều bạn trẻ không tránh khỏi những cú sốc vì ôm mộng du học nhưng đổi lại là triền miên nợ môn, áp lực chi tiêu đến mức trầm cảm nơi xứ người.
-
Giáo dục1 ngày trướcNhân dịp 20/11, VietNamNet có cuộc trao đổi với Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch HĐQT Trường Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) - một trong những nữ hiệu trưởng trường tư đầu tiên của cả nước.