Mẹ Việt cho con đi học mẫu giáo ở Pháp: Trẻ không tự xúc ăn sẽ bị trả về... huấn luyện lại

Học mẫu giáo ở Pháp, trẻ không tự xúc được thì đành chịu nhịn, nếu thời gian này kéo dài lâu thì cô trả về cho mẹ huấn luyện lại.

Học mẫu giáo ở Pháp, trẻ không tự xúc được thì đành chịu nhịn, nếu thời gian này kéo dài lâu thì cô trả về cho mẹ huấn luyện lại.

Ở Pháp, cứ đến 3 tuổi là bố mẹ có thể đăng ký cho con tới trường mẫu giáo một cách dễ dàng. Giờ họ còn cho phép sớm hơn, nếu như 2 tuổi mà các cháu đã phát huy được một số tính tự lập thì vẫn được hiệu trưởng nhận.

Mỗi trường mẫu giáo ở Pháp thường có trung bình khoảng 4 đến 5 lớp, mỗi lớp có khoảng trên dưới 20 cháu và hai cô, một cô dạy và một cô có chức năng giống bảo mẫu. Nếu trong lớp có cháu nào có nhu cầu chăm sóc đặc biệt (ví dụ như hơi chậm so với các bạn, hoặc bị tăng động giảm chú ý) thì sẽ có thêm một cô nữa được phân công kèm cặp, giúp đỡ cháu ấy trong mọi hoạt động trong lớp.

Để chuẩn bị cho các cháu vào lớp bé (3 tuổi) ở mẫu giáo, một số kĩ năng cần có như: biết tự cởi/mặc quần áo, giày dép, biết tự đi toilet khi có nhu cầu vệ sinh, biết tự xúc ăn, không biết cô trả về. Còn những chuyện khác, cô "cân" tất.

Mẹ Việt cho con đi học mẫu giáo ở Pháp: Trẻ không tự xúc ăn sẽ bị trả về... huấn luyện lại - Ảnh 1.

Trường mầm non nơi bé Sâu - con gái tác giả học không hoành tráng mà chỉ là những dãy nhà cấp bốn (Ảnh: Nguyên Kan).

Mục tiêu của giáo dục mầm non, đơn giản là giúp các cháu tìm hiểu, khẳng định và phát triển bản thân. Phương pháp giáo dục là lấy trẻ con làm trung tâm. Ba năm học mẫu giáo là không bắt buộc, nhưng được xác định là tạo nền tảng thành công cho quá trình giáo dục lâu dài của các cháu sau này.

Ba năm học mẫu giáo là một chu kỳ thống nhất, xoay quanh ba mảng chính:

- Tạo ra một môi trường phù hợp với sự phát triển của trẻ nhỏ, xây dựng cầu nối giữa gia đình và trường học.

- Cung cấp những phương thức học tập cụ thể xoay quanh các tình huống: giải quyết vấn đề, rèn luyện và ghi nhớ. Các trò chơi trong trường học đóng vai trò đặc biệt quan trọng, giúp các cháu trải nghiệm thực tế và nuôi dưỡng khả năng học tập.

- Trường mẫu giáo là nơi giúp các cháu học cách học hỏi lẫn nhau và sống với nhau: đảm bảo các cháu hiểu được nguyên tắc đầu tiên của đời sống xã hội và lớn lên như một cá nhân đặc biệt trong xã hội.

Trong ấn tượng của tôi, trường mẫu giáo ở Pháp nói chung không có sự hoành tráng mà giản dị, nhẹ nhàng với dãy nhà cấp 4. Tuy nhiên, trường nào cũng đảm bảo, có lớp học đủ rộng, đủ ánh sáng và thoáng khí, có căng-tin cho các cháu ăn trưa thay vì ăn ở lớp, có phòng tập thể chất với đầy đủ các dụng cụ luyện tập, có thư viện, có toilet sạch sẽ, có phòng ngủ nhỏ (chỉ dành cho lớp 3 tuổi). Sân trường thường rất rộng và có một ít trò chơi như cầu trượt kết hợp leo trèo, xe đạp hoặc xe thăng bằng.

Mẹ Việt cho con đi học mẫu giáo ở Pháp: Trẻ không tự xúc ăn sẽ bị trả về... huấn luyện lại - Ảnh 2.

Sân trường thường rất rộng và có một ít trò chơi như cầu trượt kết hợp leo trèo, xe đạp hoặc xe thăng bằng (Ảnh: Nguyên Kan).

Lớp học thường có cửa sổ rất lớn, có nhiều bàn ghế sắp xếp theo từng cụm, có nhiều khu vực khác nhau chia đồ chơi theo chủ đề/ sở thích, có một khu đọc sách nho nhỏ. Trên tường thường là chỗ treo các tranh ảnh do các cháu vẽ, sản phẩm các cháu làm ở lớp, cho nên mỗi khi bước vào lớp thường rất thích mắt. Những hình ảnh này được thay đổi liên tục. Trong lớp có ba máy tính nho nhỏ, thường để chơi mấy trò chơi giáo dục, hoặc học chữ cái, nhưng rất ít khi thấy máy tính mở. Đặc biệt, không hề có tivi trong lớp học. Trường con mình học thật ra cũng có một cái bé tí, khi nào lớp nào cần thì đăng ký với hiệu trưởng để mượn. Năm 3 tuổi con mình được xem một lần, năm bốn tuổi con được xem một lần nữa.

Một ngày học các cháu thường bắt đầu từ 9h, các cô mở cửa đón cháu từ 8h35. Nhiều bố mẹ có công việc phải bắt đầu sớm thì con được gửi ở các trung tâm giữ trẻ gần trường, tới giờ sẽ có người đưa sang. Khi đến trường, việc đầu tiên là cởi áo khoác, treo áo treo túi xách lên giá, thay giày đi đường bằng giày đi trong nhà.

Trước giờ vào học, các cô thường sắp xếp đồ chơi trên bàn, theo từng nhóm khác nhau, ví dụ như xếp hình, lắp ráp, trò chơi bếp núc, búp bê.... Nhưng có những trò chơi giới hạn người chơi thì các cô làm thẻ đeo ngực, cháu nào đeo vào rồi mới được chơi, tránh chuyện giành nhau. Ví dụ, trong trò chơi với búp bê, sẽ có thẻ đóng vai búp bê, thẻ đóng vai mẹ, thẻ đóng vai bố, cháu nào đeo trước được trước, cháu nào đến sau thì phải đợi hoặc thỏa thuận với bạn. Tất nhiên chuyện giành nhau, khóc lóc là khó tránh khỏi nhưng dần dần các bé sẽ học được cách nhường nhịn, chia sẻ hoặc thoả thuận với nhau.

Mẹ Việt cho con đi học mẫu giáo ở Pháp: Trẻ không tự xúc ăn sẽ bị trả về... huấn luyện lại - Ảnh 3.

Lớp học giản dị với các trò chơi được sắp xếp theo chủ đề (Ảnh: Nguyên Kan).

Đến giờ ăn, các cháu thường cầm tay nhau thành hai hàng đi tới căng-tin. Thực đơn ở trường thay đổi theo ngày, món ăn phong phú, đầy đủ chất, có từ khai vị tới tráng miệng. Cháu nào bị dị ứng với món gì hoặc kiêng ăn món gì thì báo trước với nhà trường từ đầu năm học để có món thay thế. Tới bữa ăn là có các bác ở nhà bếp phục vụ, nhưng không ai đút cho các cháu đâu. Nếu không tự xúc được thì đành chịu nhịn, nếu thời gian này kéo dài lâu thì cô trả về cho mẹ huấn luyện lại.

Hồi xưa Nhím nhà mình thuộc dạng ăn cực kỳ kém. Thời gian đầu sang Pháp hầu như không ăn gì, món gì cũng nếm hai ba thìa là bỏ. Nàng còn kể là thích ăn đầu Hà Lan lắm, mỗi lần có là ăn những hai hạt. Mình đã chấp nhận suốt năm đầu tiên con đi học, buổi trưa ăn rất rất ít, sau đó chiều về nhà ăn bù, chứ không cho con tự mang hộp thức ăn riêng tới trường. Từ 3 tuổi, các cháu chỉ có duy nhất một bữa ăn ở trường thôi, không có bữa sáng, bữa xế, nếu có thì ăn ở nhà.

Theo Thời Đại


Cách nuôi dạy con

Trường mầm non


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.