Nữ sinh học khối A nhưng thi Văn THPT được 9,75, đỗ Đại học Ngoại ngữ Hà Nội: Chia sẻ mẹo học lợi hại, quan trọng nhất là điều này

Nhờ phương pháp học tập khoa học đã giúp nữ sinh Nghệ An đạt 9,75 điểm môn Ngữ Văn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT trước sự thán phục của thầy cô và bạn bè.

Ngữ văn là môn học có khối lượng kiến thức lớn, đòi hỏi học sinh phải chăm chỉ học tập, rèn luyện mới có thể đạt được điểm số tương đối. Đối với các môn khối Tự nhiên, việc đạt điểm cao là điều không quá khó nếu các em áp dụng đúng kiến thức để giải đề.

Nhưng với các môn Xã hội thì không như vậy. Đặc biệt, để đạt được 9 điểm môn Ngữ Văn là điều gần như không tưởng. Trong mỗi kỳ thi, rất ít học sinh đạt được điểm 9. Để đạt được số điểm này đòi hỏi các em phải "nằm lòng" kiến thức và có bài làm cực kỳ sáng tạo, độc đáo.

Nhưng mới đây, một nữ sinh đã chia sẻ những bí quyết để đạt được 9,75 điểm môn Ngữ Văn – số điểm gần như tuyệt đối trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Theo đó, nữ sinh có tên là Phạm Thị Thuỷ, theo học khối A (Toán, Vật lý, Hoá học). Nhưng đến phút cuối, nữ sinh đã "quay xe" sang khối D (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh). Như vậy, em chỉ có thời gian rất ngắn để ôn luyện môn Văn.

Phạm Thuỷ (19 tuổi, Nghệ An) chia sẻ, hè lên lớp 12 em mới phát hiện ra bản thân yêu thích ngành Ngôn ngữ Anh. Thuỷ mơ ước được học chuyên ngành này tại trường Đại học Ngoại ngữ (ULIS) nên quyết định "quay xe" phút chót. Thời gian đầu, Thuỷ gặp nhiều khó khăn vì phải học lại toàn bộ kiến thức nền và luyện đề.

Nữ sinh học khối A nhưng thi Văn THPT được 9,75, đỗ Đại học Ngoại ngữ Hà Nội: Chia sẻ mẹo học lợi hại, quan trọng nhất là điều này-1

Nhờ có phương pháp học tập khoa học, nữ sinh Phạm Thị Thuỷ đã đạt 9,75 Ngữ Văn trong kỳ thi THPT. (Ảnh minh hoạ)

Thuỷ cho biết: "Khi được hỏi về kiến thức Văn học, mình đều trả lời được nhưng đến khi làm đề, điểm vẫn lẹt đẹt, không cao. Mình nhận ra bản thân thiếu một thứ, đó chính là kỹ năng làm đề. Chính vì thế, lúc đó mình đã đăng ký khoá luyện đề của một cô giáo dạy Văn.

Cô đánh giá là mình có ngôn từ khô cứng, chữ chỉ ở mức tạm. Đôi lúc còn bị cô trừ 0,25 điểm vì cẩu thả nên còn nản hơn. Với lại các kiến thức mình tự tìm hiểu nên đôi khi hiểu sai, sau nhờ cô đính chính mới biết…

Ngày nhận kết quả, mình bị sốc vì biết mình là 1 trong 5 người của tỉnh đạt 9,75 Văn. Không dám tin đâu, mình chỉ hy vọng tầm 9 điểm là vui rồi. Tại lúc luyện đề lúc nào cũng dao động tầm 6,75 – 8,75. Thật sự 9,75 là một thứ gì đó quá xa vời với một đứa lớp chọn A như mình".

Dưới đây là những dòng chia sẻ bí kíp học tập của nữ sinh Phạm Thị Thuỷ được các sĩ tử chia sẻ rần rần.

3 ĐIỀU SĨ TỬ KHÔNG ĐƯỢC QUÊN KHI ÔN LUYỆN NGỮ VĂN

1. Không bao giờ được học tủ:

Chẳng lẽ mình định vứt bỏ công lao 12 năm đèn sách chỉ vì 2 chữ "tủ đè" sao? Thà mình học thừa một xíu, cố thêm một xíu nữa thôi nhé, hoặc là năm sau thi lại.

2. Học càng sớm càng tốt:

Với một lượng kiến thức nhiều như Văn thì mình nên học càng sớm càng tốt và tranh thủ học mỗi ngày. Đừng khinh thường sức mạnh của việc học mỗi ngày. Nếu như mình đủ kiên trì thì nó sẽ khiến mình mở mang rất nhiều thứ. Mình đọc nhiều nguồn rồi note lại những câu hay và tâm đắc rồi học thuộc nó, biến nó thành của mình và áp dụng vào bài viết.

Và khi mình đọc nhiều, mình cảm nhận được hình như mình tư duy nhanh nhạy hơn. Mình còn đọc trong nhiều group chia sẻ tài liệu hay để học hỏi thêm. Có ai thắc mắc tình trạng thấy tài liệu hay thì đều share riêng tư về trang cá nhân, share rất nhiều nhưng đến khi rất ít đả đụng đến không?

Để tránh tình trạng đó, mỗi lần lướt thấy bài nào hay, mình đều dừng lại, đọc và nghiền ngẫm. Ngay lúc mà mình đang lướt chính là lúc mà mình rảnh nhất. Đừng phí thời gian như vậy, chịu khó dành một chút thời gian thôi để đọc nó, chứ đừng vứt nó vào trang cá nhân rồi chẳng bao giờ đả đụng đến.

3. Nghe cũng là một cách học hay:

Ngoài việc đọc ra thì mình còn nghe nữa, mình cực kỳ thích nghe các podcast Văn chương. Mình thích giọng của chị Hiên, mở ra nghe 100 lần vẫn không chán. Mình đã từng ngấn lệ khi nghe được chuyện tình cảm động của Tố Hữu và Vũ Thị Thanh, ngưỡng mộ tình cảm tuyệt đẹp của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ qua những bức thư tay. Quả thực những audio của chị Hiên đã góp phần bồi đắp tình cảm của mình với Văn chương, để mình yêu Văn thêm một chút. Đồng thời, mình cũng có cảm hứng học Văn hơn.

Nhưng mình nghĩ cách nghe của mình sẽ khác với một số bạn. Mình thường hay nghe audio thụ động. Mình nghe podcast lúc đang nấu ăn, giặt đồ, rửa bát, quét dọn,… Khi nghe, mình cảm thấy não bộ được thư giãn và tiếp thu hơn. Mình vẫn nhớ cứ đi học về là mở audio Văn học ra để nghe, bật TV cho cả nhà nghe khi ăn cơm với nhau. Nói chung người ta có câu "Cao thủ không bằng tranh thủ", cứ tận dụng thời gian đi, nhất là khi mấy đứa chỉ còn tầm 80 ngày nữa là thi thì quý trọng thời gian chính là một điều vô cùng cần thiết.

Nữ sinh học khối A nhưng thi Văn THPT được 9,75, đỗ Đại học Ngoại ngữ Hà Nội: Chia sẻ mẹo học lợi hại, quan trọng nhất là điều này-2

Nghe audio mỗi ngày cũng là một phương pháp học tập hiệu quả. (Ảnh minh hoạ)

KINH NGHIỆM LUYỆN ĐỀ TRƯỚC KỲ THI 80 NGÀY

Còn khoảng 80 ngày nữa thì mấy đứa nên chuyển sang luyện đề. Và hãy tìm cho mình một giáo viên có kinh nghiệm để nhờ chấm bài giúp mình, để biết được mình đang ở tầm nào, sai sót chỗ nào để bù đắp. Mọi người cũng nên xác định rõ mục tiêu của mình là bao nhiêu để căn và cố gắng. Dưới đây là một số kinh nghiệm luyện đề của mình.

1. Phần đọc hiểu: Gồm 4 câu (Dễ ăn điểm full nhất)

Câu 1, 2 nên cố gắng lấy full điểm, sai câu nào là tiếc lắm luôn.

Câu 3, 4 nên làm tầm 7 – 10 dòng. Câu 4 nếu là nêu lên quan điểm đồng ý hay không thì nên có phần phản biện.

2. Phần nghị luận xã hội: Trước tiên cần đảm bảo các ý trong đáp án của Bộ (Giới thiệu, giải thích, bàn luận, dẫn chứng,…)

Một số típ để lấy điểm cao phần này đó là:

- Khi đọc đề xong, chúng ta nên gạch ý chính về phần bàn luận để tránh bị lạc đề

- Hạn chế mở bài bằng các câu như: Trong thời đại ngày nay/Thời đại công nghệ phát triển như vũ bão,… Kiểu như vậy rất mô típ và ít được điểm cao. Thay vào đó, mình nên mở bài bằng một vấn đề nhức nhối liên quan đến vấn đề đề bài yêu cầu.

- Phần dẫn chứng không nên lấy dẫn chứng từ các tác phẩm Văn học, liên quan đến chính trị. Hãy tìm dẫn chứng mang tính thời sự nóng hổi để có tính mới mẻ.

- Viết thêm phần liên hệ mở rộng vấn đề để bài viết hoàn thiện hơn.

Nữ sinh học khối A nhưng thi Văn THPT được 9,75, đỗ Đại học Ngoại ngữ Hà Nội: Chia sẻ mẹo học lợi hại, quan trọng nhất là điều này-3

Nghe audio mỗi ngày cũng là một phương pháp học tập hiệu quả. (Ảnh minh hoạ)

3. Phần làm văn: 5 điểm (Phần này đòi hỏi nhiều kỹ năng)

Típ: Có một số dạng đề thường gặp và mỗi dạng đề thì sẽ có những cách triển khai khác nhau. Các em nên luyện nhiều đề và nhờ thầy cô có chuyên môn chữa.

Nếu "goal" (mục tiêu) của mọi người tầm 3,5 thì nắm chắc kiến thức nền là được. Còn nếu goal 4+ thì ngoài chắc kiến thức nền cũng như cấu trúc làm bài ra, bạn nên biết vận dụng và kết hợp các hình ảnh so sánh để bài viết có chiều sâu. Hãy cố gắng đọc nhiều, viết nhiều để trau dồi vốn từ vựng nhé!

Nên "tủ" sẵn cho mình những mở bài, kết bài mang tính mở, tức là có thể dùng được cho nhiều tác phẩm. Và mình "recommend" (giới thiệu) mở bài gián tiếp sẽ tạo được ấn tượng mạnh hơn với thầy cô.

Nên chia ra thành các đoạn để viết về các luận điểm.

 

 

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluat.suckhoedoisong.vn/nu-sinh-hoc-khoi-a-nhung-thi-van-thpt-duoc-975-do-dai-hoc-kinh-te-quoc-dan-chia-se-meo-hoc-loi-hai-quan-trong-nhat-la-dieu-nay-162220305093025276.htm

ngữ văn


Nhiều du khách tử vong ở 'thiên đường tiệc tùng' nổi tiếng
Thị trấn Vang Vieng nằm giữa thủ đô Viêng Chăn và Luang Prabang của Lào, nơi được coi là “thiên đường của du khách Tây” đang trở thành tâm điểm chú ý vì nhiều du khách tử vong nghi do ngộ độc rượu.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.