- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Muôn kiểu tâm trạng thí sinh thi vào lớp 10 ở trường có tỷ lệ 'chọi' cao nhất Hà Nội
Nhiều thí sinh khá hồi hộp, căng thẳng khi đăng ký vào trường THPT có tỷ lệ chọi cao nhất Hà Nội. Bên cạnh đó, một số em lại khá bình tĩnh, không lo lắng trước tỷ lệ chọi 'khủng' 1/3,55.
Sáng nay (10/6), thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh lớp 10 trên toàn TP Hà Nội sẽ bước vào bài thi Ngữ văn, chính thức khởi động kỳ thi đầy cam go, giành vé vào THPT công lập năm 2023.
Thí sinh kiểm tra thông tin SBD, phòng thi.
Có nguyện vọng thi vào THCS-THPT Khương Hạ - ngôi trường dẫn đầu danh sách top 10 trường có tỷ lệ chọi cao nhất TP Hà Nội năm 2023, Lâm Mạnh Dũng (THCS Nguyễn Trãi) chia sẻ: “Năm nay trường Khương Hạ có tỷ lệ chọi cao nhất Hà Nội khiến em khá bất ngờ và lo lắng. Những ngày gần đây em đều học kín từ sáng, trưa, chiều, tối và gần như không có thời gian nghỉ ngơi. Ngay sát ngày thi em vẫn học đến 11h đêm. Hiện tại em đang lo lắng nhất cho môn Toán và tiếng Anh. Tuy nhiên em vẫn cố gắng giữ bình tĩnh và cố gắng hết sức để hoàn thành bài thi, đạt được nguyện vọng 1 vào trường THPT Khương Hạ”.
Cùng chung tâm trạng, Nguyễn Thùy Linh (THCS Láng Thượng) cũng cảm thấy rất run và hồi hộp trước khi bước vào kỳ thi đầy cam go. Trong số 3 môn sẽ thi, Linh cảm thấy khá lo lắng với môn Ngữ văn vì số lượng các tác phẩm, tác giả khá nhiều. “Em ôn tất cả các tác phẩm trong chương trình, tuy nhiên em học kỹ hơn bài thơ “Bếp lửa” với hy vọng sẽ trúng vào bài mình yêu thích nhất”.
Nguyễn Thùy Linh cảm thấy khá lo lắng trước khi bước vào kỳ thi.
Bên cạnh đó, tỷ lệ “chọi khủng” vào THPT Khương Hạ cũng khiến Thùy Linh cảm thấy căng thẳng hơn: “Em rất lo khi thấy lượng thí sinh đăng ký vào trường Khương Hạ tăng cao. Gần đây, lịch học của em rất căng thẳng, sát ngày thi em vẫn đi học thêm, tự học đến 2h sáng. Bố mẹ cũng rất hy vọng em có thể đỗ được nguyện vọng 1 nên em cũng khá áp lực”.
Hoàng Huyền Vy (THCS Quang Trung) cũng đang cố gắng bình tĩnh hơn để chuẩn bị tâm thế tốt nhất trước khi bước vào phòng thi, song vẻ hồi hộp, căng thẳng vẫn hiện rõ trên khuôn mặt.
“Em đang rất hồi hộp nhưng cũng cố gắng không run để có thể làm bài tốt hơn. Đăng ký nguyện vọng 1 vào THPT Khương Hạ nhưng khi thấy có quá nhiều hồ sơ cùng đăng ký vào trường em rất hoang mang. Tỷ lệ chọi cao, đồng nghĩa với việc em sẽ phải cạnh tranh với nhiều bạn hơn để có được vé vào trường. Em hi vọng mình đạt khoảng 8 điểm mỗi môn để có cơ hội trúng tuyển nguyện vọng 1”, Huyền Vy chia sẻ.
Huyền Vy cho biết, để đạt được mục tiêu này, em đã rất nỗ lực trong quá trình ôn tập. Thời gian đầu năm học Vy không học thêm quá nhiều, nhưng càng gần ngày thi, nữ sinh càng đi học thêm nhiều hơn. “Dù chương trình quá tải, nhưng em vẫn phải cố gắng vì kỳ thi trước mắt rất quan trọng”, Vy nói.
Trái với tâm lý lo lắng của nhiều thí sinh, cùng đăng ký nguyện vọng 1 vào THPT Khương Hạ nhưng Đỗ Ngân Khánh lại khá bình tĩnh.
Đỗ Ngân Khánh không quá lo lắng trước tỷ lệ "chọi" khủng của THPT Khương Hạ
“Ban đầu em chọn trường Khương Hạ vì nghĩ điểm chuẩn sẽ không quá cao, ở mức vừa phải, giúp kỳ thi nhẹ nhàng hơn. Em nghĩ rằng nhiều bạn khác có học lực tương tự em cũng chọn THPT Khương Hạ vì lý do này. Do đó tỷ lệ chọi cao không phải là vấn đề quá đáng ngại. Một số trường khác các năm đều có điểm chuẩn ở ngưỡng rất cao, năm nay nếu tỷ lệ chọi có thấp hơn, thì cuộc đua vào các trường đó cũng vẫn rất căng thẳng vì thí sinh đăng ký đều là những bạn có học lực giỏi.
Vì thế em cho rằng không nên quá lo lắng khi nhìn vào tỷ lệ chọi”, Ngân Khánh chia sẻ.
Ngân Khánh cho biết, trước kỳ thi, lịch học của em khá dày đặc từ sáng đến đêm khuya, tuy nhiên em vẫn cố gắng cân đối thời gian học tập và nghỉ ngơi để có một sức khỏe và tâm lý tốt nhất trước khi bước vào kỳ thi.
Cô Đỗ Thị Việt Hiền, Hiệu trưởng Trường THCS Khương Đình (Thanh Xuân) lưu ý, năm nay dù số lượng thí sinh đăng ký dự thi tăng khoảng 1.000 thí sinh so với năm trước, tuy nhiên thí sinh cũng không nên quá lo lắng, giữ tâm lý bình tĩnh trước khi bước vào kỳ thi.
“Để có buổi thi này, các em đã được trang bị kiến thức trong suốt 4 năm THCS và có thời gian dài ôn tập. Do vậy trước khi bước vào phòng thi các em hãy bình tĩnh, tự tin. Trước khi làm bài đọc kỹ đề thi để tránh những sai lầm đáng tiếc.
Khi đến trường thi, thí sinh nên đi sớm, mang theo giấy báo dự thi, các vật dụng được phép mang vào phòng thi. Những năm trước vẫn có trường hợp thí sinh bị nhầm điểm thi, dẫn đến mất bình tĩnh. Tuy nhiên tại các điểm thi đều có đội ngũ tình nguyện viên sẵn sàng hỗ trợ thí sinh và phụ huynh, các em không nên quá lo lắng.
Theo VOV
-
Giáo dục1 giờ trướcChánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM khẳng định, Sở chủ trương không kiểm tra đột xuất, chứ không phải cấm kiểm tra miệng đầu giờ.
-
Giáo dục18 giờ trước"Tôi ngỡ ngàng khi con nói cả lớp đều đến nhà cô học thêm, mình con không đi học nên cô đang hỏi thăm", một phụ huynh chia sẻ.
-
Giáo dục22 giờ trướcVừa vào đầu năm học mới, nhiều phụ huynh đã nhanh tay đăng ký các lớp học thêm kín tuần cho con với hy vọng học tại nhà cô sẽ không bị "đì", kết quả học tập đẹp hơn.
-
Giáo dục1 ngày trướcHai giải thưởng cho các hạng mục Digital Education và Mobile Education tại Asian Technology Awards chứng minh nỗ lực chuyển đổi số và cam kết ứng dụng CNTT để nâng cao chất lượng giáo dục của Vinschool.
-
Giáo dục1 ngày trướcMột phụ huynh có con đang học lớp 1 tại thành phố Hồ Chí Minh nhẩm tính số tiền học phí mà nhà trường thu từ các môn liên kết có thể lên đến gần 2 tỷ/tháng.
-
Giáo dục1 ngày trướcDù đã đi làm hơn chục năm, chị Hải vẫn nhớ như in những ngày còn học cấp 2, mỗi lần vào đầu tiết luôn nơm nớp lo sợ bị cô giáo kiểm tra bài cũ. Cho đến tận bây giờ, khi nằm ngủ mơ về thời học sinh, thi thoảng chị vẫn giật mình vì ám ảnh.
-
Giáo dục1 ngày trướcBộ GD-ĐT đã chia sẻ những điểm đã được thống nhất về phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại hội nghị tổng kết công tác tổ chức kỳ thi năm nay diễn ra sáng 20/9.
-
Giáo dục2 ngày trướcViệc sắp xếp môn học liên kết xen kẽ môn học chính khiến phụ huynh không thể không "tự nguyện" dù về nguyên tắc họ có quyền từ chối cho con tham gia.
-
Giáo dục2 ngày trướcPhụ huynh than trời vì không chỉ có đồng phục quần áo, mà đến cả ba lô, hay thậm chí cả nhãn vở, bảng viết cũng phải "theo quy định" của trường.
-
Giáo dục2 ngày trướcĐại diện Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ GD&ĐT lý giải về đề xuất đưa giáo viên mầm non vào ngành nghề độc hại, được nghỉ hưu sớm.
-
Giáo dục2 ngày trướcKhông phải phụ huynh nào cũng hiểu chuyện và "được lòng" giáo viên.
-
Giáo dục2 ngày trướcKhông thấy ánh mặt trời, không phân biệt ngày đêm, mô hình "sleep box" (hộp ngủ), đang đặt ra những lo ngại về an toàn cháy nổ và rủi ro sức khỏe của người trẻ.
-
Giáo dục3 ngày trướcDù bỏ ra số tiền khá lớn để sắm đồng phục cho con, song, nhiều phụ huynh cảm thấy thất vọng vì chất lượng trang phục kém.