- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nam sinh 14 tuổi vào vai Chủ tịch 'Quốc hội trẻ em' là ai?
“Chủ tịch” phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” là một học sinh lớp 8, gây ấn tượng bởi sự điều hành đĩnh đạc, tự tin, khả năng ăn nói lưu loát, dõng dạc.
Sáng nay, phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II, năm 2024 khai mạc tại Hội trường Diên Hồng - Nhà Quốc hội. Điều hành phiên họp là Chủ tịch "Quốc hội trẻ em" Lê Gia Vinh, một học sinh lớp 8 đến từ Đồng Nai.
“Chủ tịch” phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” gây ấn tượng bởi sự điều hành đĩnh đạc, tự tin, khả năng ăn nói lưu loát, dõng dạc. Năm nay, Gia Vinh 14 tuổi, học sinh lớp 8/5, trường THCS Hùng Vương (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai). Vinh cao 1m74, có niềm yêu thích đặc biệt với môn Văn và môn tiếng Anh.
“Vì yêu thích 2 môn học này mà nhiều đêm em học muộn, bố mẹ phải giục đi ngủ”, Gia Vinh chia sẻ. Chủ tịch “Quốc hội trẻ em” cũng có niềm đam mê với sáng tạo, sáng chế các sản phẩm, nhiều lần đạt giải thưởng Sáng tạo Thanh Thiếu niên, Nhi đồng tỉnh Đồng Nai.
Chủ tịch "Quốc hội trẻ em" Lê Gia Vinh phát biểu khai mạc phiên họp sáng 28/9. Ảnh: Xuân Tùng
Lê Gia Vinh cho biết, để được chọn đảm nhận vị trí đặc biệt này, em đã phải trải qua rất nhiều vòng phỏng vấn, kiểm tra kiến thức, kỹ năng khắt khe từ ban tổ chức phiên họp.
Trong đó, có thử thách viết bài khai mạc, bế mạc của một phiên họp Quốc hội, cũng như khả năng chất vấn, trả lời chất vấn. Qua đó, ban tổ chức đánh giá được năng lực, khả năng điều hành, kỹ năng phân tích, tổng hợp của nam sinh đến từ Đồng Nai.
“Khi nhận được thông báo em sẽ đảm nhận vị trí Chủ tịch phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II, năm 2024, em đã vỡ oà cảm xúc vui mừng, hạnh phúc, tự hào xen lẫn lo lắng, hồi hộp, bởi đây là một trọng trách rất lớn, trong quá trình điều hành, chỉ cần một sơ suất nhỏ sẽ ảnh hưởng đến cả phiên họp. Em luôn tự dặn mình phải cố gắng hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ để không phụ lòng tin yêu của mọi người”, Vinh chia sẻ.
Phiên khai mạc phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II, năm 2024. Ảnh: Xuân Tùng
Gia Vinh cho biết, để đóng vai Chủ tịch “Quốc hội trẻ em”, em đã tham khảo tìm hiểu rất kỹ lưỡng về các đường lối, quyết định, các chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành liên quan trẻ em.
Cùng đó, em cũng tiếp xúc với “cử tri trẻ em” ở tỉnh Đồng Nai để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của trẻ em. Đặc biệt, em tìm hiểu, nghiên cứu rất kỹ thực trạng, nguyên nhân, giải pháp về 2 chủ đề của phiên họp là “Phòng, chống bạo lực học đường” và “Phòng, chống tác hại của thuốc lá, chất kích thích, nhất là trong môi trường học đường”.
Đây là những vấn đề nóng đang diễn ra trong đời sống học đường, tác động tiêu cực đến học sinh. Những vấn đề này được đưa vào phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II, để các “nghị sĩ nhí” thảo luận, hiến kế giải pháp nhằm đẩy lùi bạo lực học đường, sử dụng chất kích thích, thuốc lá điện tử.
''Khối lượng công việc liên quan đến phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” rất lớn, đầy áp lực nhưng em nghĩ áp lực tạo kim cương. Em luôn nỗ lực cố gắng hết mình để biến áp lực thành động lực, giúp bản thân vượt qua các thử thách hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình”, Chủ tịch “Quốc hội trẻ em” Lê Gia Vinh chia sẻ.
Lê Gia Vinh - Chủ tịch phiên họp giả định Quốc hội trẻ em
Gia Vinh cho biết, em ước mơ sau này sẽ trở thành một nhà ngoại giao tài giỏi. Trải nghiệm lần này giúp em hoàn thiện kỹ năng trình bày, kỹ năng nói, viết, trang bị hành trang về kiến thức vững vàng, để chinh phục ước mơ trong tương lai.
Với những trải nghiệm thú vị tại phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II, năm 2024, Lê Gia Vinh mong muốn lan toả thông điệp: “Chúng ta phải ngăn chặn bạo lực học đường, nói không với sử dụng chất kích thích, thuốc lá điện tử trong môi trường học đường. Bên cạnh đó, em cũng muốn nói với các bạn rằng, chúng ta hãy tham gia tích cực các hoạt động của Đoàn, Đội, đây là môi trường lý tưởng bạn trẻ, rèn luyện phát triển toàn diện bản thân”.
|
Theo Tiền Phong
-
Giáo dục1 giờ trướcBan lãnh đạo ĐH Bách khoa quyết định dừng ngay hợp đồng với đơn vị cung cấp suất ăn hiện tại và chuyển sang đơn vị khác để bữa ăn của tân sinh viên đang học Giáo dục quốc phòng đảm bảo định lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
-
Giáo dục3 giờ trướcĐến tận cuối tháng 3 thí sinh mới biết kết quả bốc thăm chọn môn thi thứ 3, trước kỳ thi vào lớp 10 chỉ hơn 2 tháng, làm sao các em đủ thời gian ôn luyện?
-
Giáo dục5 giờ trướcThủ tướng yêu cầu Bộ GD-ĐT rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định về tuyển sinh theo hướng tăng cường công khai, minh bạch, giảm áp lực
-
Giáo dục5 giờ trướcTrước khi giành tấm huy chương vàng môn Toán tại kỳ thi Olympic Toán và Khoa học quốc tế (IMSO) năm nay, Phương Thảo từng giành huy chương bạc ở môn Khoa học, cũng tại kỳ thi này vào năm ngoái.
-
Giáo dục5 giờ trướcĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, một số thông tin báo chí phản ánh xung quanh chất lượng bữa ăn trong 2 tuần học giáo dục quốc phòng là đúng sự thật.
-
Giáo dục15 giờ trướcCác thủ quỹ, giáo viên Trường THPT Quang Trung (Bình Thuận) bị Thanh tra chỉ ra nhiều sai phạm trong thực hiện các khoản thu, có dấu hiệu chiếm đoạt
-
Giáo dục16 giờ trướcLý giải về đề xuất bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho rằng, nếu cố định môn thi có thể khiến học sinh học lệch, học tủ.
-
Giáo dục17 giờ trướcNhiều chuyên gia, giáo viên không ủng hộ phương án bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10 năm tới, hầu hết đều đề xuất nên cố định môn thi để học sinh thuận lợi ôn tập.
-
Giáo dục22 giờ trướcBộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến, từ năm 2025, các địa phương có thể chọn thi tuyển vào lớp 10 với 3 môn gồm: Toán, Ngữ văn và 1 môn được bốc thăm ngẫu nhiên.
-
Giáo dục1 ngày trướcHình thức làm bài trên máy tính được bổ sung cho tất cả các cấp độ thi chứng chỉ tiếng Anh PEIC tại Việt Nam.
-
Giáo dục1 ngày trướcTại sao lại phải để yếu tố may rủi ảnh hưởng đến các thí sinh vốn đã chịu quá nhiều áp lực; thi vào lớp 10 đâu phải là trò bốc thăm trúng thưởng hay xổ số.
-
Giáo dục1 ngày trước4 thí sinh giành xuất vào chơi ở trận chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia 2024 đến từ các trường THPT của các tỉnh Phú Yên, Gia Lai, Thừa Thiên Huế và Hà Nội.
-
Giáo dục1 ngày trướcBộ GD&ĐT lấy ý kiến về phương án thi tuyển lớp 10 với ba bài thi, trong đó có Toán, Ngữ văn và môn thứ 3 do Sở GD&ĐT của các địa phương bốc thăm đã có nhiều ý kiến trái chiều.
-
Giáo dục1 ngày trướcTỉnh Lào Cai sau 5 năm thí điểm đã chính thức quyết định học 5 ngày/tuần đối với khối THCS. Mới đây, Sở GD-ĐT tỉnh Lào Cai đã chia sẻ riêng với VietNamNet về cách làm và hiệu quả trong việc áp dụng chính sách nêu trên.