- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nam sinh được trường mời giảng dạy khi mới 9 tuổi, chế tạo tên lửa ở tuổi 11
Ở tuổi 11, Nghiêm Hoằng Sâm, học sinh một trường tiểu học ở Thiệu Hưng (Chiết Giang, Trung Quốc), gây ấn tượng vì khả năng tự viết code (mã) để chế tạo tên lửa.
Nghiêm Hoằng Sâm hiện là học sinh một trường tiểu học ở Thiệu Hưng, Chiết Giang (Trung Quốc). Dù còn nhỏ tuổi nhưng cậu bé lại sở hữu khối kiến thức về khoa học vũ trụ rất phong phú, đặc biệt là chế tạo tên lửa.
Bố của nam sinh cho biết, đam mê của con trai với tên lửa và thiên văn học bắt đầu từ chuyến đi du lịch ở tuổi lên 4. Trong chuyến đi chơi này, Hoằng Sâm được đến thăm trung tâm phóng tên lửa và tận mắt chứng kiến tên lửa Trường Chinh 2 (Long March 2) cất cánh.
Trở về sau chuyến đi, Hoằng Sâm bắt đầu tìm các video liên quan đến tên lửa để xem. Lớn hơn, cậu bé dành nhiều thời gian nghiên cứu về hàng không vũ trụ, đọc sách, tự tìm hiểu kiến thức Vật lý, Hóa học và các lĩnh vực khác.
Ở tuổi 11, Nghiêm Hoằng Sâm chế tạo tên lửa làm bằng nhiên liệu rắn. (Ảnh: Baidu)
Để nuôi dưỡng niềm đam mê này, bố mẹ biến phòng khách thành nơi nghiên cứu tên lửa của Hoằng Sâm. Sau hơn 10 tháng nghiên cứu, tháng 6/2023, Hoằng Sâm thực hiện phóng chiếc tên lửa đầu tiên của mình làm bằng nhiên liệu rắn. Tuy nhiên, khi phóng lên, tên lửa không bung dù và các phần còn lại cũng hỏng.
Thất bại trong lần phóng đầu tiên, Hoằng Sâm không nản lòng. Lúc này, cậu bé dành thời gian tìm hiểu nguyên nhân xảy ra sự cố. "Chất nitrocellulose không nổ như em mong đợi, lò xo và pin lithium cũng hỏng, ngoài ra còn một số vấn đề về kết nối thân tên lửa", nam sinh nói. Hiện, Hoằng Sâm vẫn trong quá trình sửa lại "đứa con tinh thần" và dự định phóng lại thời gian tới.
Khi quyết định chia sẻ hành trình khám phá tên lửa của con trai, gia đình Hoằng Sâm gặp không ít ý kiến trái chiều cho rằng đây là dàn dựng. Chia sẻ với People.cn, bố nam sinh cho biết: "Nhiều người nghĩ tôi giúp con thiết kế, nhưng tôi không biết gì. Con tự học lập trình máy tính, Vật lý, Hóa học, lý thuyết hàng không vũ trụ và mạch điện tử qua các khóa học trực tuyến".
"Tôi làm trong ngành du lịch còn vợ là giáo viên Tiếng Anh. Chúng tôi không hiểu những thứ thằng bé học. Dù không hiểu về hàng không vũ trụ nhưng tôi sẽ đồng hành cùng con", bố nam sinh chia sẻ. "Là cha mẹ, chúng tôi luôn ủng hộ ước mơ của con. Nếu con gặp khó khăn về kỹ thuật không thể giải quyết, tôi sẽ tìm đến các chuyên gia giúp đỡ", ông nói tiếp.
Ngoài khả năng viết code để chế tạo tên lửa, ở tuổi 11, Hoằng Sâm còn vượt qua kỳ thi lập trình C++ cấp độ 4 và lập trình Python cấp độ 2. Nam sinh cũng thành thạo trong việc sử dụng công nghệ in 3D. Bên cạnh đó, thành tích học tập trên lớp của Hoằng Sâm cũng tương đối ấn tượng. Bố Hoằng Sâm cho biết, chưa bao giờ phải lo lắng về điểm số của con: "Thành tích của con luôn nằm trong top đầu lớp".
Bố nam sinh tiết lộ thêm, Hoằng Sâm đã có kế hoạch cụ thể cho tương lai. Cậu bé đặt mục tiêu đỗ vào 1 trong 7 đại học quốc phòng hàng đầu Trung Quốc. Khi được hỏi, có tiếc không nếu tương lai con trai không học chế tạo tên lửa, ông cho biết: "Đứa trẻ nào cũng có đam mê riêng, việc bố mẹ nên làm là hỗ trợ, khuyến khích và cho phép con trải nghiệm điều mới mẻ để khám phá ra tiềm năng của bản thân".
Trước đó, hồi tháng 7/2022, Hoằng Sâm cũng gây xôn xao trên mạng xã hội, khi chỉ ra điểm sai trong bộ phim tài liệu giới thiệu về tên lửa tại cung thiên văn ở Lhasa, Tây Tạng (Trung Quốc). Theo đó, tên lửa Trường Chinh 3 bị gọi nhầm thành tên lửa Trường Chinh 5.
Sau đó, Hoằng Sâm đã được nhà trường mời lên giảng bài về khoa học vũ trụ cho các bạn cùng trường tại lễ khai giảng. Điều này đã giúp các học sinh tăng cường sự quan tâm và yêu thích về khoa học vũ trụ hơn.
Theo VietNamNet
-
Giáo dục15 giờ trướcHiện có nhiều trường đại học trên cả nước đào tạo ngành Y với đội ngũ giảng viên có nhiều năm kinh nghiệm và chương trình học chất lượng.
-
Giáo dục15 giờ trướcTrường THPT Nông Cống 2 (Thanh Hóa) vừa có quyết định đuổi học 1 năm đối với 4 nữ sinh "đánh hội đồng" bạn học cùng trường gãy đốt sống cổ.
-
Giáo dục20 giờ trướcKhông chỉ có thầy cô giáo dạy thêm, nhiều sinh viên tại các trường đại học cũng lựa chọn đi làm gia sư để kiếm thêm thu nhập.
-
Giáo dục22 giờ trướcTính đến nay có 15 trường ngành Quân đội được Bộ Quốc phòng giao tuyển sinh hệ dân sự trở lại sau nhiều năm tạm dừng.
-
Giáo dục23 giờ trướcNgay khi trường thông báo dừng dạy thêm, không tổ chức học thêm các buổi chiều, phụ huynh chật vật tìm đủ cách để gửi con.
-
Giáo dục1 ngày trướcViệc ra đề kiểm tra, đánh giá thường xuyên định kỳ phải phù hợp chương trình giáo dục phổ thông mới, không gây áp lực học thêm cho học sinh.
-
Giáo dục1 ngày trướcTP HCM kiên quyết không để xảy ra việc dạy thêm, học thêm không đúng quy định trong và ngoài nhà trường.
-
Giáo dục1 ngày trướcSở GD-ĐT Hà Nội đã có công văn về việc tăng cường công tác phòng, chống rét cho học sinh.
-
Giáo dục1 ngày trướcHoạt động dạy thêm, học thêm tiếp tục nóng lên trên các diễn đàn khi Thông tư 29/2024 do Bộ GD&ĐT ban hành chính thức có hiệu lực.
-
Giáo dục1 ngày trướcBạn hãy thử sức với phép tính trong chương trình Đường lên đỉnh Olympia, từng làm khó cả 4 thí sinh.
-
Giáo dục2 ngày trướcGiáo viên bị hiệu trưởng kỷ luật buộc thôi việc. Sau đó, quyết định kỷ luật bị thu hồi nhưng đến nay chưa được phân công trở lại làm việc.
-
Giáo dục2 ngày trướcBộ GD&ĐT cấm dạy thêm hoàn toàn các môn văn hóa đối với học sinh tiểu học, giáo viên tâm tư vì giảm thu nhập, lo chất lượng học sinh yếu kém. Trong khi đó, nhà trường yêu cầu giáo viên viết đơn cam kết, không vi phạm quy định dạy thêm.
-
Giáo dục2 ngày trướcQuy định cấm dạy thêm cho học sinh tiểu học, trừ bồi dưỡng về nghệ thuật, thể thao... tại Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT khiến không ít giáo viên có lớp rèn chữ đẹp, dạy kỹ năng tiền tiểu học lo lắng. Vậy hoạt động này có vi phạm quy định không?
-
Giáo dục3 ngày trướcDo vướng phải khó khăn, sau 15 năm hoạt động, Trường Quốc tế Sài Gòn Pearl (TPHCM) sẽ đóng cửa khi kết thúc năm học 2024-2025 này.