- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nam sinh mồ côi cha, mẹ bị tật nguyền: Đỗ đại học nhưng em lo lắm
Em A Quê, học sinh Trường Phổ thông DTNT THPT huyện Kon Plông (Kon Tum) vỡ oà cảm xúc sau khi tra cứu điểm thi tốt nghiệp. Tổng điểm lên đến 25,75, riêng môn Địa lý đạt điểm tối đa nhưng ánh mắt của cậu học trò này toát lên sự âu lo khi nhắc đến việc học đại học.
Đạt điểm 10 nhờ sơ đồ tư duy
A Quê có điểm khối C00 đạt 25,75 (Địa lý 10; Ngữ văn 7,25; Lịch Sử 8,5) chưa tính điểm ưu tiên.
A Quê chia sẻ, sau kỳ thi đã tự mình tra cứu đáp án trên một số trang mạng, điểm số môn Địa lý chỉ trên 9. Tuy nhiên đến ngày Bộ GD&ĐT công bố điểm thi tốt nghiệp THPT, em bất ngờ nhận điểm 10 môn Địa lý. Vỡ oà cảm xúc, em liền báo cho mẹ, các chị lẫn thầy cô và bạn bè.
A Quê đạt 25,75 điểm nhưng lo lắng không có tiền nhập học. |
Chia sẻ về phương pháp học tập môn Địa lý, A Quê cho rằng, ngoài những giờ học trên lớp, bản thân đã rèn luyện tư duy, phương pháp xem bản đồ thuần thục, nắm rõ các ký hiệu để đọc bản đồ một cách nhanh chóng. Đặc biệt, em đã hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy để nắm vững nội dung cốt lõi. Bên cạnh đó, A Quê còn tham khảo, luyện thêm đề thi của những năm trước.
“Luyện đề nhiều giúp em rèn luyện được kỹ năng, tránh những sai sót đáng tiếc. Không những thế, bạn bè, các cô giáo cũng đã truyền cảm hứng cho em rất nhiều trong việc học tập. Nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn cảnh để có thành quả như ngày hôm nay”, A Quê xúc động.
Nung nấu ước mơ trở thành giáo viên khi bước vào cấp 3, A Quê dự định nộp nguyện vọng vào ngành Sư phạm Địa lý, Trường ĐH Quy Nhơn. Tuy nhiên, con đường đến với giảng đường đại học của A Quê còn lắm gian nan.
Hàng xóm đến chung vui cùng gia đình em A Quê |
“Học Sư phạm vừa là ước mơ từ lâu, vừa giúp em tiết kiệm chi phí cho gia đình. Sau khi tốt nghiệp ra trường, em hy vọng bản thân có công việc ổn định để phụ bà trả khoản nợ, lo cho 2 em ăn học đến nơi đến chốn và báo hiếu bà, mẹ cùng người dì bao năm qua đã nuôi dạy em khôn lớn”, em A Quê tâm sự.
Mồ côi cha, mẹ bị tật nguyền
Khi nhắc đến việc học đại học, ánh mắt của cậu học trò A Quê bỗng dưng buồn hẳn. Cậu sinh ra trong gia đình miền núi có 4 chị, cha mất sớm vì bệnh hiểm nghèo, còn mẹ liệt 2 chân không thể đi lại. Kể từ đó, mẹ cùng chị em A Quê về sống với bà ngoại Y Tút và dì.
Trong căn nhà cũ, 6 miệng ăn dựa vào ít ruộng lúa nên bà ngoại và dì của A Quê phải đi làm thuê đủ nghề. Vào những lúc rảnh rỗi, chị em A Quê cũng đi làm thuê để có thêm cái ăn.
Gia cảnh cơ cực, lên cấp 3, A Quê học ở Trường Phổ thông DTNT THPT huyện Kon Plông. Thương gia đình, A Quê luôn dặn mình phải cố gắng học hành. Không phụ sự kỳ vọng của gia đình, 3 năm liền em đạt học sinh giỏi của trường. Tháng 4/2024, A Quê vinh dự được kết nạp và đứng vào hàng ngũ của Đảng.
Căn nhà cũ, nơi sinh sống của gia đình 3 thế hệ |
Thầy Bùi Văn Quế - Phó hiệu trưởng Trường Phổ thông DTNT THPT huyện Kon Plông cho hay, học sinh tại trường đạt 100% đỗ tốt nghiệp THPT. Tại trường, có 2 học sinh đạt điểm 10 môn Địa lý và Giáo dục công dân. Trong đó, em A Quê xuất sắc đạt điểm 10 môn Địa lý.
"Dù hoàn cảnh khó khăn nhưng em luôn cố gắng, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống và học tập. Em A Quê là một trong những học sinh người dân tộc thiểu số tiêu biểu, cũng là tấm gương sáng để các bạn khác học tập, noi theo”, thầy Quế nói.
Theo Tiền Phong
-
Giáo dục39 phút trướcTheo Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Lang Chánh (Thanh Hóa), huyện đã thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng tuyển dụng giáo viên, tuy nhiên không có mấy người đến nộp hồ sơ.
-
Giáo dục56 phút trướcUBND quận 3, TP HCM kết luận chưa đủ cơ sở khoa học để xác định sự việc ở Trường THPT Lê Quý Đôn là một vụ ngộ độc thực phẩm
-
Giáo dục11 giờ trướcĐề văn về "lối sống phông bạt" này là đề kiểm tra giữa kỳ lớp 10A25; do giáo viên bộ môn ra theo sự thống nhất của tổ nhóm chuyên môn.
-
Giáo dục16 giờ trướcNăm nay, tôi phản đối việc tổ chức Halloween tại trường học của con gái, vì cô bé vốn rất mạnh dạn bỗng sinh tật sợ ma sau buổi lễ Halloween ở trường năm ngoái.
-
Giáo dục17 giờ trướcPhát hiện con gái có các vết bầm tím ở lưng và bị xước tai bất thường nên đã dò hỏi. Sau đó, xem camera mới biết con bị cô giáo đánh và giật tai nhiều lần.
-
Giáo dục19 giờ trướcKỳ thi tuyển sinh lớp 10 hằng năm tại TP HCM lâu nay thực hiện theo phương án thi 3 môn gồm ngữ văn, tiếng Anh và toán
-
Giáo dục19 giờ trướcMồ côi mẹ từ bé, căn bệnh suy tuyến yên khiến cơ thể nhỏ con hơn so với bạn bè nhưng em Nguyễn Công Bách đã vượt nghịch cảnh, chinh phục giấc mơ đại học.
-
Giáo dục20 giờ trướcSau 10 ngày xảy ra sự việc xô xát với một thầy giáo trong trường THCS Vạn Phong (huyện Diễn Châu, Nghệ An), hiện cô Nguyễn Thị Ng. vẫn tiếp tục xin nghỉ dạy ở nhà do tinh thần và sức khỏe chưa ổn định.
-
Giáo dục21 giờ trướcNhiều học sinh, du học sinh cho rằng, sau khi luyện thi, thậm chí lấy chứng chỉ đánh giá năng lực ngoại ngữ vẫn cần liên tục trau dồi, cải thiện các kĩ năng. Tiếng Anh không khó, học sinh chỉ cần đầu tư thời gian và công sức, có môi trường để thực hành.
-
Giáo dục21 giờ trướcLiên quan việc không có chỉ tiêu tuyển sinh nhưng Trường THPT Tô Hiến Thành (quận Hà Đông, Hà Nội) vẫn tuyển “chui” 174 học sinh lớp 10, ông Nguyễn Quang Tuấn, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, cho biết, đang tính phương án giải quyết theo hướng đảm bảo quyền lợi cho học sinh.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐề kiểm tra giữa kỳ I môn ngữ văn được cho là của một trường THPT đang gây tranh cãi khi chỉ có một câu hỏi bàn về lối sống phông bạt.
-
Giáo dục1 ngày trướcSau khi xác minh các vi phạm của cô N.T.V, giáo viên Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, UBND TP Ninh Bình (Ninh Bình) đã phê bình tập thể Ban giám hiệu nhà trường. Cô N.T.V đã được chuyển sang công việc khác và không còn đứng lớp.
-
Giáo dục1 ngày trướcLương giáo viên, giảng viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công mức cao nhất là 18,72 triệu đồng/tháng.
-
Giáo dục1 ngày trướcKhoảng 2/3 số giáo viên cho biết họ thường xuyên dùng các công cụ phát hiện nội dung do AI tạo ra để kiểm tra bài viết của sinh viên. Dù công cụ này có độ chính xác cao, vẫn có nhiều sinh viên bị "oan", dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.