Nền tảng giáo dục dẫn đến hành động đốn tim của cầu thủ, CĐV Nhật ở World Cup

Chiến thắng 2-1 ở Qatar của đội tuyển Nhật Bản trước tuyển Đức làm nức lòng người hâm mộ không chỉ bởi tài năng trên sân cỏ mà còn nhờ những hành động sau trận đấu của cả cầu thủ và cổ động viên Nhật.

Tuy nhiên, người làm cho người hâm mộ trên khắp thế giới kinh ngạc không phải chỉ có các cầu thủ Nhật Bản. 

Cho dù cổ vũ cuồng nhiệt và vui sướng vô cùng khi đội nhà chiến thắng, các cổ động viên trẻ người Nhật vẫn ở lại nhặt sạch rác trên khán đài với các dụng cụ được chuẩn bị chu đáo. Nếu chỉ một lần, nhiều người sẽ coi đây là sự “làm màu” tuy nhiên, nếu theo dõi kĩ ta sẽ thầy hầu như trận nào đội tuyển Nhật Bản thi đấu các cổ động viên đều làm như vậy. Công việc này đã thành một thói quen, một kỉ luật mang tính cộng đồng và tự giác cao. 

Nền tảng giáo dục dẫn đến hành động đốn tim của cầu thủ, CĐV Nhật ở World Cup-1

Hình ảnh CĐV Nhật Bản ở lại dọn dẹp khán đài sân Khalifa trước khi ra về

Khi đội tuyển quốc gia thắng trận, cổ động viên Nhật Bản cũng đổ ra đường hò reo ăn mừng chiến thắng. Tối qua, ở những khu phố lớn, sầm uất như khu vực Shibuya ở Tokyo, thanh niên Nhật đổ ra đường hò reo bày tỏ sự vui mừng cao độ. Tuy nhiên, trong men say chiến thắng, họ vẫn tuân thủ tốt các quy tắc ứng xử nơi công cộng và tránh làm ảnh hưởng tới những người lưu thông qua đường. Họ đã “đi bão” (đi bộ) một cách rất văn minh. 

Nhìn rộng ra, trước đó, người Nhật, đặc biệt là thanh niên đã từng làm cho cả thế giới kinh ngạc khi họ kiên nhẫn xếp hàng cả kilomet để chờ đổ xăng khi xảy ra thảm họa động đất-sóng thần năm 2011. Không có cướp bóc, không có chen lấn, xô đẩy. Người Nhật đi thuê nhà, sinh sống trên thế giới cũng đều được hàng xóm, chủ nhà đánh giá cao vì không gây ồn ào, không xả rác bừa bãi và tuân thủ tốt nội quy nơi mình sống. 

Sự hành xử văn minh nơi công cộng của người Nhật vì thế đã trở thành một giá trị, một sức mạnh mềm của Nhật Bản. 

Sức mạnh ấy đến từ đâu? Sẽ có nhiều câu trả lời khác nhau cho câu hỏi này nhưng không thể thiếu câu trả lời đến từ phương diện giáo dục.

Sau tháng 8 năm 1945, Nhật Bản tiến hành cải cách toàn diện để biến nước Nhật phát xít thành nước Nhật dân chủ. Cải cách giáo dục được tiến hành dựa trên nền tảng hiến pháp Nhật Bản 1946 với mục tiêu giáo dục nên những người công dân dân chủ của nước Nhật “hòa bình-dân chủ-tôn trọng nhân quyền”. Trong cuộc cải cách giáo dục này môn Nghiên cứu xã hội được coi là trọng tâm. Trong môn học này giáo dục đời sống, dựa trên và phát huy kinh nghiệm đời sống của trẻ em được coi trọng. Triết lý này kéo dài và duy trì đến ngày nay dù trải qua nhiều thăng trầm. 

Chính vì vậy mà từ gia đình, đến trường phổ thông (từ mầm tới đại học) những nội dung về giáo dục đời sống như ăn, mặc, ở, đi lại, ứng xử, giao tiếp với môi trường tự nhiên, xã hội được coi trọng và hướng dẫn rất cẩn thận. Khi học những nội dung này trẻ được học và thực hành hàng ngày thay vì chỉ đọc bài trong sách giáo khoa sau đó chọn đáp án đúng hoặc đưa ra câu trả lời nhắc lại những gì đã viết trong sách. Nếu lật giở chương trình của Bộ giáo dục Nhật Bản (gọi là bản Hướng dẫn học tập), sách giáo khoa hay đọc các thực tiễn giáo dục của giáo viên Nhật Bản ta sẽ nhận thấy rõ sự nhất quán trong nhận thức về vai trò, ý nghĩa của giáo dục đời sống. Chẳng hạn trong chương trình môn “Nghiên cứu xã hội” dành cho lớp 1 năm 1947, chủ đề đầu tiên mà trẻ sẽ học đã là “Để trở thành đứa trẻ tốt ở nhà và ở trường, chúng ta phải làm gì?”. Ta cũng có thể thấy hàng loạt các chủ đề có liên quan được tiến hành ở các lớp tiếp theo như “Chúng ta phải làm gì để sống an toàn và khỏe mạnh? (lớp 2), “làm thế nào để chúng ta có thể làm sạch và đẹp các thứ ở xung quanh mình?” (lớp 2), “Chúng ta phải làm gì để bản thân trở nên khỏe mạnh và được an toàn?”… 

Tất cả những nội dung này vẫn tiếp tục được duy trì cho đến hiện nay cho dù có sự thay đổi chút ít về tên gọi và phân phối thời gian. Từ những năm 90 của thế kỉ trước trở đi những nội dung học tập này đã được phân bố trong môn “Đời sống” dành cho học sinh lớp 1, 2 và sau đó được học sâu thêm trong các môn học khác như “Nghiên cứu xã hội”. 

Hoạt động câu lạc bộ mang tính tự trị cao cùng các sinh hoạt tập thể do học sinh tự chủ tiến hành trong trường học cũng góp phần thực hiện triết lý giáo dục đời sống và tạo ra nếp sống văn minh nói trên. 

Nhặt rác hay ăn mừng đúng cách là việc không khó xét ở phương diện kĩ thuật. Ai chẳng làm được. Nhưng ở phương diện tư duy, thói quen nó là điều chẳng dễ nhất là xét ở phương diện một cộng đồng. Muốn có nó, tất yếu phải nhờ vào giáo dục và thực hành liên tục, toàn diện nó trong một thời gian dài với hệ giá trị thống nhất. Trong chuyện này, người Nhật là một tấm gương đáng nể. 

Theo VietNamNet

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vietnamnet.vn/nen-tang-giao-duc-dan-den-hanh-dong-don-tim-cua-cau-thu-cdv-nhat-o-world-cup-2084204.html

Nhật Bản


Bộ xương khủng long dài bằng 2 xe buýt được bán đấu giá hơn 6 triệu USD
Một bộ xương khủng long Apatosaurus dài 21m, nặng hơn 22 tấn, được đặt tên là Vulcan, gần đây đã trở thành hóa thạch khủng long lớn nhất từng được bán đấu giá khi nó được mua với giá khoảng 6,4 triệu đô la tại một cuộc đấu giá ở Pháp.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.