Nếu con trai khóc, bố mẹ đừng vội mắng yếu đuối, hãy để con thể hiện cảm xúc bởi những nguyên nhân quan trọng sau

Con trai hay con gái đều có những cảm xúc giống nhau. Nếu muốn nuôi dạy con khỏe mạnh về cả thể chất và tinh thần, bố mẹ không nên ngăn cấm con thể hiện cảm xúc thật của bản thân.

Nhiều phụ huynh thường quan niệm con trai phải mạnh mẽ và tuyệt đối không được khóc lóc bởi đó là biểu hiện của sự yếu đuối. Tuy nhiên theo các nhà tâm lý học, việc không được thể hiện cảm xúc sẽ khiến các bé trai gặp phải nhiều vấn đề về tâm lý vì trưởng thành.

Do đó, bố mẹ cần để cho con thể hiện, phát triển tự nhiên về mặt cảm xúc. Dưới đây là những nguyên nhân tại sao:

1. Con trai hay con gái đều có cảm xúc như nhau

Không ít người quan niệm rằng, khóc lóc chỉ hợp với con gái bởi con gái luôn yếu đuối và có tâm hồn mong manh, nhiều cảm xúc hơn so với con trai.

Thực tế, cả con trai và con gái đều phải đối phó với những cảm xúc giống nhau. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Tạp chí Greater Good, các cậu bé thường bị hạn chế về mặt cảm xúc. Chỉ một số cảm xúc của con trai được bố mẹ cho phép thể hiện như vui mừng, tức giận,… Còn nỗi buồn, sự tổn thương thì thường bị xem nhẹ và bỏ qua.

Nếu con trai khóc, bố mẹ đừng vội mắng yếu đuối, hãy để con thể hiện cảm xúc bởi những nguyên nhân quan trọng sau-1Con trai hay con gái đều có cảm xúc như nhau.

2. Kìm nén cảm xúc có thể dẫn đến những hành vi tiêu cực

Việc phải kìm chế cảm xúc, cố gắng che giấu tâm trạng có thể khiến con trai gặp phải những vấn đề về sức khỏe tinh thần như uất ức, trầm cảm. Không chỉ vậy, một số nghiên cứu cho thấy những người đàn ông phải kìm nén cảm xúc lâu ngày thường có xu hướng bạo lực, lạm dụng chất gây nghiện.

Điều này là bởi người đàn ông thiếu hụt kỹ năng điều chỉnh cảm xúc trong quá trình trưởng thành. Một số công trình nghiên cứu gần đây của các nhà tâm lý học đã chỉ ra những lợi ích khi con người được trải nghiệm đa dạng cảm xúc, cả tiêu cực và tích cực.

Nếu con trai khóc, bố mẹ đừng vội mắng yếu đuối, hãy để con thể hiện cảm xúc bởi những nguyên nhân quan trọng sau-2


Theo đó, tâm trí con người giống như một hệ sinh thái trừu tượng. Hệ sinh thái càng đa dạng thì chúng ta càng được lợi. Kết quả từ những người trưởng thành tham gia nghiên cứu cho thấy: Ai có trải nghiệm cảm xúc đa dạng thì ít xuất hiện triệu chứng trầm cảm hơn. Có thể nói, cảm xúc đa dạng đóng vai trò kim chỉ nam trên bản đồ trải nghiệm của con người.

3. Ức chế cảm xúc ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe tâm thần

Tiến sĩ, nhà trị liệu tâm lý học nổi tiếng người Mỹ James O'Neil đã thực hiện một nghiên cứu về cuộc sống của những người đàn ông trong nhiều năm. Kết quả cho thấy, những người bị hạn chế về mặt cảm xúc thường gặp phải rất nhiều vấn đề về sức khỏe tinh thần như: căng thẳng, lòng tự trọng thấp, trầm cảm, luôn tỏ ra lo lắng trước mọi thứ xung quanh. Không chỉ vậy, họ còn có thái độ tiêu cực khi tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác.

Nếu con trai khóc, bố mẹ đừng vội mắng yếu đuối, hãy để con thể hiện cảm xúc bởi những nguyên nhân quan trọng sau-3Ức chế cảm xúc ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe tâm thần.

4. Khóc sẽ giúp xây dựng khả năng phục hồi cảm xúc

Tiến sĩ tâm lý học người Canada - Deborah MacNamara – tác giả cuốn sách nổi tiếng "Nghỉ ngơi, Chơi, Phát triển: Tạo cảm giác cho trẻ mẫu giáo" cho rằng: Việc cho trẻ nhỏ đối mặt với nhiều loại cảm xúc sẽ giúp chúng học được cách phục hồi tâm lý. Trẻ sẽ học cách đối phó với những cảm xúc tiêu cực, sự căng thẳng và các vấn đề trở ngại trong cuộc sống.

Theo Trí Thức Trẻ

Xem link gốc Ẩn link gốc http://ttvn.toquoc.vn/gia-dinh/neu-con-trai-khoc-bo-me-dung-voi-mang-yeu-duoi-hay-de-con-the-hien-cam-xuc-boi-nhung-nguyen-nhan-quan-trong-sau-22202013314102349.htm

tâm lý trẻ

Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.