- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nghịch lý, giáo viên mầm non vất vả nhất nhưng lương thấp nhất
Tổng kết năm học 2023-2024 chuẩn bị cho năm học mới, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn khẳng định, giáo dục mầm non là bậc học có nhiều cái nhất, từ khó khăn về cơ sở vật chất đến đội ngũ. Năm học qua, mầm non thiếu khoảng 50.000 giáo viên và đây cũng là bậc học gian nan khi giáo viên vất vả nhất nhưng đồng lương thấp nhất, dẫn đến số lượng nhà giáo bỏ nghề nhiều nhất.
Thiếu 50.000 giáo viên
Tại Phiên họp Uỷ ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, diễn ra ngày 4/8, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Kim Chi chia sẻ, bên cạnh những thành tựu, giáo dục mầm non vẫn là bậc học còn nhiều hạn chế, tồn tại.
Đó là chương trình chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và chưa liên thông với Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Toàn quốc thiếu khoảng 50.000 giáo viên mầm non.
Mạng lưới trường, lớp chưa đáp ứng nhu cầu đi học của trẻ. Năng lực đáp ứng nhu cầu huy động trẻ của mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non còn hạn chế. Tỉ lệ huy động trẻ nhà trẻ mới đạt 32,1%, trẻ mẫu giáo 3 - 5 tuổi mới đạt 93,1%. Hiện có khoảng gần 300.000 trẻ em mẫu giáo 3 - 4 tuổi chưa được đến trường, chủ yếu ở vùng khó khăn, vùng núi cao, vùng sông nước Đồng bằng Sông Cửu Long.
Cũng theo bà Chi, hệ thống trường mầm non công lập hiện nay chưa đủ điều kiện để nhận thêm trẻ. Trường ngoài công lập khó phát triển ở nhiều nơi, đặc biệt ở những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
Tại các khu vực có khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị đông dân cư, phần lớn trẻ em con công nhân, con của người lao động đang được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong các cơ sở độc lập với điều kiện về chất lượng còn nhiều hạn chế.
Chưa kể, trường lớp chưa đáp ứng để cô trò dạy học. Tính riêng cấp học mầm non, toàn quốc còn khoảng trên 5.000 phòng học nhờ, học tạm không đảm bảo an toàn; số phòng học kiên cố mới đạt khoảng 82%; thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi chưa đáp ứng yêu cầu, đặc biệt là ở những vùng khó khăn, miền núi.
Bên cạnh đó là đội ngũ giáo viên thiếu và yếu. Toàn quốc thiếu khoảng 50.000 giáo viên mầm non. Điều đáng nói, trong bối cảnh thiếu nhưng các địa phương vẫn thực hiện tinh giản biên chế viên chức là giáo viên mầm non.
Tình trạng giáo viên mầm non bỏ việc ngày càng nhiều và nghề giáo viên mầm non ngày càng ít hấp dẫn do thu nhập đang thấp nhất trong các cấp học. Nghịch lí là trong khi giáo viên chịu áp lực công việc cao nhất, thời gian làm việc trong ngày tại cơ sở giáo dục mầm non dài nhất, lên tới 9-12 giờ mỗi ngày.
Mục tiêu “công bằng” trong phát triển giáo dục mầm non chưa bảo đảm, khoảng cách vùng miền lớn khi có tới gần 41% trẻ em vùng khó chưa tiếp cận được giáo dục.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng, cần có giải pháp đột phá để thay đổi hiện trạng, thay đổi quan điểm đầu tư để có Chương trình giáo dục tốt, đảm bảo các điều kiện về đội ngũ, cơ sở vật chất, trường lớp để tất cả trẻ mầm non đều được tiếp cận giáo dục sớm.
Bất cập: Có chỉ tiêu nhưng khó tuyển dụng
Ở góc độ quản lý địa phương, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà cũng cho rằng, cần thiết đổi mới giáo dục mầm non và triển khai phổ cập cho trẻ từ 3-5 tuổi. Từ thực tiễn tại địa phương cho thấy, vấn đề cần quan tâm hiện nay là giải quyết thiếu việc giáo viên.
Theo bà Hà, giáo viên mầm non thiếu để dạy học ở các cơ sở giáo dục và dù có chỉ tiêu tuyển dụng hiện cũng không tuyển dụng được vì thiếu nguồn tuyển. “Để đáp ứng chất lượng dạy học, cần có giải pháp để có lộ trình đảm bảo số lượng, nâng cao chất lượng giáo viên”, bà Hà nói.
Ông Nguyễn Văn Thêm, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Bắc Giang cũng chia sẻ thực tế khó khăn hiện nay đến từ việc thiếu giáo viên. Do đó Sở GD&ĐT Bắc Giang kiến nghị cần có chế độ ưu đãi kịp thời đối với giáo viên trẻ mới ra trường nhằm thu hút nguồn nhân lực tham gia tuyển dụng để đảm bảo đủ định biên giáo viên/lớp theo quy định.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT yêu cầu cần có sự đổi mới trong nội bộ, sự quan tâm hơn trong nội bộ ngành với cấp mầm non.
Tại Hội nghị tổng kết năm học 2023-2024 chuẩn bị cho năm học mới 2024-2025, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định bậc giáo dục mầm non đang có nhiều “cái nhất”, đó là: thiếu cơ sở vật chất nhất, thiếu giáo viên nhất, tỉ lệ giáo viên/lớp thấp nhất, giáo viên nghỉ việc nhiều nhất, thu nhập của giáo viên thấp nhất, giáo viên áp lực nhất, các chính sách đầu tư cho cấp học ít nhất…
Do đó, trong năm học, giai đoạn tiếp theo cần quan tâm tới bậc học mầm non. Bởi chủ trương giáo dục phát triển con người toàn diện, trong đó đặc biệt chú ý đến phát triển nhân cách, đạo đức, tâm lý, tình cảm, thể chất… và hầu hết yếu tố quan trọng đều được hình thành ở bậc mầm non.
Tuy nhiên, cũng theo Bộ trưởng, vấn đề ở bậc mầm non còn rất thách thức khi kết quả khó tính đếm được về thành tích như các cấp học khác. Giáo viên bậc này việc nặng, lương thấp, áp lực nhiều dẫn tới thách thức chăm lo đội ngũ; mạng lưới giáo dục mầm non phân tán, đa dạng loại hình…
Bộ trưởng yêu cầu, cần có sự đổi mới trong nội bộ, sự quan tâm hơn trong nội bộ ngành với cấp mầm non. Trong đó, cần thực hiện mạnh mẽ cải cách hành chính để thiết thực giảm áp lực cho giáo viên, cán bộ quản lý bậc học mầm non. Các địa phương từng bước kiên cố hoá và hướng tới hiện đại hoá cơ sở vật chất đồng thời, tăng cường kiểm tra giám sát, đặc biệt là các nhóm lớp.
Theo Tiền Phong
-
Mưa lũ lớn ở miền BắcGiáo dục10 giờ trướcTrước tình trạng mưa lũ kéo dài gây ngập úng, nhiều trường phổ thông trên địa bàn TP Hà Nội đã cho học sinh học online ngay từ sáng nay (11/9) để bảo đảm an toàn.
-
Giáo dục10 giờ trướcSáng nay, nhiều nơi tại Hà Nội nước dâng cao khiến đường đến trường của học sinh trở nên vô cùng khó khăn.
-
Giáo dục11 giờ trướcNhóm trẻ lớp mầm non Vạn Xuân (Hoàng Mai, Hà Nội) bị tạm đình chỉ sau khi xảy ra việc một trẻ bị cô giáo xách tay và gia đình "tố" trẻ bị gãy chân sau khi đi học về.
-
Giáo dục20 giờ trướcChiều 10/9, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi công điện tới các Sở GD&ĐT chịu ảnh hưởng nặng nề từ mưa, lũ yêu cầu thực hiện loạt giải pháp đảm bảo an toàn cho giáo viên, học sinh đồng thời khắc phục hậu quả nặng nề từ cơn bão số 3.
-
Giáo dục1 ngày trướcTrước cảnh báo ngập lụt khu vực nội thành Hà Nội, nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh trong quá trình di chuyển từ trường về nhà, nhiều trường học quyết định cho nghỉ học sớm.
-
Mưa lũ lớn ở miền BắcGiáo dục1 ngày trướcSau khi bão Yagi (bão số 3) gây thiệt hại ở nhiều địa phương, mưa lũ lại tiếp tục khiến con đường đến trường của nhiều học sinh miền Bắc, trong đó có Hà Nội trở nên khó khăn.
-
Giáo dục1 ngày trướcHơn 110 trường ở Hà Nội vẫn cho học sinh nghỉ sau bão Yagi
-
Giáo dục1 ngày trướcĐại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Kinh tế quốc dân dự kiến giảm chỉ tiêu xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2025, trong khi Đại học Nha Trang bỏ hẳn phương thức này.
-
Giáo dục2 ngày trướcHồi lớp 9, cả lớp chỉ có em và một bạn khác không học thêm khi cô dạy tại nhà. Cô nhắn bố mẹ em ‘thôi đăng ký cho con học trường nghề luôn chứ thi vào 10 sao nổi!’.
-
Giáo dục2 ngày trướcTrận tuần mở đầu tháng 3 quý IV Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24 diễn ra gay cấn với tình huống thú vị mà được MC Khánh Vy nhận xét là “một trường hợp hiếm gặp”. Từ tình huống hiếm gặp này, nam sinh Hải Phòng Nguyễn Sỹ Quốc Khánh đã giành vòng nguyệt quế trận đấu.
-
Giáo dục2 ngày trướcSau bão số 3 (Yagi), 30 trường học trên địa bàn thành phố chưa bảo đảm an toàn để tổ chức dạy học trở lại từ ngày 9/9
-
Giáo dục2 ngày trướcKhi chỉ còn 18 phút nữa là kết thúc cuộc thi, chị Huyền đã không thể kìm lòng và nhắn cho Bách một tin nhắn dù biết con sẽ không đọc được. Nhưng người mẹ hy vọng sợi dây giao cảm sẽ mang đến điều kỳ diệu.
-
Giáo dục3 ngày trướcDo ảnh hưởng nặng nề của siêu bão Yagi (bão số 3), nhiều trường đại học khu vực phía Bắc thông báo cho học sinh học trực tuyến trong ngày mai 9/9.
-
Giáo dục3 ngày trướcTrong khi các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Bình quyết định cho học sinh trở lại trường ngay từ đầu tuần sau, các tỉnh, thành Hải Phòng, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình cho toàn bộ học sinh các cấp tiếp tục nghỉ học để ứng phó khẩn cấp sau bão Yagi.