- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nhà trọ biến thành lò lửa 40 độ C, sinh viên Hà Nội "tập kết" toàn bộ quạt trong phòng để tạo gió cũng không ăn thua
Giữa cái nắng như đổ lửa cùng nền nhiệt ngoài trời lên tới gần 40 độ C, nhiều sinh viên buộc phải tìm "trăm phương ngàn kế" để vượt qua giai đoạn khắc nghiệt này.
Giữa cái nắng như đổ lửa cùng nền nhiệt ngoài trời lên tới gần 40 độ C, nhiều sinh viên đang sống ở các khu nhà trọ lụp xụp với điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, hoặc "sang" hơn là ký túc xá của các trường ĐH buộc phải tìm "trăm phương ngàn kế" để vượt qua giai đoạn khắc nghiệt này.
Những ngày đầu tháng Bảy, từng trận nắng như đổ lửa bao phủ xuống đường phố khiến ai nấy đều cảm thấy mệt mỏi. Nền nhiệt tại Hà Nội mỗi lúc một tăng, có thời điểm lên tới hơn 40 độ C vào ban ngày, còn ban đêm cũng chẳng khá khẩm hơn là mấy.
Nhiệt độ đo được ngoài trời thời điểm 12h30 đã lên mức 45 độ C. Nhiệt kế được đặt trên nắp ô tô. Ảnh: Minh Nhân.
Đường phố vắng bóng người qua lại do nhiệt độ bên ngoài quá cao. Ảnh: Phương Thảo.
Để đối phó với thời tiết nắng nóng khắc nghiệt ấy, rất nhiều sinh viên đang thuê trọ ở các khu nhà lụp xụp, hoặc ký túc xá của các trường ĐH buộc phải vắt óc suy nghĩ. Các bạn tìm đủ mọi phương thức từ đơn giản tới phức tạp - bao gồm cả việc nằm vạ vật ở quán tiện ích, ra công viên hóng gió, và thậm chí gom tiền rủ nhau thuê nhà nghỉ có điều hòa nhằm chạy trốn cái nóng khủng khiếp như muốn thiêu đốt tất cả.
Sinh viên than trời, cầu mưa vì nóng mãi không thôi
Chỉ cần dạo một vòng Facebook, chắc hẳn những status đại loại như: "Nóng điên đảo, nóng vật vã, nóng như chưa bao giờ được nóng"; "Hà Nội ơi, xin hãy mưa dù chỉ một lần thôi!"; "Hãy trả lại mùa đông tươi đẹp cho tôi";… xuất hiện tràn lan trên bảng tin khiến bạn nhấn nút like không kịp. Kèm theo đó là chuỗi hình ảnh minh họa đầy chân thực về đời sống sinh viên trong những ngày chỉ có nắng và nóng.
Sinh viên lên mạng xã hội kêu than vì quá nóng. Ảnh chụp màn hình.
Ghi nhận tại khu ký túc xá trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền vào ngày 3/7, hàng chục sinh viên mặt đỏ như gấc, lưng áo ướt sũng mồ hôi đang vừa đi bộ sang quán tiện ích bên đường, vừa cố gắng hít thở bầu không khí ngột ngạt giữa buổi trưa hè. Họ buộc phải "di cư" sang nơi khác ngồi tạm vì ở phòng quá nóng, dù 5 chiếc quạt đã được bật hết công suất nhưng vẫn chẳng "xi nhê" gì.
"Ở phòng ký túc xá thực sự rất khó chịu. Trước đi học còn có điều hòa, giờ nghỉ hè rồi nên mấy đứa không về quê, vẫn bám trụ trên Hà Nội như chúng mình buộc phải tìm cách chống chọi với cái nóng tới quay cuồng đầu óc", bạn Hải Yến (sinh viên năm hai) chia sẻ.
Căn phòng ký túc xá chật chội với đồ đạc chất đống khiến không gian chung càng thêm phần ngột ngạt.
Nữ sinh mướt mồ hôi khi ngồi học bài.
Chiếc quạt cũng khó có thể xua tan cái nóng mùa hè...
Sinh viên ở ký túc xá khổ một thì những bạn đang thuê trọ bên ngoài còn khổ gấp mười lần. Tuy nhiên, do sống xa quê và điều kiện hạn chế nên họ đành chấp nhận tá túc giữa khu trọ với những dãy phòng dày đặc, lại phải chịu hơi nóng hầm hập từ mái nhà lợp tôn phả xuống.
Đồng thời, vì ra ngoài ăn uống tốn kém nên nhiều sinh viên vẫn cố gắng cắm cơm, đun nấu đồ ăn dưới nền nhiệt xấp xỉ 40 độ C. Bữa cơm của họ nhiều khi chan luôn cả mồ hôi mặn chát, ăn xong cũng chẳng thể ngủ nổi - cho dù có nằm hẳn xuống sàn rồi đắp khăn mặt ướt lên người. Trời thì nóng, mà căn phòng chỉ rộng chừng mười mét vuông nhưng có tới bốn, năm người cùng sinh hoạt chung thì quạt nào cho đủ?
Bạn Nguyễn Văn Đức (Sinh viên trường Đại học Thương mại, hiện đang thuê trọ ở phường Dịch Vọng hậu) chia sẻ: "Sinh viên xa nhà hầu như đều trải qua cảnh này. Nếu không may bị cắt điện vào buổi đêm, thì đúng chỉ có nước góp tiền thuê nhà nghỉ hoặc thức đến sáng vì nóng quá không ngủ nổi".
Những dãy trọ cấp 4 là nơi ở của rất nhiều bạn sinh viên.
Khu nhà trọ lụp xụp...
… với phần mái được lợp bằng tôn khiến nhiều bạn sinh viên phải than trời vì quá nóng bức.
Bật toàn bộ quạt chạy hết công suất cũng... không xi nhê
Để đối phó với thời tiết nắng nóng đỉnh điểm, nhiều sinh viên đã tìm được rất nhiều cách chống nóng hữu hiệu cho riêng mình. Phương thức đơn giản nhất được các bạn thực hiện là gập hết chăn chiếu lại, lau sàn thật sạch sẽ, bật quạt vù vù rồi nằm ngủ một giấc tới sáng.
Phải hôm nào nóng bức cực độ, họ đành "hy sinh" tấm thân mướt mồ hôi đi mua nguyên bịch đá to đùng đặt trước quạt, kèm thêm cả chậu nước mát nhằm làm dịu không khí bức bối trong phòng. Nhưng khi đá tan hết cũng là lúc các bạn sinh viên phải bật dậy vì khó chịu, vừa tắm xong mà người lại ướt sũng như lúc chưa tắm.
Tranh thủ lúc các bạn cùng phòng về quê, nam sinh này phải bật tới 3 cái quạt để tránh nóng.
Tuy nhiên, cũng có kha khá trường hợp đã lĩnh trọn hậu quả bi hài sau kế sách tránh nóng của mình. Điển hình là câu chuyện của bạn Phương Thảo (sinh viên năm cuối trường ĐH Thương mại).
Cô bạn kể lại: "Hôm đó, mình có múc nước đổ xuống sàn để làm giảm nhiệt độ trong phòng. Được khoảng mười phút, đúng lúc mình đang từ nhà tắm bước ra thì khu trọ bị mất điện. Trời thì tối, sàn nhà cũng trơn trượt nên mình được phen ngã sấp mặt. May mà người ngợm vẫn lành lặn, chỉ có điều bị lũ bạn ở chung trêu chọc nguyên cả buổi tối".
Đặt chậu nước trước quạt là cách đơn giản nhất để làm giảm nhiệt độ trong phòng.
Đúng như 36 kế trong binh pháp Tôn Tử: "Chuồn là thượng sách", hàng trăm sinh viên tại Hà Nội đã chọn cách ghé tới quán cà phê, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, hoặc bất cứ nơi nào có điều hòa mát rượi để tránh nóng tạm thời. Bởi vậy, những nơi này thường chật cứng toàn người là người, bàn ghế xếp lộn xộn vì ai cũng muốn tìm chỗ trống cho mình.
Trước cảnh tượng "quán chật người đông" như vậy, không ít bạn đành rủ nhau ra công viên hóng gió, mua cốc nước mía mát lạnh rồi ngồi tám chuyện tới tối muộn mới về: "Cứ tầm chiều tối, ăn cơm xong là bọn mình rủ nhau ra công viên Cầu Giấy (quận Cầu Giấy, Hà Nội) chơi. Ở đây không khí thoáng đãng, nhiều cây xanh, tuy độ mát chưa bằng điều hòa nhưng còn hơn về phòng chịu trận", hai bạn sinh viên trường Học viện Báo chí tuyên truyền nói.
Riêng ở khuôn viên trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cứ trưa đến là các bạn sinh viên lại tranh thủ tìm chỗ mát nằm ngủ, ngồi ôn bài hoặc vạ vật trước cửa các khu giảng đường chờ tới giờ vào lớp.
Năm nay, các cửa hàng tiện ích chỉ mở cửa tầng trên tới 12 giờ đêm để tránh tình trạng sinh viên ngủ vạ vật như các năm trước.
Lượng người tới mua nước uống, đồ ăn vặt ở các cửa hàng tiện lợi tăng cao.'
Các bạn sinh viên tranh thủ ra cửa hàng tiện ích ngồi điều hòa vào buổi tối.
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ (bao gồm cả thủ đô Hà Nội) và các tỉnh Trung Bộ đang trải qua những ngày nắng nóng đỉnh điểm. Tính từ đầu mùa hè tới giờ, đây là đợt nắng nóng nhất với nhiều điểm chạm mức trên 40 độ C.
Dự kiến, đợt nắng nóng gay gắt này sẽ kéo dài đến hết ngày 5/7 ở Đồng bằng Bắc Bộ và hết ngày 6/7 ở các tỉnh ven biển Trung Bộ. Riêng khu vực Hà Nội, nắng nóng gay gắt tiếp tục xảy ra trên diện rộng với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 37 đến 39 độ C, có nơi trên 39 độ C. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ C rơi vào khoảng thời gian từ 11 giờ trưa đến 16 giờ chiều.
Nếu không có việc gì quan trọng, các bạn sinh viên và người dân thủ đô nên hạn chế ra đường để đảm bảo sức khỏe cho bản thân.
Nắng nóng khiến nhiều sinh viên phải nhíu mày.
Không muốn ở phòng vì quá nóng, nhiều sinh viên đã tới sớm và ngồi đợi trước cửa khu giảng đường, mặc cho lưng áo ướt đẫm mồ hôi.
Nhiều bạn tìm chỗ râm mát để ngồi nghỉ
… hay thậm chí là tranh thủ ngủ trưa.
Theo Trí Thức Trẻ
-
Giáo dục3 giờ trướcNữ sinh 17 tuổi người Mỹ gốc Hàn đã vượt qua kỷ lục của anh trai mình để trở thành người trẻ nhất đỗ kỳ thi lấy bằng hành nghề luật sư tại bang California.
-
Giáo dục3 giờ trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
-
Giáo dục6 giờ trước"Khi thấy thầy, các con luôn miệng: "Chúng con chào cô giáo thầy Tú” khiến tôi phì cười. Thậm chí, trẻ bé hơn còn khoanh tay: "Con chào ông", thầy Đỗ Quang Tú - giáo viên mầm non duy nhất của huyện Thái Thuỵ (tỉnh Thái Bình), kể lại.
-
Giáo dục19 giờ trướcMức thu nhập tăng thêm hiện nay đối với giáo viên TPHCM cao nhất lên tới hơn 22 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, có 7 nhiệm vụ mà khi thực hiện giáo viên sẽ không được nhận khoản này.
-
Giáo dục22 giờ trướcChủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa kí quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2024 cho 614 ứng viên, trong đó có 45 Giáo sư và 569 Phó giáo sư.
-
Giáo dục1 ngày trướcLiên quan đến sự việc một nữ sinh bị đánh hội đồng dẫn đến gãy đốt sống cổ ở Thanh Hoá, phía nhà trường đã họp hội đồng kỷ luật, đình chỉ học đối với những học sinh đánh bạn.
-
Giáo dục1 ngày trướcMỗi học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Thái Sơn (TPHCM) đóng 20 nghìn đồng/tháng tiền nước uống. Sau 2 năm, nhà trường dư gần 200 triệu đồng ở khoản thu - chi này.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐại diện Trường THPT Tô Hiến Thành cho biết, hiện Sở GD-ĐT Hà Nội đã mở cổng thông tin điện tử và thêm thông tin của 174 học sinh bị tuyển sinh "chui" vào cơ sở dữ liệu của Trường THPT Văn Lang.
-
Giáo dục1 ngày trướcSong hành cùng cây nạng mỗi giờ lên lớp từng khiến thầy Bửu mặc cảm tự ti về bản thân, giờ trở thành nguồn động lực cho nhiều thế hệ học trò phấn đấu vươn lên.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐại biểu Quốc hội đề xuất bổ sung quy định nhà giáo không được chia sẻ điểm số của người học lên mạng xã hội, hay bình luận về những khuyết điểm của người học trước lớp.
-
Giáo dục1 ngày trướcDù đã hết thời gian tạm đình chỉ công tác nhưng hiệu trưởng Trường THCS Lê Văn Tám (Chư Prông, Gia Lai) vẫn không đến trường làm việc, khiến lương và các chế độ của giáo viên không được giải quyết.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐoạn clip dài gần 4 phút ghi lại cảnh học trò vùng cao mang những món quà giản dị như cua núi, gừng, hoa lá ven đường... tặng cô giáo, thu hút hơn 16 triệu lượt xem và nhận về nhiều phản hồi tích cực.
-
Giáo dục1 ngày trướcNhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Trung tâm Nhật ngữ Yuki tổ chức nhiều hoạt động và chương trình đặc biệt nhằm tri ân chân thành đến đội ngũ giảng viên tài năng và tận tâm, đồng thời mở rộng cơ hội cho các bạn trẻ.
-
Giáo dục1 ngày trướcTừng là cậu bé đi bán kem dạo ở thành phố Vinh, trở thành thầy giáo đi dạy cũng chỉ có một bộ quần áo lành lặn duy nhất để lên lớp, thầy Khang nói mình như một chiếc "lá rách", nhưng luôn có mục tiêu phấn đấu để trở thành một chiếc "lá lành", không những chỉ có thể lo cho mình mà còn giúp được cho nhiều người khác